Sự thật về nước tăng lực: Bạn có đang lầm tưởng?

Không ít đồn đoán về nước tăng lực gây ra những lo ngại không đáng có cho người dùng .

Vậy thực hư là gì?

Sau đây là những thông tin khoa học giúp người dùng có sự nhìn nhận khách quan và đúng đắn hơn về thức uống quen thuộc hàng ngày – nước tăng lực.

Tìm hiểu sự thật các đồn đoán về nước tăng lực

“Chưa được sản xuất với những quy định cụ thể”

Trên thực tế, nước tăng lực không giống với những loại nước giải khát hay thực phẩm chức năng thông thường, thành phần hay công dụng còn khá mơ hồ với một số người. Tuy nhiên, không phải không có quy định cụ thể nào về nước tăng lực.

Để có thể lưu hành trên thị trường, các nhãn hàng nước tăng lực phải thông qua sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng. Chẳng hạn, để được giới thiệu ra thị trường như một loại thực phẩm/đồ uống an toàn và gắn nhãn FD&C (Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ Phẩm), thương hiệu nước tăng lực Red Bull phải được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm chứng đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn và các quy luật thực thi.

“Chứa lượng caffeine đáng lo ngại”

Trên thực tế, caffeine có trong hơn 60 loại thực vật và được tiêu thụ an toàn mỗi ngày bởi hàng tỉ người trên thế giới, có trong nhiều loại thực phẩm như cà phê, trà và chocolate.

Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế (IFIC), phần lớn các loại nước tăng lực có chứa lượng caffeine tương đương hoặc thậm chí thấp hơn một tách cà phê. Caffeine là một trong những thành phần cơ bản có trong nước tăng lực giúp kích thích hoạt động của não, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung.

“Lượng đường cao gây hại sức khoẻ”

Đường là loại carbohydrate phổ biến có trong nhiều loại thực phẩm từ trái cây, nước ép trái cây cho đến các loại đồ uống khác bao gồm cả nước tăng lực. Đường cũng là thành phần duy nhất của nước tăng lực cung cấp calo.

Carbohydrate trong trái cây hay Red Bull đều được chuyển hóa cùng phương cách

Như các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác, nước tăng lực nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải và là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, và lối sống lành mạnh. Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), người trưởng thành có sức khỏe hoàn toàn bình thường nên tiêu thụ mức 400mg caffeine trong ngày để đảm bảo an toàn. Trên thế giới, những người muốn đạt hiệu quả khi sử dụng nước tăng lực mà không tiêu thụ đường cũng có thể sử dụng dòng sản phẩm với các công thức không bao gồm đường glucose.

Gây kích thích thần kinh do thành phần có taurine”

Taurine đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển võng mạc và thần kinh, tiến trình điều chỉnh nồng độ canxi của tế bào và chức năng miễn dịch… Taurine có trong cơ thể người cũng như trong các mặt hàng thực phẩm phổ biến như cá, sò điệp, và sữa bột dành cho t.rẻ e.m. Năm 2015, EFSA đã xác nhận rằng các tác dụng kích thích mà taurine có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương là không thể xảy ra.

Với nước uống tăng lực, taurine là một trong những hoạt chất chính giúp tinh thần sảng khoái, đẩy lùi mệt mỏi. Năm 2009, cùng với nhiều cơ quan y tế trên toàn thế giới, EFSA đã kết luận việc tiêu thụ một hàm lượng taurine có trong nước tăng lực hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Một người nặng 70kg có khoảng 70g taurine phân bổ khắp cơ thể

“Uống nước tăng lực có thể gây nghiện”

Thành phần chính của nước tăng lực gồm caffeine, taurine, đường và các loại vitamin nhóm B giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi được tiêu thụ với một liều lượng hợp lý, chúng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì vậy, việc sử dụng nước tăng lực tùy thuộc vào từng nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người. Không riêng nước tăng lực, bất kỳ đồ uống hay thực phẩm chức năng nào cũng nên được tiêu thụ trong hạn mức vừa phải để phát huy tối đa công dụng và đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng.

“Không được kết hợp với thức uống có cồn”

Ủy ban Chính phủ Anh về Độc tính của Hóa chất trong Thực phẩm, Sản phẩm Tiêu dùng và Môi trường (UK COT) cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu cho thấy nước tăng lực có tác động tiêu cực hoặc tích cực trên rượu. Ngoài ra, cũng theo EFSA, dựa trên các bằng chứng khoa học có sẵn, không tồn tại mối tương quan có hại nào giữa rượu và caffeine từ bất kỳ nguồn thực phẩm nào, kể cả nước tăng lực.

Không có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng rượu chung với nước tăng lực có thể gây hại sức khỏe

Tuy nhiên, người dùng nên tiêu thụ các loại thức uống có cồn trong một liều lượng cho phép để duy trì sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Chuẩn bị kiến thức kỹ càng, chọn những thương hiệu uy tín và dùng một cách khoa học đó sẽ là chìa khóa để mỗi người yên tâm trên hành trình chọn mua và tiêu dùng sản phẩm.

5 thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nếu bạn phải vật lộn với việc chìm vào giấc ngủ hoặc thức dậy với cảm giác mệt mỏi, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm tra xem mình đang ăn gì và ăn khi nào.

Những thói quen ăn uống không lành mạnh có thể khiến bạn trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy, hãy tránh chúng để giấc ngủ không bị gián đoạn.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Theo nghiên cứu, caffeine có thể gây trở ngại cho giấc ngủ ngay cả khi tiêu thụ đến 6 giờ trước khi đi ngủ.

Caffeine cản trở hoạt động của một chất hóa học được gọi là adenosine, có đặc tính an thần và tích tụ trong não để báo hiệu giấc ngủ. Hợp chất kích thích có thể can thiệp vào nhịp sinh học và trì hoãn giấc ngủ của bạn.


Uống quá nhiều caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài cà phê, caffeine còn có trong trà, nước ngọt, nước tăng lực và sô cô la.

Ăn thức ăn cay

Thức ăn cay có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và gây khó chịu trong đêm. Hạn chế hoặc tránh ớt, cà ri và các loại thực phẩm có tính nóng khác.

Ngoài ra, thực phẩm có tính axit cao, đặc biệt là nước ngọt, có thể góp phần vào việc thức giấc vào ban đêm.

Uống quá nhiều chất lỏng

Tiêu thụ một lượng lớn bất kỳ chất lỏng nào vào buổi tối có thể làm tăng số lần đi tiểu, góp phần làm bạn tỉnh giấc trong đêm.

Cố gắng tránh uống nước gần giờ đi ngủ để giúp đảm bảo một đêm không bị gián đoạn.

Tiêu thụ quá nhiều đường

Ăn đồ ăn vặt có chứa nhiều đường trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ.


Tiêu thụ quá nhiều đường trước khi đi ngủ có thể làm giãn đoạn giấc ngủ. Ảnh: NHẬT LINH

Nancy Z. Farrell Allen, chuyên gia dinh dưỡng tại Virginia và là phát ngôn viên truyền thông quốc gia của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống ở Hoa Kỳ cho biết: “Nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ lượng đường quá cao có thể khiến phụ nữ sau mãn kinh đổ mồ hôi vào ban đêm.”

Rượu

Chuyên gia dinh dưỡng Farrell Allen giải thích, uống một ly rượu vang hoặc một cốc rượu có thể giúp bạn dễ ngủ, nhưng uống trước khi đi ngủ có thể làm phiền giấc ngủ của bạn vào ban đêm.

Nó có thể cản trở giấc ngủ sâu, làm tăng số lần đi tiểu đêm và khiến chúng ta mất nước kèm theo chứng đau đầu, theo CNN Health.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *