Thiếu hụt oxy trong m.áu do viêm phổi liên quan đến Covid-19 là sát thủ thầm lặng, dẫn đến nhiều cái c.hết đột ngột, theo chuyên gia hô hấp Mỹ.
Năm 1994, bác sĩ Richard Levitan, chủ tịch Airway Cam Technologies – công ty cung cấp khóa học đặt nội khí quản, phát minh một hệ thống hình ảnh để dạy cách đặt nội khí quản. Qua đó, ông đã nghiên cứu nhiều về thủ thuật này và giảng dạy cho các bác sĩ trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua.
Cuối tháng 3/2020, khi Covid-19 khiến các bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ, quá tải, ông tình nguyện dành 10 ngày ở bệnh viện ở Bellevue để giúp đỡ các bác sĩ. “Trong thời gian tại Bellevue, hầu như tất cả bệnh nhân khoa cấp cứu đều bị viêm phổi do Covid-19. Trong vòng một giờ đầu của ca làm thứ nhất, tôi đã lắp ống thở cho hai bệnh nhân”, bác sĩ Levitan kể lại.
Ông cho biết: “Những bệnh nhân này không biểu hiện bệnh hô hấp, dù phim chụp X-quang cho thấy họ bị viêm phổi và nồng độ oxy ở dưới mức bình thường. Làm sao chuyện này có thể xảy ra?”.
Các bác sĩ bắt đầu nhận ra rằng viêm phổi do Covid-19 ban đầu gây ra tình trạng thiếu oxy thầm lặng, khó phát hiện. Ở bệnh nhân bị viêm phổi, dịch lỏng hoặc mủ chất đầy trong các túi khí của phổi.
Thông thường, người bệnh bị tức ngực, đau khi thở và các vấn đề về hô hấp khác. Song, trong trường hợp viêm phổi do Covid-19, ban đầu, bệnh nhân không cảm thấy khó thở, ngay cả khi nồng độ oxy trong m.áu giảm. Vào thời điểm đó, họ có mức oxy thấp đáng báo động và bị viêm phổi thể vừa hoặc nặng.
Nồng độ oxy trong m.áu ở người bình thường là 94-100%. Ở những bệnh nhân Covid-19 bị viêm phổi mà bác sĩ Levitan gặp, mức oxy là 50%.
“Tôi rất ngạc nhiên. Hầu hết bệnh nhân tôi gặp đều bị sốt, ho, đau bụng và mệt mỏi trong một tuần hoặc lâu hơn. Bệnh viêm phổi rõ ràng đã diễn ra trong nhiều ngày song không có triệu chứng hô hấp như khó thở. Khi họ cảm thấy phải đi viện, bệnh đã ở giai đoạn nguy kịch”, ông Levitan nói.
Trong sự nghiệp hơn 30 năm, Levitan nhận thấy hầu hết bệnh nhân cần đặt nội khí quản đều bị sốc hoặc khó thở. Những người cần đặt nội khí quản vì thiếu oxy cấp tính thường bất tỉnh hoặc gồng mình để lấy hơi.
Viêm phổi do Covid-19 lại khác. Ông Levitan cho biết: “Phần lớn các bệnh nhân này có nồng độ oxy trong m.áu thấp đáng kể, nhưng họ vẫn sử dụng điện thoại di động khi chúng tôi lắp các thiết bị theo dõi. Họ thở nhanh, chịu cơn đau tương đối nhỏ, bất chấp mức oxy thấp đến nguy hiểm và viêm phổi”.
Nguyên nhân là do nCoV tấn công các tế bào phổi có nhiệm vụ tạo ra chất hoạt động trên bề mặt. Chất này giúp các phế nang trong phổi luôn mở giữa các nhịp thở. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi, các phế nang bị xẹp và nồng độ oxy giảm. Tuy nhiên, phổi vẫn mềm hoặc chưa có nhiều dịch. Bệnh nhân vẫn có thể thải carbon dioxide ra ngoài. Carbon dioxide không tích tụ, nên họ không khó thở.
Để bù đắp lượng oxy bị thiếu, người bệnh thở nhanh và sâu hơn. Tình trạng thiếu oxy âm thầm và phản ứng sinh lý của bệnh nhân thậm chí gây viêm nặng hơn, ảnh hưởng nhiều phế nang hơn cho đến khi mức oxy giảm mạnh. Kết quả là, bệnh nhân tự làm tổn thương phổi bằng cách thở mạnh hơn.
Theo ông Levitan, 25% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn tổn thương phổi thứ hai và nguy hiểm hơn. Dịch tích tụ và phổi trở nên cứng, nồng độ carbon dioxide tăng lên và bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính.
“Tình trạng thiếu oxy âm thầm tiến triển nhanh chóng, dẫn đến suy hô hấp. Điều này lý giải cái c.hết đột ngột ở bệnh nhân Covid-19 từng không thấy khó thở”, Levitan nhận xét.
Nhân viên y tế Mỹ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại phòng hồi sức tích cực hôm 11/2. Ảnh: Reuters .
Một lý do chính khiến đại dịch gây áp lực cho hệ thống y tế là mức độ tổn thương phổi nghiêm trọng của bệnh nhân khi họ đi cấp cứu. Covid-19 g.iết n.gười thông qua phổi. Nhiều người đến viện khi bệnh ở giai đoạn nguy hiểm, họ đành phải thở máy.
Bệnh nhân thở máy cần nhiều loại t.huốc a.n t.hần để họ không làm xô lệch hoặc vô tình tháo ống thở. Họ cần truyền thuốc qua tĩnh mạch vào động mạch. Bên cạnh một ống đặt ở khí quản, còn có các ống ở dạ dày và bàng quang. Đội ngũ y tế sẽ xoay bênh nhân nằm sấp và nằm ngửa, hai lần một ngày để cải thiện chức năng phổi.
“Có một cách giúp chúng ta xác định sớm bệnh viêm phổi do Covid-19 và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Việc này bao gồm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy âm thầm bằng máy đo nồng độ oxy, có thể mua ở hiệu thuốc”, ông Levitan nói.
Sử dụng máy do oxy cũng dễ như dùng nhiệt kế. Thiết bị nhỏ này có một nút bật và được gắn trên đầu ngón tay. Chỉ mất vài giây, nồng độ oxy và nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình.
Ông Levitan cho biết: “Máy đo oxy đã giúp cứu sống hai bác sĩ mà tôi biết. Khi nhận thấy lượng oxy giảm, cả hai đã đến bệnh viện và hồi phục. Việc phát hiện và điều trị sớm rõ ràng cũng có tác dụng đối với Thủ tướng Anh Boris Johnson, khi ông mắc Covid-19″.
Theo ông, người sử dụng thiết bị này tại nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nhầm lẫn và đi viện không cần thiết. Ngoài ra, một số người có vấn đề về phổi mạn tính mà không biết. Nồng độ oxy của họ có thể hơi thấp, nhưng không liên quan đến Covid-19.
Người dương tính với nCoV nên được theo dõi nồng độ oxy trong 7-10 ngày đầu – khoảng thời gian bệnh viêm phổi do Covid-19 phát triển. Người bị ho, mệt mỏi và sốt nên kiểm tra nồng độ oxy khi chưa xét nghiệm hoặc âm tính với nCoV, phòng trường hợp xét nghiệm không chính xác.
“Chúng ta cũng có cách khác để tránh đặt nội khí quản và thở máy ngay lập tức. Đặt bệnh nhân nằm sấp và nghiêng sang một bên giúp thông khí ở vùng phổi dưới và sau, vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi viêm phổi do Covid-19. Việc thở oxy và nằm sấp giúp bệnh nhân thở dễ hơn, ngăn ngừa bệnh tiến triển trong nhiều trường hợp”, theo ông Levitan.
Hậu quả của hội chứng ‘Covid-19 dai dẳng’
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục.
Teresa Dominguez, 55 t.uổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang lang thang không mục đích, cảm thấy lạc lõng giữa các lối đi và không biết mình cần gì.
“Màn sương tinh thần” là những gì người phụ nữ này mô tả khi nói về tình trạng mất tập trung, mệt mỏi thường trực sau khi làm những việc hàng ngày đơn giản nhất đã xảy ra với bà trong năm qua, kể từ khi bị nhiễm Covid-19 vào tháng 3/2020 và sau đó phát triển thành một hội chứng được các bác sĩ gọi là hậu Covid-19 hay “Covid-19 dai dẳng”.
“Tôi cảm thấy mình giống như người mẹ đã 91 t.uổi của tôi”, Dominiguez, mẹ của 2 đứa con và là nhân viên xã hội chuyên về người khuyết tật nói. Bà đã nghỉ phép để chữa bệnh từ tháng 11/2020.
Nhiều người bị Hội chứng Hậu Covid-19. Ảnh: StatNews
Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Bác sĩ đa khoa và gia đình Tây Ban Nha, Covid-19 dai dẳng dường như ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ nhiều hơn. Giống như Dominiguez, những người mắc bệnh thường không thể làm những việc hàng ngày như đi mua sắm hay dọn dẹp. Với một số người, chỉ xem phim thôi cũng có thể khiến họ mệt mỏi.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Hai nghiên cứu khác của Đại học Leicester (Anh) và Hiệp hội Các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi và hô hấp cấp tính quốc tế cho biết, phụ nữ độ t.uổi 40 và 50 có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài sau khi nhiễm Covid-19.
Cuộc khủng hoảng khó nhận diện
Khi thế giới bước vào năm thứ hai của đại dịch Covid-19, hai cuộc khủng hoảng đang diễn ra, một có thể thấy rõ và một khó thấy hơn nhiều.
Theo báo The Economist, cuộc khủng hoảng khẩn cấp hơn và có thể nhìn thấy được xảy ra ở các nước nghèo như Ấn Độ, nơi số ca nhiễm tăng vọt đang đe doạ nhấn chìm nước này. Ấn Độ ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm một ngày. Nguồn cung oxy tại các bệnh viện thiếu hụt, trong khi các lò hoả táng đều quá tải.
Các triệu chứng mà những người bị “Covid-19 dai dẳng” phải hứng chịu gồm: khó thở, đau họng, mất vị giác, đau cơ, đau đầu…. Ảnh: BBC
Cuộc khủng hoảng còn lại khó thấy hơn. Đó là dịch Covid-19 dai dẳng và điều này đang xảy ra ở những quốc gia giàu có như Mỹ, Anh và Israel, các nước đã phổ biến tiêm chủng để thoát khỏi đại dịch. Hội chứng hậu Covid-19 là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ít nhất là ba tháng sau khi khỏi Covid-19. Ba triệu chứng nổi bật là khó thở, mệt mỏi và “sương mù não”.
Tại Anh, cứ 5 người thì có 3 người từng bị Covid-19 dai dẳng cho biết, các hoạt động thông thường của họ phần nào bị hạn chế. Ngoài ra, cứ 5 người lại có 1 người cho hay các hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều, điều này thường có nghĩa là họ không thể làm ngay cả việc bán thời gian, ngồi bàn giấy.
Những con số trên thật ớn lạnh. Nửa triệu người ở Anh bị Covid-19 dai dẳng quá 6 tháng. Cơ hội phục hồi hoàn toàn rất mỏng manh. Đa sốtrong độ t.uổi lao động. Ở lần đếm cuối cùng, không tính đến làn sóng Covid-19 thứ hai, có 1,1% dân số Anh bị Covid-19 dai dẳng ít nhất 3 tháng, trong nhóm này gồm cả 1,5% những người trong độ t.uổi lao động. Khoảng 15% dân số Anh bị nhiễm bệnh thời điểm đó.
Áp dụng tỷ lệ này cho các trường hợp Covid-19 toàn cầu – ước tính khoảng 1,2 tỷ ca cho tới giờ, có thể thấy hơn 80 triệu người đã mắc Covid-19 dai dẳng từ lâu.
Các chuyên gia cho biết cần có phòng khám chuyên chữa trị cho các bệnh nhân bị Covid-19 dai dẳng. Ảnh: FT
Tổn thất do tình trạng này gây ra vẫn chưa được thống kê, nhưng sẽ rất lớn. Viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Anh phát hiện ra rằng trong 80% số người mắc bệnh, căn bệnh này ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Hơn 1/3 số người nhiễm bệnh nói, nó ảnh hưởng tới tài chính của họ.
Như vậy, Covid-19 dai dẳng chưa có cách nào để chữa. Tới giờ, những gì các nhà khoa học biết về căn bệnh này chỉ ra rằng nó là sự kết hợp của tình trạng nhiễm virus dai dẳng, một rối loạn tự miễn dịch mãn tính và tổn thương kéo dài đối với một số mô do do lây nhiễm Covid-19 ban đầu gây ra.
Với hai nguyên nhân đầu, vào thời điểm nào đó sẽ có thể tìm được thuốc chữa trị. Riêng Mỹ đã đầu tư 1,15 tỷ USD cho nghiên cứu. Dù vậy, thời điểm này, những người mắc bệnh vẫn cần nhiều tháng phục hồi chức năng.Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ và người sử dụng lao động phải chuẩn bị để hỗ trợ những người mắc Covid-19 dai dẳng, gồm cả những người không có bằng chứng về lây nhiễm trong quá khứ do họ không thể xét nghiệm.
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19. Ảnh: StatNews
Việc chăm sóc phục hồi kịp thời có thể ngăn chặn vòng xoáy đi xuống về sức khoẻ và tài chính cá nhân. Các phòng khám chuyên về Covid-19 dai dẳng sẽ đẩy nhanh mọi việc. Về phần mình, người sử dụng lao động phải cân nhắc làm thế nào để sắp xếp cho các lao động khuyết tật, vốn bùng phát một cách khó lường.
Các chính phủ có thể trợ giúp, với các biện pháp khuyến khích người mắc bệnh tiếp tục làm việc. Nếu các chính phủ bỏ lỡ cơ hội, hàng triệu lao động lao động trẻ và trung niên có thể phải rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn.
Làm việc từ xa và theo thời gian linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho người mắc Covid-19 dai dẳng làm việc dễ dàng hơn, ít nhất là bán thời gian. Nhiều người mắc Covid-19 dai dẳng có thể khoẻ lên, dù sẽ mất tới vài tháng.Trong giai đoạn cấp thiết của đại dịch, nhiều sai lầm đã xảy ra. Tuy nhiên, không có lý do gì để bào chữa cho việc không thể ứng phó với Covid-19 dai dẳng và giờ không còn thời gian để lãng phí.