Mắc Covid-19 cần lưu ý điều gì để bệnh không trở nặng?

Mới đầu, người bệnh hay gặp các triệu chứng như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Sau 7-10 ngày, nếu không có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển bệnh nhân sẽ hết sốt, dần trở lại bình thường.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị Covid-19 lần thứ 5, trong đó có một số điểm mới như đưa một số loại thuốc mới vào điều trị ca nặng, điều trị dự phòng, tiêu chuẩn xuất viện mới…

Diễn biến lâm sàng của bệnh Covid-19

GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn cho biết thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh hay gặp các triệu chứng như: sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi..

Trong giai đoạn toàn phát, hầu hết các bệnh nhân (khoảng hơn 80%) có chỉ bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi và tự hồi phục sau một tuần. Một số trường hợp có viêm kết mạc, dấu hiệu viêm đỏ các đầu ngón chân… Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Nhiều điểm mới trong phác đồ điều trị Covid-19 vừa được ban hành (Ảnh minh họa).

Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…

Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông m.áu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc n.hiễm t.rùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến t.ử v.ong.

T.ử v.ong xảy ra nhiều hơn ở người cao t.uổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có ARDS bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.

Phân loại mức độ lâm sàng

– Không triệu chứng: Xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

– Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính.

– Mức độ vừa: Viêm phổi.

– Mức độ nặng: Viêm phổi nặng.

– Mức độ nguy kịch : ARDS, sốc…

TS Kính nhấn mạnh hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và hồi sinh cấp cứu là quan trọng.

Các biện pháp theo dõi và điều trị chung

– Nghỉ ngơi tại giường.

– Phòng bệnh cần được thông thoáng, có hệ thống airocide và lọc không khí hoặc đèn cực tím để khử trùng (nếu có).

– Vệ sinh mũi họng, giữ ấm.

– Điều trị triệu chứng: Hạ sốt giảm ho, uống đủ nước, cân bằng dịch, điện giải, dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.

– Tư vấn, hỗ trợ, điều trị tâm lý.

– Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn.

TS Kính lưu ý, tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu như: máy theo dõi độ bão hòa ôxy, hệ thống/bình cung cấp ôxy, thiết bị thở ôxy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ). Những trường hợp có mức độ bệnh từ vừa trở lên được sử dụng thuốc chống đông m.áu và corticoid dự phòng sớm.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, nguyên tắc điều trị hiện nay vẫn là 4 tại chỗ, phân tầng điều trị theo diễn biến bệnh để tránh quá tải.

Cụ thể, người bệnh không triệu chứng, mức độ nhẹ, điều trị tại các cơ sở điều trị ban đầu, bệnh viện dã chiến; mức độ vừa đưa vào bệnh viện quận, huyện hoặc các khoa truyền nhiễm của bệnh viện tỉnh. Những trường hợp nặng, nguy kịch chuyển bệnh viện tỉnh, bệnh viện truyền nhiễm, trung tâm ICU. Các ca bệnh quá khả năng, chuyển tuyến lên các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa của Trung ương.

Ông Khuê đề nghị các bệnh viện phải chú ý các điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm đến tình hình ôxy, máy thở…, hạn chế thấp nhất bệnh nhân t.ử v.ong.

“Tất cả các khu vực điều trị đều cần ôxy, khu vực điều trị bệnh nhân nhẹ cũng phải chuẩn bị sẵn ôxy phòng trường hợp bệnh nhân nhẹ nhưng có bệnh nền, có chuyển biến xấu là thở oxy ngay. Đồng thời, cần theo dõi nồng độ ôxy trong m.áu và các triệu chứng để sẵn sàng cho thuốc điều trị tránh chuyển bệnh nhân sang bệnh nhân nặng”, TS Khuê nhấn mạnh.

Thuốc mới trong điều trị Covid-19

TS Khuê cho biết, có thể xem xét sử dụng kháng thể đơn dòng với bệnh nhân nặng khi Hội đồng chuyên môn cho phép. Bên cạnh đó, trong phác đồ điều trị mới, lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền.

“Đây là phương thuốc rất kinh điển những ngày nghèo khó trước kia. Một số nước cũng đưa vào điều trị cho thấy hiệu quả với cúm. Vì thế, những bệnh nhân ít triệu chứng, triệu chứng nhẹ nên dùng thuốc này cùng với nâng cao thể trạng, dinh dưỡng”, TS Khuê nói.

Về vấn đề này, TS Kính cũng cho biết Hội đồng đề nghị Cục Y dược cổ truyền phối hợp Cục Khoa học và đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng và báo cáo kết quả với Hội đồng để xem xét bổ sung hướng dẫn.

3 món cháo hỗ trợ điều trị “ôn bệnh”, giảm triệu chứng COVID-19

Theo Đông y, ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp phần nhiều do phong ôn và xuân ôn. Đặc điểm chung “ôn dịch” là dễ lây lan, diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt, bệnh dễ hóa táo nhiệt tổn thương âm tân dịch.

Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh COVID-19, đều có triệu chứng như: Sốt ho, khó thở, nhức mỏi, ớn lạnh…

Đông y cho rằng “ôn bệnh”, còn gọi ngoại cảm ôn tà, dễ bị tổn thương đến phần âm “tân dịch”, phép trị vừa giải nhiệt tà vừa cố giữ đến phần âm. Người bệnh nên ăn các món bổ mát giải nhiệt tà, ức chế vi khuẩn virus phát triển.

Sau đây là 3 loại cháo dược bổ mát hỗ trợ điều trị chứng “Ôn dịch”, có tác dụng giảm triệu chứng COVID-19 như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi, mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe.

1. Người bệnh mới bị sốt ho, ho khan, thở mệt nghẹt mũi, mạch phù sác (tà khí phần vệ).

Lúc này cần bổ mát giải nhiệt tà, sinh tân dịch, hóa trệ.

Dùng bài Cháo đậu xanh : Đậu xanh cả vỏ 100g, nước, gia vị, đường hoặc muối vừa đủ hầm nhừ ăn ngày vài lần.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt mát; tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát, sinh tân dịch giải tất cả các chất độc, trừ phiền nhiệt lợi ngũ tạng… Vỏ đậu giải nhiệt độc, sáng mắt. Tính thành phần dinh dưỡng:100g đậu xanh ăn được có 23,8g protein; 0,5g chất béo; 58,8g đường; 0,22g caroten; 0,53mg vitamin B1; C (4mg) E; K; 1,8 PP; 80mg Ca; 360mg P; 6,8mg Fe; 332 Calo. Món ăn bổ mát dễ tiêu giàu dưỡng chất tăng cường kháng thể rất thích hợp với người đang sốt cao hoặc hết sốt còn mệt mỏi đề kháng kém, t.rẻ e.m, người lớn ăn kém hư nhược khó tăng cân, người đang bị đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.

Cháo đậu xanh cả vỏ rất tốt cho người bệnh mới bị sốt ho, ho khan, thở mệt nghẹt mũi,…

Gia giảm: Nếu sốt ho nhiều kéo dài, thêm 80g lá dâu tươi non nấu lấy nước vừa đủ nấu với đậu. Nếu sốt cao co giật thêm 80g búp lá tre tươi nấu lấy nước bỏ bã nấu với đậu xanh.

Nếu sốt, miệng khô khát, phối hợp uống nước sinh tố trái cây như nước mía, bột sắn dây, nước mơ, nước dâu, sơ ri, quít, chanh, bưởi đều tốt.

Lưu ý: Khi đang sốt ôn bệnh không nên ăn món khô cứng nóng khó tiêu, hạn chế ăn nhiều thịt, đạm động vật,… tuy bổ dưỡng nhưng khó hấp thu, dễ tích nhiệt làm sốt cao hơn kéo dài ngày hơn.

2.Người bệnh sốt cao, ho đau đầu, miệng khát, nhiều mồ hôi, mạch hồng, sác (tà bệnh phần khí).

Giai đoạn này cần thanh nhiệt, dưỡng âm, sinh tân dễ tiêu.

Dùng bài Cháo đậu đen : Đậu đen 100g, nước vừa đủ nấu nhừ cho thêm muối, đường, gừng, gia vị vừa đủ, ăn ngày vài lần.

Theo đông y, đậu đen vị ngọt mát khí êm không độc, tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt sinh tân, chỉ huyết, giải độc… Thành phần dinh dưỡng của đậu đen khá đa dạng: 100g đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro; muối khoáng 56mg%; canxi 354mg%; P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% caroten; 0,51% vitamin B, PP; 3mg% vitamin C. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen cũng khá cao. Cháo đậu đen rất thích hợp duy trì phục hồi sức khỏe với người sốt cao mất tân dịch nóng bứt rứt.

Cháo đậu đen hỗ trợ điều trị ôn bệnh giai đoạn sốt cao, ho đau đầu, miệng khát, nhiều mồ hôi…

Gia giảm: Nếu sốt cao, nhức mỏi nhiều, tiểu vàng ít do tích nhiệt, thêm rau má tươi, cát căn (sắn dây) rễ cỏ tranh, mỗi thứ 60-80g. Các vị nấu lấy nước bỏ bã, hầm đậu ăn ngày vài lần. Nếu sốt cao miệng khô khát phối hợp cho uống nước bột sắn dây, hoặc nước dừa, nước cam, nước chanh, nước trái cây tươi đều tốt.

Lưu ý nếu đang sốt cao đột ngột tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa do “thoát dương”, lúc này cần dưỡng âm ích khí liễm hãn. Gia giảm: Thêm nhân sâm 20g, mạch môn 40g, gừng tươi 20g, gạo mới 80g, đậu đen, nấu cháo hoặc nấu lấy nước uống. Khi thoát dương không nên cho ăn uống món vị chua mát lạnh quá dễ làm huyết áp tụt, trụy mạch.

3.Người bệnh sốt kéo dài, tâm phiền nhiệt, về đêm nóng bứt rứt… (Tà vào phần doanh phần huyết).

Giai đoạn này cần dưỡng âm ích khí. Dùng Bài cháo gạo tẻ nhân sâm : Gạo tẻ 80g, nhân sâm 20g, lá tre 40g, mạch môn 20g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, thạch cao 20g. Các vị nấu lấy nước bỏ bã, cho gạo nấu cháo ăn ngày vài lần.

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh “Gạo tẻ có vị thơm ngọt tính bình, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ cơ thể, nhờ đó làm nguồn sống. Tinh thành phần dinh dưỡng của gạo nguyên cám gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6… và nhiều dưỡng chất quý đối với sức khỏe. Đây là bài Trúc diệp thạch cao thang gia giảm dùng rất tốt thời kỳ bệnh hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại; hoặc t.rẻ e.m sốt nhẹ kéo dài; người mắc chứng “Thoát dương” đang sốt cao đột ngột tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa.

Cháo gạo tẻ nhân sâm rất tốt cho người bị ôn bệnh sốt kéo dài, tâm phiền nhiệt, về đêm nóng bứt rứt…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *