Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chuẩn bị nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực, để thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) quy mô 500 giường.
Cục trưởng Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê chiều 24/7 yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẩn trương lập kế hoạch và triển khai thiết lập Trung tâm ICU.
Quyết định lập Trung tâm ICU tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nằm trong Đề án Tăng cường năng lực hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ lập 5 Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia đặt tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 TP HCM (cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TP HCM). Mỗi trung tâm 500-1.000 giường bệnh.
Ngoài ra, gần 30 bệnh viện cũng thành lập Trung tâm ICU của vùng, mỗi trung tâm 50-100 giường bệnh.
Dự kiến Bộ Y tế sẽ hỗ trợ các bệnh viện 12 loại trang thiết bị hồi sức tích cực để thiết lập các Trung tâm ICU gồm: giường ICU, hệ thống ECMO, máy thở chức năng cao, máy lọc m.áu liên tục, HFNC (máy oxy dòng cao), monitor 5 thông số, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, máy X-quang di động, máy siêu âm Doppler màu từ 3 đầu dò trở lên, máy đo khí m.áu, máy điện tim 6 kênh trở lên.
Theo Bộ Y tế, việc thiết lập các trung tâm hồi sức nhằm đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch, đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố gia tăng nhanh số lượng, tốc độ và phạm vi lan truyền dịch.
Phẫu thuật khối u bạch huyết khổng lồ cho b.é t.rai mới 1 tháng t.uổi
Sau 6 giờ đồng hồ gây mê và phẫu thuật, các Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật lấy khối u bạch huyết khổng lồ trên cơ thể b.é t.rai mới 1 tháng t.uổi.
Khối u lớn ở vùng mặt bệnh nhi. Ảnh: BVCC
B.é t.rai G.A.D., 1 tháng t.uổi, dân tộc HMông. Từ khi mới sinh ra, bé đã bị khối u to chiếm toàn bộ nửa mặt, cổ và thân. Bé được các bác sĩ và quỹ bảo trợ t.rẻ e.m huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang hỗ trợ chuyển xuống Hà Nội thăm khám.
Bé đã được hội chẩn với 3 bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ thống nhất chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật.
Bé được nhập viện điều trị khi 1 tháng t.uổi. Ảnh: BVCC
TS.BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Bệnh nhi đến bệnh viện với khối u bạch huyết to khổng lồ, có chỉ định mổ nhưng do bệnh nhi bị viêm da rất nặng (cả 2 bố mẹ và bệnh nhi đều bị) nên phải điều trị viêm da cho bệnh nhi trong 2 tuần.
Mặc dù khoa rất đông bệnh nhân nhưng bệnh nhi vẫn được bố trí một phòng riêng để tránh lây nhiễm. Toàn bộ quần áo của bệnh nhi được mang đi giặt riêng.
Sau khi vào viện, tình trạng của bệnh nhi ngày càng tiến triển nặng, khối u tăng lên, bệnh nhi phải 2 lần truyền m.áu, có hình ảnh xuất huyết trong u. Nếu không được phẫu thuật ngay lập tức sẽ chảy nhiều m.áu, mất m.áu, gây t.ử v.ong.
Các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện, các bác sĩ Khoa Nhi đã hội chẩn cùng các chuyên gia của Trung tâm Gây mê hồi sức, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhi.
Bệnh nhi phải đặt nội khí quản, thời gian gây mê kéo dài 3 tiếng và thời gian phẫu thuật là 3 giờ đồng hồ. Sau ca phẫu thuật, khối u được giải phóng hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhi.
Hiện tại, bệnh nhi đã bú được, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.