ThS.BS Vũ Hồng Chiến, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, BV Bạch Mai cảnh báo biến chứng tiêm filler làm đẹp rất nguy hiểm, với nhiều trường hợp mù mắt, sẹo lồi lõm, thậm chí phải cắt bỏ cả tuyến vú.
Hậu họa khi làm đẹp
Mới đây, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nữ bệnh nhân 24 t.uổi, vào viện trong tình trạng vùng má phải sưng nề tấy đỏ kèm theo sốt. Kết quả siêu âm cho thấy có hình ảnh ổ áp xe; da bề mặt ổ áp xe căng bóng sắp vỡ.
Qua khai thác t.iền sử, bệnh nhân có tiêm filler (chất làm đầy) vào vùng mặt (má và cằm) cách đây 3 năm tại một cơ sở chăm sóc da.
ThS.BS Vũ Hồng Chiến, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho biết, khi khám cho bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy đây là tình trạng n.hiễm t.rùng muộn vùng mặt sau tiêm chất làm đầy.
Các bác sĩ đã phải rạch để lấy filler ra khỏi mặt cô gái trẻ.
“Trong trường hợp bệnh nhân này, nếu không được xử trí kịp thời, ổ áp xe có thể lan rộng, viêm tấy lan tỏa phần mềm, hoặc vỡ ra, để lại sẹo xấu, sẹo lõm cho người bệnh. Bên cạnh đó, những n.hiễm t.rùng vùng mặt nếu không được xử lí đúng cách, vi khuẩn có thể theo đường m.áu vào các tĩnh mạch trong sọ, hoặc gây n.hiễm t.rùng m.áu”, BS Chiến cho biết.
Các bác sĩ đã chủ động trích rạch khối áp xe vùng má để loại bỏ tổ chức mủ dưới da. “Di chứng để lại với bệnh nhân này ít nhất là một vết sẹo lõm vùng má. Điều đáng lo lắng nữa là bệnh nhân từng bị áp xe chỗ tiêm vùng má trái cách đây 2 năm. Do đó, những vùng tiêm khác có thể tiếp tục viêm tấy và tái n.hiễm t.rùng”, BS Chiến nói.
Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn may mắn nhiều hơn các ca bệnh khác. BS Chiến đã gặp không ít các ca biến chứng do làm đẹp không an toàn: “Chúng tôi đã từng gặp một cô gái trẻ sau tiêm filler bị mù cả 2 mắt do tắc mạch. Trường hợp này tổn thương diễn biến rất nhanh và không hồi phục. Thực sự đáng tiếc cho một cô gái trẻ vì muốn mình đẹp hơn cuối cùng lại mất đi thị lực vĩnh viễn. Một trường hợp éo le khác mà chúng tôi gặp, đó là một cô gái đã có gia đình muốn có một bộ ngực đẹp hơn nên đã lựa chọn tiêm filler vào ngực. Kết quả do tiêm những chất không rõ nguồn gốc vào ngực dẫn tới n.hiễm t.rùng tái đi tái lại ở vùng ngực, n.hiễm t.rùng m.áu dẫn đến phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú”.
Nhiều nguy cơ biến chứng khi làm đẹp không an toàn
Theo BS Chiến, đa phần các trường hợp gặp biến chứng khi tiêm filler đều do thực hiện ở các cơ sở không phép; người thực hiện không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình – thẩm mỹ hoặc da liễu, không được đào tạo một cách bài bản về filler.
Điều này rất nguy hiểm, vì tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa, cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
Biến chứng tiêm filler có thể liên quan đến kĩ thuật tiêm hoặc biến chứng do sử dụng các chất làm đầy không được cấp phép.
Trong đó, biến chứng do kĩ thuật tiêm nặng nề nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch m.áu, filler có thể theo mạch m.áu gây tắc mạch, tắc mạch não gây nhồi m.áu não, tắc mạch võng mạc gây mù, tắc mạch m.áu gây hoại tử… Kĩ thuật tiêm không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến n.hiễm t.rùng tại chỗ ở vùng tiêm. Những n.hiễm t.rùng này thường lan tỏa theo các đường chọc kim trong quá trình tiêm.
Để an toàn khi tiêm làm đẹp, TS.BS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo chị em cần lựa chọn những cơ sở chuyên khoa được cấp phép, các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được phép tiêm filler, lựa chọn những loại filler đảm bảo chất lượng đã được cấp phép (FDA, Bộ Y tế).
“Để được tiêm filler, tuyệt đối không thể là các cơ sở Spa, làm đẹp, chăm sóc da hay các cơ sở cắt tóc gội đầu…mà phải là các phòng khám da liễu hoặc phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, các khoa thẩm mỹ tại các bệnh viện”, TS Dung khuyến cáo.
Với những bệnh nhân mới tiêm filler có những biểu hiện của các biến chứng sớm của tắc mạch như mất thị lực, đột quỵ hay yếu nửa người, hoại tử, n.hiễm t.rùng vùng tiêm, thường liên quan đến kỹ thuật tiêm cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lí cấp cứu kịp thời.
Nhiều trường hợp biểu hiện các biến chứng muộn như n.hiễm t.rùng, viêm loét, vón cục…liên quan đến kỹ thuật tiêm hoặc chất liệu làm đầy không đảm bảo, không được cấp phép, lan tỏa trong mô mềm vùng tiêm. Việc điều trị các biến chứng muộn này thường mất nhiều thời gian và để lại nhiều di chứng cả về mặt chức năng và thẩm mỹ, cũng cần tới bệnh viện để chữa trị.
Với những bệnh nhân đã tiêm các loại chất làm đầy không rõ nguồn gốc nhưng may mắn chưa xuất hiện các biến chứng thì cũng nên thăm khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tạo hình, thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu để được theo dõi, đ.ánh giá nguy cơ.
Hàng loạt nguy cơ ung thư khi uống bia rượu quá nhiều
Các chuyên gia cảnh báo, bia rượu không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc một loạt các loại ung thư khác.
TS.BS Vũ Trường Khanh, Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, BV Bạch Mai cho biết, theo các số liệu của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống rượu có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Theo đó, người uống bia rượu từ trung bình đến nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thanh quản từ 2 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Đối ung thư thực quản chỉ cần có uống bia rượu sẽ làm tăng từ 1,3 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Ung thư gan làm tăng gấp 2 lần ở những người có uống bia rượu nhiều, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở người uống nhiều bia rượu mà lại có kèm theo nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ cũng tăng từ 1,23 – 1,6 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều.
Ung thư đại tràng cũng tăng từ 1,2 – 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút t.huốc l.á sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút t.huốc l.á đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
Trong khi đó, nhiều người uống rượu bia như một thói quen, rồi thành nghiện. Bởi khi uống bia rượu chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc.
Nhưng hãy nghĩ về những tác hại nguy hiểm của rượu bia để hạn chế đồ uống có cồn này.
Cồn trong bia rượu là ethanol, đây là chất không gây độc, nhưng khi uống bia rượu vào ethanol sẽ chuyển hóa phần lớn tại gan tạo thành acetaldehyde, đây là chất gây tổn thương tế bào gan dẫn đến gan thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan và ung thư gan. Chất này cũng là yếu tố gây ra ung thư những cơ quan khác trong cơ thể.
Vì thế, Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên uống ít rượu bia.
Theo đó, mức uống rượu trung bình là khi uống không quá 2 đơn vị rượu /ngày với nam giới và không quá 1 đơn vị /ngày với nữ giới. Uống rượu nhiều là khi uống trên 4 đơn vị rượu /ngày với nam giới và trên 3 đơn vị /ngày với nữ giới.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong bia hoặc rượu.
Một đơn vị cồn tương đương với:
– 3/4 lon bia 330 ml (5%);
– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%)