Hà Nội sẽ triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 tại các trung tâm y tế quận, huyện với cả ba loại vắc xin AstraZeneca, Pfizer và Moderna.
Tuyến phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ bị phong tỏa sau khi phát hiện bệnh nhân COVID-19, dịch bệnh đã xuất hiện ở 27 quận, huyện của Hà Nội – Ảnh: NGỌC QUANG
Sở Y tế TP Hà N.ội yêu cầu trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP khẩn trương thực hiện xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin COVID-19 các đợt tiếp theo căn cứ đối tượng cần tiêm, đã tiêm, số lượng vắc xin được phân bổ, đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng, khẩn trương và tổ chức tiêm ngay sau khi nhận được vắc xin.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, trong các đợt tiêm tới, đối với vắc xin phòng COVID-19 BNT162b2 (Comirnaty) của Pfizer có thể sử dụng để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm đồng ý và tiêm mũi 1 cho những người chưa được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 .
Sở Y tế lưu ý vắc xin này đã được bảo quản trong nhiệt độ 2-8 độ C thì phải sử dụng hết trong vòng 31 ngày, bao gồm thời gian bảo quản, vận chuyển và tiêm chủng.
Đối với vắc xin Moderna, thực hiện tiêm mũi 1 cho các đối tượng chưa được tiêm vắc xin. Vắc xin này được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C nên phải sử dụng hết trong vòng 30 ngày, bao gồm thời gian bảo quản, vận chuyển và tiêm chủng.
Đối với vắc xin của AstraZeneca, thực hiện tiêm mũi 1 và trả mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca, đảm bảo khoảng cách ít nhất 8 tuần. Trong một số trường hợp đặc biệt cần hoàn thành đủ 2 mũi vắc xin sớm thì có thể thực hiện mũi 2 với khoảng cách ít nhất là 4 tuần.
Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị triển khai tiêm hết loại vắc xin Moderna và vắc xin Pfizer nếu được phân bổ rồi mới chuyển sang tiêm bằng vắc xin của AstraZeneca.
“Đảm bảo sử dụng vắc xin hiệu quả, xây dựng kế hoạch tiêm chủng hợp lý, tránh hao phí vắc xin và sử dụng hết vắc xin trước hạn sử dụng, tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ tiêm 1 loại vắc xin ở cùng 1 thời điểm để tránh thắc mắc, đảm bảo công bằng, minh bạch cho đối tượng được tiêm”, Sở Y tế Hà Nội nêu rõ.
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu chuyển đối tượng thận trọng cần tiêm chủng tại bệnh viện hoặc các cơ sở có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu theo phân cấp các điểm tiếp nhận của Sở Y tế.
“Đẩy mạnh truyền thông cho người dân về lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh cũng như tuân thủ thực hiện thông điệp 5K vắc xin phòng chống COVID-19, yêu cầu người dân sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe diện tử để đăng ký tiêm chủng, theo dõi tiêm chủng và cập nhật phản ứng sau tiêm chủng”, Sở yêu cầu với các đơn vị y tế toàn TP.
Kế hoạch tiêm vaccine đợt 5 của TP HCM như thế nào?
Thành phố sẽ tiêm khoảng 930.000 liều vaccine trong đợt 5 cho các nhóm ưu tiên, người trên 65 t.uổi, người dân ở khu phong toả sau khi được gỡ cách ly.
Tại cuộc họp với 21 quận, huyện và TP Thủ Đức về kế hoạch tiêm vaccine đợt 5 của TP HCM ngày 17/7, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức yêu cầu lần tiêm này không để xảy ra tụ tập đông người. Việc tiêm vaccine phải đạt hiệu quả nhưng không tạo áp lực về tiến độ, gây mất an toàn cho người dân.
“Dự kiến số lượng vaccine tiêm xấp xỉ giống đợt 4 nhưng thời gian dài gấp 3 lần so với lần trước”, ông Đức nói và cho biết kế hoạch tiêm kéo dài hơn nhằm đảm bảo nguồn lực, không ảnh hưởng công tác chống dịch khác.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức. Ảnh: Trung Sơn.
Cũng theo ông Đức, kế hoạch ban đầu thành phố dự kiến bắt đầu chiến dịch tiêm đợt 5 từ ngày 18/7, nhưng có thể không kịp nên việc chọn ngày có ý nghĩa khởi động. Địa phương cần chủ động chọn thời gian triển khai cho địa bàn của mình.
Về nhóm được tiêm đợt này, ông Đức cho hay Bộ Y tế giới hạn tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên, đồng thời gỡ bỏ giới hạn với những người trên 65 t.uổi, bởi đây là nhóm có nguy cơ nhiễm dịch, được nhiều nước đưa vào nhóm ưu tiên tiêm.
Về cách thức triển khai, ông Đức yêu cầu các quận huyện lập một tổ tiêm vaccine. Thành phố chỉ điều phối ban đầu, còn địa phương toàn quyền quyết định tiêm cho ai, ở đâu, thời gian nào. Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò hỗ trợ hậu cần, bổ sung lực lượng cho các quận huyện làm nhiệm vụ.
Với vấn đề quận huyện băn khoăn như nhân lực, ông Đức giao Sở Y tế TP HCM cân đối phương án, có danh sách nguồn lực gửi về địa phương trước khi bắt đầu chiến dịch tiêm. Sở Y tế cũng cần chuẩn bị lực lượng dự trữ nếu phát sinh trục trặc để kịp thời điều động nhân sự.
Phó chủ tịch UBND thành phố đề nghị các quận huyện tạm thời chưa tổ chức tiêm vaccine cho người trong khu vực phong tỏa. Tuy nhiên, địa phương cần thông báo rõ để người dân không hoang mang khi nghĩ quyền lợi bị mất. Hiện, TP HCM có hơn 2.000 điểm bị phong toả.
“Ngay sau khi gỡ phong tỏa, người dân ở đây sẽ được tiêm. Họ cần được biết đợt tiêm này tương đối dài để không sốt ruột”, ông nói và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Y tế thông cho người dân nắm.
Nhân viên FPT Software ở Khu công nghệ cao được tiêm vaccine Covid-19, ngày 19/6. Ảnh: Quỳnh Trần.
Trước đó, ông Đức cho biết đến nay thành phố được phân bổ khoảng 930.000 liều vaccine AstraZeneca, Moderna và Pfizer cho đợt tiêm này. Ngoài ra, mới đây thành phố nhận thêm một lượng rất ít vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ.
Với vaccine Sinopharm, phía tài trợ sẽ gửi danh sách công dân Trung Quốc để thành phố tổ chức tiêm. Sau khi hoàn thành tiêm cho công dân Trung Quốc, thành phố mới sử dụng vaccine này tiêm cho các nhóm khác theo sự điều phối của Sở Y tế.
Theo ông Đức, dự kiến ban đầu TP HCM tiêm 2 triệu liều vaccine nhưng hiện thành phố mới được phân bổ 930.000 liều. Số vaccine này có thể tiêm được một triệu người nếu tiết kiệm. Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị các đơn vị vẫn lên kế hoạch tiêm cho khoảng 2 triệu người đăng ký vì thời gian tới có thể Trung ương sẽ phân bổ thêm vaccine cho thành phố.
“Tinh thần vaccine về đến đâu chúng ta sẽ triển khai tiêm đến đó”, ông Đức nói và cho biết thành phố lập danh sách tiêm dựa trên nguyên tắc nhóm ưu tiên. Trong số này, thành phố sẽ cân nhắc ưu tiên nhóm được đ.ánh giá nguy cơ cao, phù hợp loại vaccine đang có.