5 chất ức chế sự thèm ăn tự nhiên giúp giảm cân

Một cách tiếp cận bền vững để quản lý cân nặng gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và quản lý căng thẳng… Tuy nhiên, một số chất có thể giúp ức chế thèm ăn tự nhiên hỗ trợ giảm cân…

Theo đó, một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ giúp giảm cân (quản lý cân nặng) mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể, bao gồm:

Protein nạc (thịt nạc)

Chất xơ

Chất béo lành mạnh

Trái cây và rau quả

Hydrat hóa đầy đủ, đặc biệt là từ nước uống…

Một số chất bổ sung, chất dinh dưỡng và thực phẩm dưới đây có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn hoặc thay đổi thành phần cơ thể hỗ trợ giảm cân an toàn:

1. Chất xơ giúp giảm cân

Chất xơ là một loại carbohydrate phức tạp được tìm thấy phổ biến trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Cơ thể con người không thể tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Đây là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và có hai dạng chính:

Chất xơ hòa tan: Dạng gel, làm giảm cholesterol và lượng đường trong m.áu.

Chất xơ không hòa tan: Giúp tạo khối, thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.

Nhìn chung, chất xơ làm giảm sự thèm ăn bằng cách tăng cảm giác no. Một số bằng chứng cho thấy psyllium, glucomannan và agar trong chất xơ có các đặc tính sau:

Giảm mức cholesterol

Giảm lượng đường trong m.áu

Giảm hấp thu carbohydrat

Trì hoãn việc làm rỗng dạ dày

Thúc đẩy cảm giác no hỗ trợ giảm cân…

Tuy nhiên chất xơ có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc, do đó làm giảm hiệu quả của chúng. Dùng thuốc cách xa thời điểm bổ sung chất xơ ít nhất hai giờ.

Chất xơ là một loại carbohydrate phức tạp được tìm thấy phổ biến trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giúp giảm cân.

2. Protein

Nhận đủ chất đạm từ chế độ ăn uống là điều cần thiết để giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Việc tiêu thụ protein, chẳng hạn như whey protein làm cho ‘hormone no’ tăng lên, giúp điều chỉnh sự thèm ăn, giảm trọng lượng cơ thể và chất béo, giúp giảm cân…

Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế khuyến nghị những người tập thể dục nên tiêu thụ ít nhất 1,4 đến 2,0 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Người lớn trung bình cần khoảng 0,8 đến 1,0 g/kg.

Cần thận trọng bổ sung protein nếu bạn có vấn đề về thận hoặc gan. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng protein thích hợp nếu bạn có vấn đề về thận hoặc gan.

Protein có thể cản trở sự hấp thu của levodopa (một loại thuốc dùng điều trị bệnh Parkinson).

3. Canxi và vitamin D

Canxi và vitamin D rất cần thiết để xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh, duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa hormone, điều hòa hệ thống miễn dịch…

Nhận canxi từ thực phẩm thường tốt hơn so với lấy từ thực phẩm bổ sung. Nguồn thực phẩm tốt cung cấp canxi bao gồm: Các sản phẩm từ sữa (sữa chua, kefir, sữa); các loại rau lá xanh đậm…

Một nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của 600 mg canxi nguyên tố và 125UI vitamin D3, đối với những người có các đặc điểm sau: Độ t.uổi từ 18 đến 25 t.uổi, thừa cân hoặc béo phì, có lượng canxi hàng ngày dưới 600 mg cho thấy: Bổ sung canxi và vitamin D trong 12 tuần giúp giảm béo. Các nhà nghiên cứu cho biết, thiếu vitamin D làm tăng cảm giác thèm ăn.

Đối với canxi, lượng khuyến nghị hàng ngày như sau:

19-50 t.uổi (nam và nữ): 1.000 mg

51-70 t.uổi (nam): 1.000 mg

51-70 t.uổi (nữ): 1.200 mg

Trên 70 t.uổi (nam và nữ): 1.200 mg.

Canxi có thể cản trở sự hấp thu của một số loại kháng sinh như: Doxycyclin, ciprofloxacin, levofloxacin… Các loại thuốc dùng cho tuyến giáp như levothyroxine cũng giảm tác dụng khi dùng cùng canxi.

Vitamin D được hấp thụ tốt nhất khi dùng chung với chất béo lành mạnh. Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày như sau:

19- 70 t.uổi (nam và nữ): 600 IU

Trên 70 t.uổi (nam, nữ): 800 IU

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị béo phì orlistat (ngăn cản sự hấp thu chất béo) có thể ngăn chặn sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin D.

4. Probiotic và Prebiotic

Probiotic là vi khuẩn đường ruột hoặc nấm men có lợi. Prebioticlà chất xơ không tiêu hóa được, hỗ trợ sự phát triển của các vi sinh vật này. Synbiotic là sự kết hợp của cả men vi sinh và prebiotic.

Bổ sung synbiotic trong ba tháng làm tăng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Inulin – một loại chất xơ được chiết xuất từ rau diếp xoăn, là một prebiotic có tác dụng sau đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2:

Giảm cân

Tăng cảm giác no

Cải thiện lượng đường trong m.áu…

Tuy nhiên, tác dụng của inulin đối với cân nặng và cảm giác no ở những người thừa cân hoặc béo phì nhưng không mắc bệnh tiểu đường vẫn chưa rõ ràng.

Một số tác dụng phụ của men vi sinh và prebiotic bao gồm: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…

Một số chế phẩm sinh học có thể gây n.hiễm t.rùng ở những người có hệ thống miễn dịch suy giảm. Do đó, đối với trường hợp này trước khi dùng men vi sinh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của men vi sinh. Vì vậy, hãy uống men vi sinh ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc kháng sinh.

5. Chiết xuất trà xanh

Trà xanh chứa epigallocatechin – 3 -gallate (EGCG) và caffeine. Trà xanh đã được chứng minh là: Tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, chặn các enzyme chịu trách nhiệm p.hân h.ủy chất béo và carbohydrate, thúc đẩy vi khuẩn đường ruột sản xuất axit béo chuỗi ngắn, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe đường ruột.

Caffeine trong trà xanh có tác dụng: Ức chế sự thèm ăn và tăng cường trao đổi chất…

Liều chiết xuất trà xanh dao động từ 100 đến 460 mg mỗi ngày bằng đường uống.

Lưu ý: Do trà xanh có chứa caffeine nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ không quá 300 mg nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Trà xanh có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh do thiếu axit folic (cản trở hấp thu chất này). Trà cũng có thể làm giảm sự hấp thu sắt, nên tránh uống trong bữa ăn.

Các vấn đề về gan đã được báo cáo khi sử dụng chiết xuất trà xanh ở dạng thuốc viên. Nếu bạn bị bệnh gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sản phẩm có chiết xuất trà xanh.

Trà xanh và EGCG đã làm giảm sự hấp thu ở ruột và do đó làm giảm tác dụng điều trị của một số loại thuốc sau đây: Thuốc chẹn beta (nadolol), thuốc giảm cholesterol (atorvastatin), thuốc hạ huyết áp (lisinopril), thuốc làm loãng m.áu (warfarin), thuốc chống loạn thần (quetiapine, clozapine), thuốc chống ung thư (sunitinib)… Do đó, cần lưu ý khi dùng các thuốc này.

10 loại thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu giúp giảm cân

Ăn chất xơ có thể giúp giảm cân nhờ vào chất ức chế sự thèm ăn tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Chất xơ là một loại carbohydrate có nguồn gốc thực vật, không tiêu hóa được, có trong rau và ngũ cốc nguyên hạt. Nó còn được gọi là thức ăn thô.

Thông thường, ruột non p.hân h.ủy thức ăn nhưng điều này không xảy ra với chất xơ. Thay vào đó, vi khuẩn trong ruột già lên men một phần hoặc hoàn toàn các sợi thực vật. Do đó, chất xơ đóng vai trò như một prebiotic bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn “tốt” trong ruột.

Một chế độ ăn uống cân bằng có sự kết hợp lành mạnh của cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, mỗi loại có những đặc tính và lợi ích riêng. Chất xơ hòa tan, được tìm thấy trong thực phẩm như trái cây, lúa mạch và yến mạch, hòa tan trong nước và hỗ trợ môi trường đường ruột khỏe mạnh. Chất xơ không hòa tan có trong các sản phẩm lúa mì nguyên hạt, khoai tây và các loại hạt, không hòa tan trong nước và bổ sung lượng lớn vào chế độ ăn uống của bạn, hỗ trợ tiêu hóa. Sự kết hợp của cả hai là chìa khóa cho chế độ ăn cân bằng, giàu chất xơ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Theo ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên – Chuyên khoa Dinh dưỡng, Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm có đủ hai loại chất xơ. Khi ăn các món có chất xơ thì cần uống nhiều nước hay chất lỏng để giúp đẩy chất xơ qua ruột dễ dàng.

1. Lợi ích sức khỏe của chất xơ

Việc kết hợp thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm cân.

Hầu hết mọi người liên kết chất xơ chủ yếu với cách nó hỗ trợ tiêu hóa hoặc giảm táo bón. Tuy nhiên, lợi ích của chất xơ còn vượt xa hơn thế.

Quản lý cân nặng tốt hơn: Chỉ tiêu thụ chất xơ sẽ không trực tiếp dẫn đến giảm cân nhưng khả năng tạo cảm giác no cao của nó có thể giúp giảm xu hướng ăn quá nhiều. Nhờ đó, giúp ngăn ngừa cơn đói giữa các bữa ăn và người ta có thể tránh bổ sung thêm calo vào chế độ ăn.

Cân bằng mức cholesterol :Trong ruột, chất xơ hòa tan giống như gel làm chậm quá trình tiêu hóa. Chất xơ hòa tan giúp cân bằng lượng cholesterol bằng cách giữ cholesterol trong ruột, ngăn chặn sự tái hấp thu vào m.áu. Cơ thể sau đó sẽ bài tiết cholesterol bị giữ lại dưới dạng phân.

Ngăn lượng đường trong m.áu tăng đột biến:

Tiêu thụ chất xơ, đặc biệt là chất xơ từ ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm nồng độ đường huyết lúc đói. Cơ thể con người không thể hấp thụ và tiêu hóa chất xơ. Kết quả là, không giống như các loại carbohydrate khác, chất xơ không làm tăng lượng đường trong m.áu.

Thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên:

Chất xơ thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên bằng cách làm mềm và tạo khối phân, giảm khả năng táo bón và phân lỏng.

Việc kết hợp thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống có thể góp phần mang lại lối sống lành mạnh hơn.

2. Lượng chất xơ khuyến nghị

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất là nên tiêu thụ 25 – 30g chất xơ mỗi ngày từ thực phẩm chứ không phải từ thực phẩm bổ sung. Và khoảng 6 – 8g mỗi ngày, phải là chất xơ hòa tan. Nam giới nên tiêu thụ 30 – 38g chất xơ mỗi ngày, trong khi phụ nữ nên tiêu thụ ít nhất 21 – 25g mỗi ngày.

Tiêu thụ đầy đủ chất xơ khi mang thai là điều cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ tối thiểu 28g chất xơ mỗi ngày. Lượng tiêu thụ cao hơn 30g mỗi ngày có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, hạn chế thay đổi đột ngột lượng chất xơ để tránh táo bón hoặc khó tiêu.

Điều cần thiết là tăng dần lượng chất xơ vì tiêu thụ một lượng lớn cùng một lúc có thể gây ra tác dụng phụ. Chẳng hạn như:

Đau bụng

Đầy hơi

Tăng cân tạm thời

Táo bón

Phân lỏng hoặc tiêu chảy

Những người mắc bệnh Crohn có thể bị tắc nghẽn đường ruột

Lượng đường trong m.áu thấp

3. 10 thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu giúp giảm cân

3.1 Yến mạch

Yến mạch rất giàu chất xơ.

3g chất xơ hòa tan từ yến mạch (3 phần ăn, mỗi phần 28g) có thể làm giảm cholesterol toàn phần và LDL khoảng 0,13 mmol/L. 100 g yến mạch thô cung cấp 10,1g chất xơ, hoặc 1 cốc (81g) yến mạch thô cung cấp 8,18g. Yến mạch có thể nướng bánh quy, bánh nướng xốp hoặc dưới dạng ngũ cốc nấu chín.

Ngoài hàm lượng chất xơ, yến mạch còn được biết đến với lợi ích giảm cholesterol nhờ beta-glucans. Chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể. Yến mạch giải phóng năng lượng ổn định khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng để duy trì sức sống và điều chỉnh lượng đường trong m.áu.

3.2 Hạt diêm mạch (quinoa)

Quinoa cung cấp cả chất xơ và protein. Quinoa chưa nấu chín có 7g chất xơ trên 100g. Tuy nhiên, 100g quinoa nấu chín còn khoảng 2,8g chất xơ.

Mặc dù quinoa rất giàu chất xơ nhưng nó cũng là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh có nguồn gốc thực vật quý giá, chứa các acid amin thiết yếu. Hoàn hảo cho những người ăn chay hoặc thuần chay, hỗ trợ cơ bắp, thúc đẩy cảm giác no và cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất.

3.3 Đậu đen

Đậu đen.

100g đậu đen nấu chín chứa 8,7g chất xơ. Ngoài việc giàu chất xơ, đậu đen không chứa chất béo và chứa nhiều chất chống oxy hóa, sắt và các vitamin như folate. Chúng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch, mức năng lượng và chức năng miễn dịch.

3.4 Lúa mạch

Lúa mạch vỏ có nhiều chất xơ, đặc biệt là beta-glucan, cung cấp 17,3g trên 100g. Nó là một loại ngũ cốc đa năng phù hợp với món salad, món ăn phụ, súp và món hầm. Tuy nhiên, những người bị Hội chứng ruột kích thích nặng hoặc đường tiêu hóa nhạy cảm nên tránh lúa mạch.

Lúa mạch vỏ, đặc biệt giàu chất xơ beta-glucan cũng cung cấp các khoáng chất thiết yếu như selen và mangan, hỗ trợ chức năng miễn dịch và sức khỏe của xương.

3.5 Quả hạch và hạt

Một trong những nguồn chất xơ tốt nhất chắc chắn là các loại hạt. Đây là một số loại thực phẩm giàu chất xơ tốt nhất thuộc danh mục các loại hạt.

Hạnh nhân: 12,5g chất xơ trên 100g
Hồ đào: 9,6g trên 100g
Đậu phộng sống: 8g/100g
Hạt chia khô: 34,3g/100g
Hạt lanh: 27,3g trên 100g

Hạnh nhân, quả hồ đào, đậu phộng, hạt chia và hạt lanh là nguồn cung cấp không chỉ chất xơ mà còn cả chất béo lành mạnh, chẳng hạn như acid béo omega-3. Chúng được biết đến với tác dụng bảo vệ tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

6. Đậu thận

Đậu thận.

Đậu thận chủ yếu chứa carbs và chất xơ. Tuy nhiên, chúng cũng là một nguồn giàu protein. 100g đậu thận luộc cung cấp 6,4g chất xơ. Tuy nhiên, chất xơ không hòa tan trong đậu thận được gọi là alpha-galactosidase có thể gây tiêu chảy và đầy hơi ở một số người.

Đậu thận cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, magie và kali có lợi cho sức khỏe m.áu, chức năng cơ và điều hòa huyết áp.

7. Đậu trắng

Đậu trắng hay còn gọi là đâụu hải quân hay còn gọi là đậu Pea là một loại đậu khô. 100g đậu trắng nấu chín, không muối chứa 10,5 g chất xơ. Những loại đậu này dễ tiêu hóa hơn đậu xanh và đậu tây. Chúng cũng là nguồn cung cấp protein thực vật tốt, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng trưởng cơ bắp.

8. Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bông cải xanh có lượng calo thấp và cung cấp 2,6g chất xơ trên 100g. Loại rau họ cải này có nhiều vitamin K và chất chống oxy hóa. Bông cải xanh hỗ trợ sức khỏe xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe làn da. Khi mua bông cải xanh, hãy tránh những miếng bông cải úa vàng hoặc héo.

9. Táo

Táo là một trong những loại trái cây có nhiều chất xơ hòa tan pectin. Một quả táo cỡ trung bình còn nguyên vỏ cung cấp 4,37g chất xơ. Pectin cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tim mạch. Táo cũng rất giàu vitamin C, tăng cường sức khỏe làn da và khả năng miễn dịch.

10. Chuối xanh

Một quả chuối xanh lớn chứa 3,54g chất xơ. Ngoài ra, một lượng lớn tinh bột kháng (một loại carbohydrate khó tiêu), hoạt động giống như chất xơ có trong chuối xanh. Chuối cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali rất cần thiết để duy trì chức năng cơ và thần kinh thích hợp, cũng như điều hòa huyết áp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *