Một nghiên cứu mới đây cho thấy, thuốc ibrutinib đường uống mang lại hiệu quả cho bệnh nhân nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu tế bào tóc.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung tâm Ung thư thuộc Đại học Bang Ohio, Bệnh viện Ung thư Arthur G. James và Viện Nghiên cứu Richard J. Solove (OSUCCC – James).
Bệnh bạch cầu tế bào tóc là một loại hiếm gặp của ung thư tế bào lympho B. Tại Mỹ hằng năm có khoảng 600 đến 800 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này. Hầu hết bệnh nhân thường có tiên lượng tốt. Tuy nhiên vẫn có một nhóm nhỏ bệnh nhân mắc các biến thể khác của bệnh lại không đáp ứng tốt hoặc có nhiều tác dụng phụ khi điều trị bằng liệu pháp hiện có.
Ibrutinib hiệu quả cho bệnh bạch cầu tế bào tóc.
Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 thực hiện trên bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tế bào tóc cho thấy, ibrutinib an toàn, hiệu quả và dung nạp tốt cho những bệnh nhân bị tái phát hoặc mắc các biến thể của bệnh bạch cầu tế bào tóc. Ibrutinib là một thuốc uống thuộc nhóm chất ức chế Bruton’s tyrosine kinase (BTK) giúp ngăn chặn các phản ứng hóa học trong cơ thể liên quan đến các quá trình tế bào. Ibrutinib đã được FDA chấp thuận để điều trị cho một số loại ung thư nhất định, bao gồm u lympho tế bào vỏ, bạch cầu mãn tính dòng tế bào lympho/ u lympho tế bào nhỏ, và một số bệnh khác.
GS.TS. Kerry Rogers, tác giả chính của dự án cho hay: Ibrutinib là một phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả và có khả năng dung nạp tốt, giúp kéo dài thời gian sống ở các bệnh nhân này.
Phát hiện nhiều virus lạ 15.000 năm trong sông băng Tây Tạng
Trong lúc nghiên cứu sông băng ở Tây Tạng (Trung Quốc), một nhóm các nhà vi sinh vật học đã phát hiện 33 loài virus có niên đại cách đây khoảng 15.000 năm, đa số chưa từng được con người biết đến.
Đội ngũ chuyên gia đang nghiên cứu một lõi băng – ĐH BANG OHIO
Phát hiện mới, được đăng tải trên chuyên san Microbiome , có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm quá trình tiến hóa của virus qua nhiều thế kỷ. “Các sông băng được bồi đắp theo thời gian, và cùng với bụi, khí, nhiều virus đồng thời bị chôn vùi bên trong”, theo tác giả báo cáo Zhi-Ping Zhong của Đại học bang Ohio (Mỹ).
Ông Zhong cho biết những sông băng ở Tây Tạng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, và mục tiêu của nhóm ông là sử dụng thông tin thu thập được để xây dựng lại các mô hình môi trường tại khu vực trong quá khứ.
Đội ngũ do ông Zhong dẫn đầu đã nghiên cứu các lõi băng được lấy từ bên trong mỏm băng trên đỉnh núi Guliya, ở độ cao 6.700 m cách mặt nước biển.
Khi phân tích lõi băng, họ tìm thấy mã gien di truyền của 33 virus. Ít nhất 28 trong số này hoàn toàn mới, và phân nửa vẫn sống sót vào thời điểm bị đóng băng. Bên cạnh đó, dựa trên các chứng cứ di truyền, các nhà nghiên cứu cho rằng một số virus vẫn còn hoạt động tích cực bên trong sông băng của Tây Tạng.
Trong cuộc nghiên cứu này, họ cũng nghĩ ra biện pháp cho phép phân tích vi khuẩn và virus mà không làm nhiễm bẩn mẫu vật. Các lõi băng đang được bảo quản ở nhiệt độ âm 30 độ C ở phòng thí nghiệm của Đại học bang Ohio (Mỹ).