Hai tuần chống chọi Covid-19 tại nhà của người phụ nữ Việt ở Mỹ

Trở về từ chuyến đi chơi biển ở Florida, Trâm Nguyễn, 34 t.uổi, đau người ê ẩm, nghĩ mình bị trúng gió.

Sang ngày thứ hai, chị không sốt nhưng ớn lạnh, người mệt mỏi, “không còn sức lực để làm gì, chỉ muốn nằm trên giường”. Hôm sau, cơ thể vẫn ớn lạnh bất thường, chị nghi ngờ mắc Covid-19 nên đặt lịch hẹn xét nghiệm ở một hàng CVS gần nhà, hồi cuối tháng 4.

Có nhiều nơi để người dân đến xét nghiệm Covid-19 ở Mỹ như phòng khám, bệnh viện hoặc các chuỗi cửa hàng bán thuốc, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như Walgreen, CVS… Tại các cửa hàng này, người dân chỉ cần lái ôtô ngang qua, không vào bên trong để đảm bảo an toàn. Qua cửa sổ, nhân viên y tế đưa gói đựng dụng cụ xét nghiệm và hướng dẫn mọi người tự thực hiện, sau đó đặt mẫu xét nghiệm vào một chiếc hộp theo quy định.

Người có bảo hiểm tại Mỹ sẽ được xét nghiệm miễn phí. Nếu không bảo hiểm, chi phí dao động khoảng 100-200 USD. “Nếu cần kết quả liền thì đắt t.iền, còn hôm sau mới nhận thì tốn ít hơn”, chị Trâm, hiện ở Texas, chia sẻ với VnExpress về trải nghiệm chống chọi Covid-19.

Nhận kết quả dương tính nCoV qua email, chị Trâm xin nghỉ làm. “Tôi liền đóng cửa cách ly với thế giới bên ngoài”, chị kể. Cảm giác mệt rã rời, chị nấu nồi nước lá để xông cho ra mồ hôi nhưng không ngồi được lâu. Khi nồi nước vẫn còn hơi nóng, chưa nguội hẳn, chị đã bung chăn leo lên giường nằm nghỉ mệt.

Sáng ngày thứ năm, chị tỉnh táo hơn, có thể ra vườn chăm sóc cây trái. Đến chiều, chị lại ớn lạnh và mệt mỏi, tiếp tục nấu nước xông. Chị cũng bắt đầu mất vị giác, ăn không ngon miệng. “Ăn gì ngọt hay chua đều chỉ thấy vị đắng”, chị Trâm nói.

Ngày thứ sáu, chị tranh thủ ra vườn vận động, hít thở khí trời vào buổi sáng để tăng đề kháng. Buổi chiều chị vẫn cảm giác ớn lạnh. Ba ngày tiếp theo, ngoài mất vị giác, chị còn tiêu chảy, mất khứu giác, phải đặt ngay sát mũi mới ngửi được mùi.

Ngày thứ 10, chị hồi phục khỏe khoắn hoàn toàn, không còn bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm Covid-19 lúc này vẫn dương tính. Đến ngày thứ 15, chị kiểm tra lại một lần nữa, kết quả âm tính.

Chồng chị Trâm cũng xét nghiệm dương tính nCoV ngay sau vợ nhưng khỏe hơn, chỉ hơi ớn lạnh, không sốt, ít mệt. Hai vợ chồng nhận kết quả âm tính cùng ngày. May mắn, mẹ chồng và em chồng sống chung nhà vẫn khỏe mạnh. Mẹ chồng chị nấu ăn cho con đều cẩn thận dùng găng tay, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách xa không ăn chung ngồi chung. Em chồng cũng sống phòng riêng.

Theo chị Trâm, truyền thông Mỹ hướng dẫn người dân cách tự theo dõi tại nhà, khi có các dấu hiệu nặng, khó thở thì mới vào viện cấp cứu. Trong thời gian nằm dưỡng bệnh, chị cũng học hỏi kinh nghiệm từ những người đã mắc bệnh trước đó, chia sẻ trên mạng xã hội, mỗi người mỗi triệu chứng khác nhau. Lời khuyên chủ yếu vẫn là uống vitamin tăng cường đề kháng, uống thuốc giảm đau hạ sốt.

Chị họ của chị Trâm sống tại Seatle, bang Washington, trước đó vài tháng cũng mắc Covid-19. Chị họ 45 t.uổi, khoẻ mạnh không bệnh nền nhưng bị trở nặng, phải đi cấp cứu, được bác sĩ cho thuốc về nhà uống và khỏi bệnh sau một tháng. “Chị ấy sốt, trong khi tôi chỉ ớn lạnh, không hề sốt”, chị Trâm nói.

Nhớ lại lúc đi du lịch qua Florida, hai vợ chồng chị “hơi chủ quan, đi khách sạn, quán ăn, nhà hàng không bảo vệ bản thân”, đến khi nhận chẩn đoán dương tính rồi mới thấy rất sợ và lo lắng.

“Khi ấy cảm thấy kiệt sức, không còn chút sức lực nào nữa, sợ không đủ sức đề kháng và trở nặng thì không biết sẽ ra sao”, chị Trâm nói về tâm lý khi mới mắc bệnh. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, ngủ dậy cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo, làm vườn trồng cây, chị thấy lạc quan trở lại.

Mỹ hồi đầu hè này nới lỏng phòng chống dịch vì hầu hết người dân đã tiêm vaccine ngừa Covid-19. Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Mỹ khuyến nghị những người tiêm đầy đủ hai mũi vaccine không cần đeo khẩu trang, kể cả ở trong các không gian trong nhà.

Gia đình chị chưa chích ngừa vaccine vì thời gian đó, có trường hợp sau chích J&J bị đông m.áu và t.ử v.ong. “Cả nhà cũng tâm lý hoang mang, chờ xem đại trà mọi người chích phản ứng ra sao rồi quyết định, nhưng chẳng may lại mắc Covid-19″, chị Trâm nói. Sau đó, báo chí Mỹ đưa tin tiếp tục cho loại vaccine này được sử dụng vì đó chỉ là một vài trường hợp đặc biệt, không phổ biến.

Khỏi Covid-19, chị Trâm khuyên khi mắc bệnh cần bình tĩnh. Nếu trở nặng và cảm thấy khó thở, cần đến bệnh viện để khám kịp thời. Điều quan trọng là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, giữ khoảng cách với những người xung quanh. Uống thuốc hạ sốt, nước cam hoặc chanh tươi bổ sung vitamin C. Uống chanh gừng mật ong nóng giữ ấm cơ thể, xông hơi mỗi ngày để thấy dễ chịu. Có thể bổ sung magie, kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.

Sau khi khỏi bệnh, chồng chị Trâm đã đi chích vaccine ngừa Covid-19. Riêng chị, do vừa mang thai nên bác sĩ tư vấn đợi khi thai nhi khoảng 4-5 tháng mới nên chủng ngừa.

Vợ chồng chị Trâm Nguyễn khi đi du lịch tại Florida, hồi tháng 4. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, Mỹ, cho biết khi tự điều trị tại nhà, người mắc Covid-19 cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, đảm bảo ba điểm chính gồm: giảm tối đa lây nhiễm thêm cho người xung quanh, tự chăm sóc cho bản thân để hồi phục, quan sát triệu chứng bệnh để biết cần đi cấp cứu khi nào.

Để giảm tối đa lây nhiễm cho người xung quanh, nên sắp xếp ở phòng riêng để cách ly với những người chưa bị nhiễm trong nhà và vật nuôi vì chúng có thể là trở thành vật mang virus. Nếu có thể, nên sử dụng phòng tắm riêng. Nếu cần tiếp xúc với người nhà hoặc vật nuôi, hãy rửa tay trước đó và đeo khẩu trang.

Thông báo với những người đã tiếp xúc gần trong khoảng thời gian nghi ngờ mắc Covid-19, để những người này cũng phải cẩn thận đi kiểm tra và đề phòng lây nhiễm người khác. “Hầu hết người bị nhiễm có thể bắt đầu lây virus từ 48 giờ sau khi nhiễm, thời gian này thường không có triệu chứng và kết quả xét nghiệm thường âm tính”, ông Vũ chia sẻ.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay chứa cồn với nồng độ cồn tối thiểu 60%. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chén dĩa. Lau sạch tất cả các bề mặt thường xuyên chạm vào, như kệ bếp, mặt bàn và tay nắm cửa bằng dung dịch tẩy trùng hoặc cồn.

Covid-19 do nCoV gây ra, cũng như hầu hết các loại bệnh do các virus khác gây ra thì việc điều trị chủ yếu là “điều trị hỗ trợ”, cố gắng “làm dịu”, “làm nhẹ” các triệu chứng khó chịu, để cơ thể có thời gian củng cố hệ miễn dịch chiến đấu với virus. Hầu hết các trường hợp tự điều trị Covid-19 sẽ bắt đầu hồi phục và khỏe lại sau hai tuần.

Những triệu chứng nhẹ mà người bị mắc Covid-19 có thể tự điều trị ở nhà như sốt, ho, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc toàn cơ thể, đau đầu, mất vị giác, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Điều trị bằng cách nghỉ ngơi, cung cấp đủ nước cho cơ thể, sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường khi cần, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng trái cây tươi. Bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng mỗi ngày 5-10 phút, uống sữa, ăn trứng… Phương pháp xông hơi có thể làm dịu đau họng và mở đường hô hấp, giúp thở dễ dàng hơn.

Tiến sĩ Vũ phân tích, tỷ lệ người bệnh bị trở nặng tỷ lệ thuận với độ t.uổi, tăng nguy cơ với người có bệnh nền như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh ung thư… và nam giới bị nặng nhiều hơn nữ giới. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế và các thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp như máy trợ thở, máy lọc m.áu, các thuốc đặc trị…

Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm và cần đi cấp cứu là cảm thấy rất khó thở, đau dai dẳng hoặc cảm giác có áp lực trong lồng ngực, không thể tỉnh táo, da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, mất sức sống.

Bộ Y tế ngày 14/7 quyết định rút ngắn thời gian điều trị đối với bệnh nhân F0 không triệu chứng, với ba nhóm được giám sát y tế tại nhà. Những thay đổi này được đưa ra trước bối cảnh số ca nhiễm tăng nhanh tại nhiều địa phương, tạo áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị.

Mối quan hệ giữa suy giáp và trời lạnh: Phụ nữ độ t.uổi trên 50 cần đặc biệt lưu ý để đối phó

Nếu như đang mắc một trong các loại suy giáp thì bạn có thể cảm thấy những triệu chứng bệnh tăng lên vào mùa lạnh.

Làm cách nào để đối phó với chứng suy giáp có thể diễn biến nặng hơn khi nhiệt độ xuống thấp? Ai là người cần lưu ý nhiều nhất?

Liệu suy giáp và nhiệt độ thấp của mùa đông có mối quan hệ tác động lẫn nhau hay làm tăng nặng bệnh hơn hay không? Thực tế có một số trường hợp vì sự thay đổi của nhiệt độ khiến tuyến giáp bị ảnh hưởng, gây suy giáp nhẹ dù tuyến giáp mọi khi của bạn thực sự khỏe mạnh.

1. Thông tin liên quan tới suy giáp cận lâm sàng

Suy giáp nhẹ còn được gọi là suy giám cận lâm sàng, xảy ra khi chức năng tuyến giáp của bạn bị suy giảm nhẹ. Lúc này tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Khi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) ở mức hơi cao có thể coi là dấu hiệu của suy giáp cận lâm sàng, GS.TS David S.Cooper của khoa nội tiết tại Đại học Johns Hopkins Medicine tại Baltimore cho biết.

Một nghiên cứu vào năm 2013 trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism đã công bố rằng, các biến thể theo mùa của nồng độ TSH nên được tính toán cẩn thận trước khi đưa ra chẩn đoán là bệnh nhân đang bị suy giáp cận lâm sàng hay không.

Suy giáp nhẹ còn được gọi là suy giám cận lâm sàng, xảy ra khi chức năng tuyến giáp của bạn bị suy giảm nhẹ (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu này được thực hiện mỗi tháng ở 1.751 người bị suy giáp cận lâm sàng và 28.096 người khỏe mạnh có chức năng tuyến giáp bình thường. Kết quả cho thấy một mô hình theo mùa đáng kể về mức TSH. TSH tăng trong các tháng lạnh từ đông sang xuân và giảm vào mùa hè và mùa thu ở cả người khỏe mạnh và người bị suy giáp cận lâm sàng.

Những người bị suy giáp cận lâm sàng có khả năng trở về mức TSH bình thường cao hơn gần 1,5 lần khi thời tiết ấm áp. Tương tự, những người có chức năng tuyến giáp bình thường có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc chứng suy giáp cận lâm sàng hơn do nồng độ TSH tăng cao trong những tháng lạnh hơn.

Cooper giải thích: “Đó thực sự là một nghiên cứu thực sự thú vị. “Các nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng có thể có sự thay đổi chức năng tuyến giáp theo mùa. Nó như thể cơ thể đang cố gắng đối phó hoặc bù lại cái lạnh bằng cách tăng lượng hormone để tạo ra nhiều nhiệt hơn. Không phải là mùa đông ảnh hưởng đến tuyến giáp – hơn nữa mùa đông đang làm cho TSH cao hơn một chút”.

Cooper nói rằng thông điệp thực tế của nghiên cứu là mọi người nên được kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp nhiều hơn một lần vào các thời điểm khác nhau trong năm trước khi bắt đầu điều trị. “Sẽ không thích hợp nếu chỉ điều trị suốt đời chỉ dựa trên một xét nghiệm máu”, Cooper nói thêm.

2. Lý do khiến các triệu chứng suy giáp xuất hiện vào mùa đông

Nếu như bạn đang mắc một dạng suy giáp thì bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sẽ bắt đầu xuất hiện vào mùa đông, khi thời tiết lạnh hơn.

Nguyên nhân được giải thích như sau:

Nhiệt độ càng giảm thì tuyến giáp của bạn càng phải hoạt động tích cực hơn để cân bằng các hoạt động và nhu cầu của cơ thể. Bởi tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thân nhiệt và các hoạt động trao đổi chất. Chính điều này sẽ khiến cơ thể bạn đặc biệt dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự thay đổi nhiệt độ vào các tháng mùa lạnh.

Nhiệt độ càng giảm thì tuyến giáp của bạn càng phải hoạt động tích cực hơn để cân bằng các hoạt động và nhu cầu của cơ thể (Ảnh: Internet)

3. Các biện pháp hỗ trợ chức năng tuyến giáp khi trời lạnh

3.1. Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp

Thời tiết lạnh có thể làm tăng nhu cầu của cơ thể đối với hormone tuyến giáp và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giáp. Thông thường, trong những tháng lạnh hơn, mức hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của bạn sẽ tăng lên, và mức T4 và T3 tự do sẽ giảm xuống.

Do vậy, nếu bạn cảm thấy bệnh suy giáp của mình trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ xuống thấp thì bạn nên tới cơ sở y tế để đo lại nồng độ TSH trong m.áu và nếu như cần thiết, bạn có thể cần tới sự hỗ trợ bằng việc tăng liều lượng hormone thay thế tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, cẩn đảm bảo bạn đang dùng đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình. Không nên tự ý sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp mà không có chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể tìm hiểu về các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp TẠI ĐÂY .

3.2. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có tác động tới các hormone trong não bộ và hệ thống nội tiết của cơ thể.

Nên dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (Ảnh: Internet)

Vì thế, bạn có thể dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài việc giúp tăng cường hormone thì ánh nắng mặt trời còn giúp bạn giảm nguy cơ stress hay giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, vitamin D trong ánh nắng mặt trời rất có lợi đối với chức năng tuyến giáp.

3.3. Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt

Vào một ngày thời tiết lạnh, một cốc chocolate nóng và bánh quy thực sự có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ ngọt quá mức có ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến giáp của bạn, nhất là đối với người đang có bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, đường trong đồ ngọt cũng khiến bạn dễ tăng cân và trầm cảm hơn vào mùa đông. Đó là chưa kể đến một số người bị bệnh tuyến giáp nhận thấy, chất tạo ngọt nhân tạo có thể khiến họ tăng nguy cơ bị bệnh nấm candida hay nguy cơ kháng insulin hơn.

Mặc dù đồ uống ngọt rất thích hợp cho mùa lạnh nhưng người bị bệnh tuyến giáp cần hạn chế (Ảnh: Internet)

Do đó, bạn nên thay bằng những thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn.

3.4. Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng

Việc không ngủ đủ giấc kêt hợp với bệnh tuyến giáp suy giảm sẽ khiến nhiều người có xu hướng bị mất ngủ mãn tính từ đó gây ra trạng thái tự miễn dịch và mất cân bằng nội tiết.

Theo nghiên cứu, trung bình một người thể trạng bình thường cần ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nhưng bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp thì cần ngủ nhiều hơn một chút, nhất là vào mùa lạnh.

Do đó, hãy cân nhắc đến việc đi ngủ sớm, không cố gắng thức khuya xem phim để có một giấc ngủ chất lượng.

Việc không ngủ đủ giấc kêt hợp với bệnh tuyến giáp suy giảm sẽ khiến nhiều người có xu hướng bị mất ngủ mãn tính (Ảnh: Internet)

3.4. Học cách giảm bớt căng thẳng

Căng thẳng không tốt cho sức khỏe của bất kì ai, bao gồm cả những người bị bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng. Hãy cố gắng thực hiện một số hoạt động giúp cơ thể và trí óc được thư giãn mỗi ngày thay vì ngồi lì một chỗ ôm điện thoại hay xem phim bất kể giờ giấc.

Bạn có thể tham khảo một số bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng thể chất như đạp xe, yoga, thái cực quyền, thiền định,… Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với máy tính thì hãy cố gắng có thời gian nghỉ giải lao xen kẽ để giảm bớt căng thẳng.

Tóm lại:

Nếu như bạn vẫn gặp phải các triệu chứng suy giáp đáng kể mặc dù đã thực hiện theo những lời khuyên kể trên thì đây cũng là thời điểm bạn nên dành thời gian để thăm khám với một bác sĩ chuyên khoa, kiểm tra nồng độ TSH chi tiết xem có đang bị quá cao hay không và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để kết luận khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *