Hàng xóm là F0, tôi đóng kín cửa nhà tôi 4 hôm nay nên rất bức bí. Tôi có nên mở cửa cho thông thoáng không? Nhà có con nhỏ, rất cần không khí thoáng. (Ngọc Lan, 45 t.uổi, quận 1, TP HCM).
Trả lời:
Bạn có thể mở cửa để thông thoáng và nên mở ngay, vì nCoV không tồn tại trong không khí. Thông thoáng ở đây vừa là khí trời, hoặc có thể thông khí bằng quạt, để dòng khí trong nhà luôn thay đổi, từ tối đến sáng.
Thông thường, trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời, nCoV tồn tại khá lâu, khoảng 3-6 giờ hoặc vài ngày trong bề mặt gỗ hoặc kính. nCoV bay trong không khí phải ở dạng hạt rất nhỏ, gọi là hạt khí dung và virus chỉ trở thành khí dung khi ở trường hợp đặc biệt như trong không gian kín. Ở không gian mở, thông thoáng thì không bao giờ có khí dung. Virus không thể bay từ tầng dưới lên tầng trên theo đường cửa sổ.
Để an toàn hơn, gia đình bạn tuyệt đối không tiếp xúc gần, không nói chuyện với F0. Vệ sinh bề mặt thật tốt, dọn dẹp nhà cửa, tay nắm, vệ sinh các phòng, để đảm bảo nhà cửa được sạch sẽ.
Lưu ý khác, bạn ở chung cư có sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm lại có F0 cách ly ở dưới, thì không nên dùng để tránh nguy cơ lây nhiễm. Nếu nhà bạn dùng máy điều hòa riêng thì không ảnh hưởng gì.
Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định không ra khỏi nhà nếu xung quanh có F0, tuân thủ 5K để bảo vệ mình. Không quá hoảng loạn, giữ tinh thần tốt hơn, tập luyện thể thao, uống đủ nước, vitamin và cập nhật thông tin mỗi ngày để bình an.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung
Giám đốc Bệnh viện phổi Trung ương
Độ bão hòa oxy trong m.áu có ý nghĩa ra sao với bệnh nhân Covid-19?
Tình trạng thiếu oxy hòa tan trong m.áu là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của bệnh nhân Covid-19. Nhiều trường hợp diễn biến rất nhanh, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Độ bão hòa oxy trong m.áu là gì?
Khí oxy là một thành phần quan trọng giúp con người có thể duy trì sự sống. Khi chúng ta thở, oxy ở trong không khí sẽ đi vào phổi. Một thành phần rất quan trọng của m.áu là Hemoglobin (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống.
Mỗi phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy. Phân tử Hemoglobin được gọi là bão hòa oxy khi nó đã kết hợp với cả 4 phân tử oxy.
Hemoglobin (Hb) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các nơi cần thiết trong cơ thể để đảm bảo sự sống.
Độ bão hòa oxy trong m.áu được biểu thị bằng chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen), cho biết tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong m.áu. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong m.áu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy đạt 100%.
Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi m.áu bị thiếu oxy, các cơ quan như tim, gan, não… sẽ chịu tác động tiêu cực rất nhanh.
Hầu hết các phân tử Hb sẽ gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Một người khỏe mạnh bình thường khi thở ở không khí trên mực nước biển sẽ có độ bão hòa oxy động mạch là 95-100%.
– Nếu lượng oxy trong m.áu hòa tan ở khoảng 97-99%: oxy trong m.áu tốt.
– Nếu lượng oxy trong m.áu hòa tan ở khoảng 94-96%: oxy trong m.áu trung bình – cần cho thở thêm oxy.
– Nếu lượng oxy trong m.áu hòa tan ở khoảng 90-93%: oxy trong m.áu thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.
– Nếu SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.
– Nếu độ bão hòa oxy thấp hơn 90%: đây là một cấp cứu trên lâm sàng.
Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm.
Hiện tại, để có thể đo nồng độ bão hòa oxy trong m.áu, chúng ta có thể sử dụng một số thiết bị đo chuyên dụng hoặc các loại đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh như Apple Watch 6, Oppo band, Huawei Band 6 hay Xiaomi Mi Band 6.
Những thiết bị này đều cho phép đo chỉ số SpO2 theo thời gian thực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là giải pháp mang ý nghĩa tham khảo chứ không thể thay thế các phác đồ điều trị. Các thiết bị đeo chỉ hỗ trợ người sử dụng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe như một thông tin tham khảo, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 đạt mức cao nhưng vẫn xuất hiện tình trạng khó thở
Trước đó, vào ngày 25/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết tại thời điểm hội chẩn, nhiều ca bệnh có chỉ số Sp02 (nồng độ oxy trong m.áu) vẫn 99% nhưng nhịp thở tăng lên, thể hiện khó thở tăng hơn bình thường nên đã chỉ định đặt oxy để trợ giúp.
“Nếu các thầy thuốc không để ý kỹ, không cảnh báo, chỉ nhìn lượng oxy thấy 99%, dễ chủ quan, trong khi thực tế lâm sàng bệnh nhân đã khó thở đến 22 lần”, PGS Khuê nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết nhiều bệnh nhân Covid-19 có chỉ số SpO2 đạt mức cao nhưng vẫn xuất hiện tình trạng khó thở.
Vì thế, phải làm sao để nhận ra nguy cơ diễn biến nhanh nhất, kịp thời can thiệp. Hiện các chuyên gia đang họp bàn để đưa ra các tiêu chí đ.ánh giá, ví dụ nhịp thở, nếu tăng lên 22 lần phải cảnh giác ngay, rồi nồng độ oxy trong m.áu, một số chỉ số lâm sàng khác, khi nhận thấy là phải xử lý ngay để tránh diễn biến nặng.
“Có thể bệnh nhân vẫn thấy khỏe nhưng các chỉ số đó có thay đổi, cảnh báo thì các bác sĩ phải chuyển trạng thái ngay, chuẩn bị sẵn các yếu tố như oxy, máy thở và các phương tiện cấp cứu hoặc chuyển bệnh nhân”, PGS Khuê nhấn mạnh.