Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất (ung thư biểu mô biệt hóa) vì tiến triển chậm. Tỷ lệ sống thêm sau 10 năm từ 80 đến 90%.
Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến nội tiết, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 9 trong số các loại ung thư ở nữ giới.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất (ung thư biểu mô biệt hóa) vì tiến triển chậm. Thậm chí khi đã có di căn hạch cổ hoặc di căn xa vẫn còn khả năng cứu chữa. Bệnh có thể phẫu thuật triệt căn và đáp ứng với điều trị I-131.
Tuy nhiên, đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%. Rất may là loại ung thư này hiếm gặp.
Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhìn chung tiên lượng của ung thư tuyến giáp là rất tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 45 t.uổi và có u kích thước nhỏ.
Đối với bệnh nhân trên 45 t.uổi, u kích thước lớn và xâm lấn thì tiên lượng vẫn khá tốt tuy nhiên tỷ lệ tái phát ở nhóm này cũng khá cao. Tiên lượng thường không tốt đối với bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn và điều trị I-131 bổ trợ. Tuy vậy, bệnh nhân có thể sống trong thời gian dài mặc dù vẫn có tâm lý nặng nề là người mang bệnh ung thư. Một điều cũng rất quan trọng nữa là bệnh nhân cần phải phối hợp với bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sau khi điều trị.
Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư tuyến giáp
Để phát hiện sớm bệnh thì người bệnh có thể dựa vào một số biểu hiện của bệnh như sau:
– Khối u ở cổ : Thường đàn ông có thể nhận biết được dấu hiệu này khi cạo râu và phụ nữ khi trang điểm sẽ nhìn rõ các triệu chứng này. Khối u mọc không bình thường ở cổ hoặc yết hầu có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp mà bạn nên đề phòng. Tuy nhiên có đến 90% khối u ở cổ là lành tính nhưng không phải vì thế mà bạn có thể chủ quan.
Các khối u này sẽ gây cảm giác đau đớn khó chịu khi nuốt. Đối với khối u lành tính khi nuốt thì chúng sẽ di chuyển lên xuống điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được.
– Khàn giọng : Với triệu chứng này thì người bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của viêm họng tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì người bệnh nên kiểm tra để biết chính xác tình trạng bệnh từ đó có cách khắc phục hiệu quả.
– Ho mãn tính : Biểu hiện này cũng không thể chắc chắn tình trạng mình mắc phải vì thế cần phải đi khám
– Nuốt khó : Khi các khối u phát triển to lên khiến cho khí quản bị chèn ép làm cho người bệnh có triệu chứng khó thở, khi nuốt cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Phẫu thuật
Ung thư tuyến giáp thường có thể điều trị bằng phẫu thuật. Các kỹ thuật bao gồm cắt một thùy và eo giáp trạng, cắt toàn bộ tuyến giáp. Một số trường hợp đã di căn hạch cổ, bạn cần được lấy bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch huyết quanh tuyến giáp.
Iod phóng xạ
Bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Các tế bào tuyến giáp (kể cả lành tính và ác tính) sẽ bắt nguồn phóng xạ này và bị t.iêu d.iệt. Chỉ khi bạn đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì chỉ định điều trị Iod phóng xạ mới được đặt ra.
Theo PGS.TS Ngô Thanh Tùng, phụ trách Trung tâm Y học hạt nhân, Bệnh viện K cho biết một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ bác sĩ thăm khám, tư vấn và thực hiện một số chỉ định khác để đ.ánh giá tình trạng suy giáp, bilan trước khi điều trị iod phóng xạ.
Điều trị hormone
Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc sau khi điều trị iod phóng xạ, bạn sẽ phải bổ sung hằng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
Xạ trị từ bên ngoài
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và xạ ngoài là nguồn xạ được đặt ngoài cơ thể. Vai trò của phương pháp này trong điều trị ung thư tuyến giáp còn hạn chế, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Hóa chất
Dùng thuốc để t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Phương pháp này ít có vai trò trong điều trị ung thư tuyến giáp.
Điều trị đích
Thường chỉ tác động đến tế bào ung thư, không diệt các tế bào lành và được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Đây là 3 loại ung thư nguy hiểm mà nếu vợ hoặc chồng mắc người còn lại cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe!
Ung thư hôn nhân là nghĩa là khi vợ và chồng cùng lúc mắc chung một loại ung thư hoặc mắc liên tiếp nhau.
Ung thư hôn nhân cũng là một dạng của “ung thư gia đình”.
Vợ chồng là mối quan hệ gần gũi, thân mật nhất, cùng nhau nếm trải ngọt bùi, nhưng trong nhiều trường hợp họ còn cùng mắc chung một loại ung thư.
Trường hợp số một
Ông Lưu, 67 t.uổi, sống tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, có sở thích ăn cá ướp muối
Năm 2016, do có các triệu chứng như đau bụng và có m.áu trong phân, ông Lưu đã cùng vợ đến bệnh viện và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối.
Theo lời khuyên của bác sĩ, vợ ông Lưu cũng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện ra mình cũng đang mắc bệnh ung thư đại trực tràng giống như chồng.
Trường hợp số hai
Chị Xiong 39 t.uổi và chồng 41 t.uổi, sống tại huyện Kỳ Xuân, Hồ Bắc. Hai vợ chồng họ có sức khỏe rất tốt, có chung sở thích ăn dưa muối.
Tháng 6/2019, cả hai đi khám sức khỏe theo lời mời của người thân trong quận, kết quả khiến họ bất ngờ – cả hai đều được chẩn đoán có u trong tuyến giáp.
Sau đó, theo lời khuyên của bác sĩ, họ tiến hành kiểm tra sâu và cho kết quả ung thư tuyến giáp.
Trường hợp số 3
Bà Chu 63 t.uổi, quê ở Hàng Châu. Trong 6 tháng qua, bà nhận thấy hình dạng phân của mình bắt đầu mỏng hơn bình thường nhưng cũng không mấy để ý.
Mãi đến một tháng gần đây, bà bị đau bụng và chướng bụng dai dẳng, chị đi khám tại bệnh viện thì bất ngờ được chẩn đoán là ung thư đại trực tràng. Đáng nói là chồng của bà Chu đó là ông Vương cũng đều xuất hiện các triệu chứng tương tự.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có khối u lớn trong trực tràng của ông Vương, sau khi nội soi đại tràng, bác sĩ khẳng định ông Vương cũng bị ung thư trực tràng giống vợ mình.
“Ung thư hôn nhân” là gì?
Theo bác sĩ Hu Runlei, phó trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực tại một bệnh viện ở Hàng Châu, Trung Quốc: Ung thư hôn nhân là nghĩa là khi vợ và chồng cùng lúc mắc chung một loại ung thư hoặc mắc liên tiếp nhau. Ung thư hôn nhân cũng là một dạng của “ung thư gia đình”.
Vào năm 2018, trong “Báo cáo Dữ liệu Ung thư Hoa Kỳ” từng đề cập khái niệm “ung thư gia đình”. Có nghĩa là, một người bị ung thư, các thành viên khác trong gia đình có thể mắc loại ung thư tương tự.
Tất nhiên là ung thư hoàn toàn không truyền nhiễm, và nó cũng không thể lây lan qua những cử chỉ tiếp xúc của người thân trong gia đình. Nguyên nhân chính dẫn đến “ung thư gia đình”, “ung thư hôn nhân” bắt nguồn từ việc họ đã sống cùng nhau, vì thế thường có cùng thói quen sống, bao gồm chế độ ăn uống và ngủ nghỉ…, như vậy họ sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với cùng một yếu tố gây ung thư.
Ngoài ra, một số loại virus gây ung thư như Helicobacter Pylori, virus viêm gan B, virus HPV… hoàn toàn có thể lây nhiễm trong quá trình chung sống.
Trên thực tế, khi bác sĩ đưa ra thuật ngữ “ung thư hôn nhân”, điều đó không có nghĩa là khi chồng bị ung thư thì vợ chắc chắn sẽ mắc, và ngược lại. Mục đích chính là để cảnh báo: Khi trong nhà có người mắc bệnh, bản thân mình cần phải đi khám sức khỏe để loại trừ nguy cơ, đồng thời nhìn nhận và nhanh chóng thay đổi những thói quen xấu.
3 loại “ung thư hôn nhân” phổ biến nhất
1. Ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi có mối liên hệ rất lớn với việc hút t.huốc l.á, khói thuốc và môi trường sống, nếu trong gia đình có một người hút thuốc thì các thành viên khác trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc và nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ tăng lên đáng kể.
Một khảo sát tại Nhật Bản cho thấy 35,8% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy phổi có liên quan đến t.iền sử gia đình. Ngoài ra, có 58,3% phụ nữ mắc ung thư biểu mô tế bào phế nang có t.iền sử gia đình.
Ngoài ra, môi trường sinh hoạt chung của vợ chồng như: bếp nấu ăn, các chất độc hại hình thành trong quá trình trang trí nhà cửa… cũng sẽ khiến vợ hoặc chồng mắc bệnh.
2. Ung thư gan
Ung thư gan là 1 loại” ung thư hôn nhân”, chủ yếu là vì virus viêm gan B và C có thể lây lan. Nếu không điều trị sớm, virus sẽ gây nên viêm gan mãn tính và gây xơ gan, thậm chí là ung thư gan…
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một vài hành động như dùng chung đồ cá nhân có chứa m.áu như dao cạo và bàn chải đ.ánh răng, quan hệ t.ình d.ục… là nguồn lây truyền virus hàng đầu.
3. Ung thư dạ dày
Khi vợ hoặc chồng mắc ung thư dạ dày thì người kia tốt nhất nên đi khám bệnh bởi nguyên nhân gây nên bệnh này chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm cho những người thân trong gia đình, đặc biệt là do vợ hoặc chồng qua những thói quen như ăn uống chung bát đũa, chấm chung bát nước chấm…
Nhiễm HP sẽ gây viêm loét dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa và gây nên ung thư gan hoặc ung thư dạ dày.
Nguồn: Thời báo sức khỏe, Bác sĩ gia đình, Nhật báo Nam Đô