Đau lưng thuộc phạm vi chứng “Yêu thống” trong y học cổ truyền do nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó phần nhiều là do thận hư.
Cổ nhân quan niệm rằng: Lưng là phủ của thận. Thận chủ cốt tuỷ. Thận tinh hư suy thì tinh tuỷ không đầy đủ dẫn đến đau lưng. Có thể dùng một số bào thuốc sau:
Thận lợn
Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng bổ thận, cường yêu (làm khoẻ lưng), ích khí, hoãn giải yêu thống do thận hư. Lấy thận để bổ thận đó chính là một trong những ví dụ điển hình của việc ứng dụng thuyết “dĩ tạng bổ tạng” trong y học cổ truyền. Dân gian thường dùng món ăn – bài thuốc: Thận lợn 1 đôi lọc bỏ màng trắng bên trong đem hầm với đỗ trọng 10g ăn hàng ngày để chữa chứng yêu thống.
Xương dê
Bất luận là xương sống hay xương ống chân đều có công dụng bổ thận khí, cường gân cốt và làm khoẻ lưng gối. Sách bản thảo cương mục viết: Xương sống dê có công dụng bổ thận, làm thông mạch Đốc, chuyên trị yêu thống hạ lỵ; xương ống chân dê chủ trị tỳ hư, thận hư không thể nhiếp tinh và làm khoẻ lưng gối. Kinh nghiệm dân gian thường dùng xương ống chân dê sao cháy rồi tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 3 – 6 g với rượu nhạt đun nóng để chữa đau lưng mạn tính.
Đau lưng cần dùng món ăn bài thuốc để bổ thận
Vừng đen
Vị ngọt , tính bình, có công dụng bổ can thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: Vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân thư chủ trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.
Thịt chim sẻ
Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, ích tinh và làm ấm lưng gối. Sách Nhật hoa tử bản thảo viết rằng : “Ma tước nhục tráng dương ích khí, noãn yêu tất” (thịt chim sẻ có tác dụng tráng dương ích khí và làm ấm lưng gối). Dân gian thường dùng chim sẻ 5 – 10 con làm sạch, rán vàng rồi đem nấu với 50 – 100g gạo tẻ thành cháo, cho thêm 3 củ hành tươi và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày để chữa đau lưng mạn tính.
Hạt sen
Vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng : liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản thảo cương mục cũng viết : “Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp”. Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
Rau hẹ chữa đau lưng
Rau hẹ và hạt hẹ
Công dụng ôn trung, hành khí, tán huyết, “làm ấm lưng gối” (Nhật hoa tử bản thảo), “trị dương hư thận lãnh, dương đạo bất chấn, hoặc yêu tất lãnh thống” (Phương mạch chính tông). Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng đau lưng mạn tính. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, dùng rất tốt cho những người đau lưng mỏi gối do lạnh. Sách Trấn nam bản thảo viết : “Phi tử bổ can thận, noãn yêu tất” (hạt hẹ bổ can thận, làm ấm lưng gối).
Hoài sơn
Công dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục Viết : “Hoài sơn chỉ yêu thống” (hoài sơn có công dụng chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30g đến 60g ninh nhừ, chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng.
Hạt dẻ
Công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Sách Thiên kim yếu phương viết : “Sinh thực chi, thậm trị yêu cước bất toại”. Nhà bác học Lý Thời Trân khuyên rằng : để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.
Hải sâm
Công dụng bổ thận, trị chứng đau lưng và đau gối. Sách Bản thảo tùng tân viết : ” Hải sâm bổ thận ích tinh, tráng dương liệu nuy”. Sách Thực vật nghi kỵ viết : “Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy”. Kinh nghiệm dân gian khuyên những người đau lưng nên dùng hải sâm, thận dê, đỗ trọng, hồ đào nhục, xương sống lợn, lộc giác giao và kỷ tử nấu canh ăn hàng ngày.
Đỗ trọng
Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, cường gân cốt, bổ lưng gối. Sách Thần nông bản thảo kinh viết : “Đỗ trọng chủ yêu cốt thống, bổ trung ích tinh khí, kiện cân cốt. Kinh nghiệm dân gian khuyên những người đau lưng nên dùng 50g đỗ trọng hầm với thận lợn ăn hàng ngày.
Tỏa dương
Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt. Sách Nội mông cổ trung thảo dược viết : ” Tỏa dương trị dương nuy di tinh, lưng đau gối mỏi”. Kinh nghiệm dân gian khuyên những người đau lưng nên nấu cháo tỏa dương ăn hàng ngày.
Nhục thung dung
Tính ấm, vị chua ngọt hơi mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, đùng rất tốt cho những người bị đau lưng. Sách Bản thảo chính nghĩa viết : ” Yêu giả thận chi phủ, thận hư tắc yêu thống, nhục dung bổ thận, thị dĩ trị chi” (lưng là phủ của thận, thận hư tất đau lưng, nhục dung có công dụng bổ thận, nên được dùng để trị đau lưng).
Hà thủ ô
Công dụng bổ can thận, dưỡng tinh huyết. Sách Bản thảo cương mục viết : “Hà thủ ô năng dưỡng huyết ích can, cố tinh ích thận, cường cân cốt, ô long phát, vi tư bổ thực dược” (hà thủ ô dưỡng huyết bổ can, cố tinh ích thận, làm mạnh gân cốt, làm đen râu tóc, đúng là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng vậy)
Đông trùng hạ thảo
Tính ấm, vị ngọt, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh khí. Sách Dược tính khảo viết : “Đông trùng hạ thảo bí tinh ích khí, chuyên bổ mệnh môn. Kinh nghiệm dân gian khuyên những người bị đau lưng nên dùng đông trùng hạ thảo 3g đến 5g hầm cách thủy với gà trống ăn mỗi tuần 1 lần.
Thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ: Top 10 “thực phẩm vàng” bổ thận, tráng dương, ích khí
10 loại thực phẩm sau đây được các chuyên gia Đông y đ.ánh giá là “thực phẩm vàng” bổ thận, chăm sóc sức khỏe, tráng dương, dưỡng khí.
Đông y quan niệm rằng, thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm trong quá trình ăn uống hàng ngày.
Trong các loại thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe của thận, Đông y cho rằng, đây là danh sách những thực phẩm đứng đầu bảng. Chức năng bổ thận, tráng dương của chúng có thể giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
1. Thịt chim cút
Thịt chim cút thơm nhưng không ngấy, luôn được xếp vào hàng thượng phẩm của thịt động vật. Thịt chim cút không chỉ thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều loại muối vô cơ, lecithin, kích thích tố và nhiều loại axit amin thiết yếu.
Thịt và trứng chim cút là những vị thuốc rất tốt, có tác dụng bổ huyết, cường thận, tráng dương. Các nhà y học Đông y truyền thống cho rằng thịt chim cút có thể “bổ ngũ tạng, dưỡng tinh và khí huyết, ấm thận, ích dương”, nam giới thường xuyên ăn thịt chim cút có thể bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, bổ xương.
2. Thịt chim bồ câu
Khả năng sinh sản của chim bồ câu rất mạnh là do chim bồ câu tiết ra nhiều hoocmon s.inh d.ục nên người ta coi bồ câu là một vị thuốc bồi bổ cơ thể và cho rằng nó có tác dụng bổ thận tráng dương.
3. Hải sâm
Hải sâm chứa nhiều arginine có tác dụng cải thiện quá trình điều trị t.inh t.rùng và tăng số lượng t.inh t.rùng một cách hiệu quả. Hải sâm còn có thể bồi bổ âm dương, cải thiện chức năng của thận, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, có tác dụng dưỡng khí rất tốt.
4. Hàu sống
Vì hàu sống rất giàu kẽm nên có thể cải thiện chức năng thận. Hẹ cũng là một thực phẩm bổ thận, và tác dụng bổ thận của nó có thể so sánh với hàu.
5. Gan động vật
Gan động vật giàu chất đạm, chất béo và nhiều loại sinh tố, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh. Gan động vật là lựa chọn hàng đầu của phụ nữ để bổ thận, cách nấu gan động vật rất đơn giản, dù xào, luộc, hấp đều không làm hỏng chất dinh dưỡng trong đó.
Vì vậy, chị em phụ nữ nếu có các triệu chứng như thận bị suy thì nên ăn một ít gan động vật các bữa ăn hàng ngày để tăng cường sinh lực cho thận.
6. Cật/thận lợn
Thận là một món ăn từ nội tạng động vật có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm và cholesterol, ăn vừa phải rất có lợi cho cơ thể.
Ăn thận lợn có thể giảm bớt và điều trị chứng thiếu thận, yếu thận. Vì vậy, người bệnh thiếu thận có thể ăn thận, nhưng thận lại chứa nhiều cholesterol, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng lipid m.áu, vì vậy nên ăn có chừng mực.
7. Rau hẹ
Hẹ được biết đến như một món ăn kích thích t.ình d.ục, có chức năng thanh nhiệt trung khí, bổ thận tráng dương.
Đồng thời, hàm lượng lớn vitamin và chất xơ thô trong hẹ có thể thúc đẩy nhu động ruột và có tác dụng nhất định trong việc điều trị táo bón.
Tất nhiên, hẹ cũng có thể đóng một vai trò phụ trợ trong việc điều trị rối loạn chức năng ở nam giới, và nó là một trong những loại rau cần thiết cho nam giới để tăng cường sinh lực cho thận.
8. Đậu bắp
Trong đậu bắp có chứa một loại chất đồng vàng, có thể điều hòa nội tiết của con người và cải thiện tình trạng rối loạn tuần hoàn của cơ thể, đậu bắp còn có thể làm tăng khả năng sống sót của tế bào, có tác dụng chống lão hóa nên đậu bắp có tác dụng bồi bổ và bảo vệ thận rất tốt.
9. Đậu đen
Đông y cho rằng màu đen đi vào thận, vì vậy ăn đậu đen rất tốt cho thận.
Đậu đen có tính bình, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải độc, nếu ăn thường xuyên còn có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Ngoài ra, biểu bì đậu đen rất giàu anthocyanins, có thể quét các gốc tự do trong cơ thể và chống lại sự lão hóa, đồng thời anthocyanins còn có tác dụng bảo vệ mắt.
10. Hạt dẻ
Hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ can thận tráng gân cốt, thúc đẩy tuần hoàn m.áu, giảm ho, hóa đờm.
Hạt dẻ được bác sĩ nổi tiếng – dược vương Tôn Tư Mạc thời nhà Đường gọi là “quả của thận”. Hạt dẻ có có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ can thận, cường tráng cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn m.áu, giảm ho, hóa đờm.
Hạt dẻ chứa nhiều axit béo không no, vitamin B1, canxi, carotene, vitamin B2, niacin và các chất dinh dưỡng khác. Nó đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch, mạch m.áu não và loãng xương khác.
Tuy nhiên, hạt dẻ chứa hàm lượng đường cao nên bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn nhiều.