Thật tuyệt vời nếu thực sự cà phê có thể là lá chắn chống lại Covid-19

Một nghiên cứu tiết lộ rằng uống cà phê hằng ngày có thể ngăn ngừa Covid-19, theo The Health Site .

Uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm được khoảng 10% nguy cơ mắc Covid-19?. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ai có thể nghĩ rằng tách cà phê yêu thích mỗi sáng lại có thể là vị cứu tinh trong đại dịch Covid-19?

Nhưng một nghiên cứu đã được thực hiện ở Mỹ đã tiết lộ cà phê có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19.

Kết quả cũng cho thấy tiêu thụ ít thịt chế biến hơn và nhiều rau hơn cũng có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm Covid-19. ẢNH SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu nói gì?

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Northwestern (Mỹ), xuất bản trên tạp chí về dinh dưỡng Nutrients .

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ của 40.000 người Anh trưởng thành tại Ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank của Anh, nhằm nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố trong chế độ ăn uống như uống cà phê hằng ngày, ăn nhiều cá béo, ăn thịt chế biến, ăn nhiều rau xanh và trái cây, ăn thịt đỏ… với tỷ lệ nhiễm Covid-19.

Kết quả đã nhận thấy, những người uống ít nhất 1 tách cà phê trở lên mỗi ngày có thể giảm được khoảng 10% nguy cơ mắc Covid-19, so với những người uống ít hơn, theo The Health Site .

Người mê cà phê có thêm tin vui với nghiên cứu này

Tại sao cà phê có tác dụng này?

Các nhà khoa học lý giải nguyên nhân là do cà phê có tác động tích cực đến các dấu ấn sinh học gây viêm như CRP, interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u I (TNF-I).

Điểm cần lưu ý ở đây là những dấu ấn sinh học này cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ t.ử v.ong do Covid-19 gây ra, theo The Health Site .

Hơn nữa, uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người cao t.uổi.

Nên ăn nhiều rau, ít thịt chế biến

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tiêu thụ ít thịt chế biến hơn và ăn nhiều rau hơn cũng có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm Covid-19.

Kết quả này ủng hộ ý tưởng rằng các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, từ đó ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm Covid-19.

Không chỉ cà phê, mà còn có những loại thực phẩm khác mà bạn có thể giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19.

Các nhà nghiên cứu cho rằng ăn nhiều rau hơn và giảm tiêu thụ thịt chế biến sẵn cũng có thể giúp phát triển khả năng miễn dịch tốt hơn đối với virus, theo The Health Site .

Những lợi ích tuyệt vời khác của cà phê

Thạc sĩ khoa học Diane Vizthum, nhà nghiên cứu dinh dưỡng của Trường Y Đại học Johns Hopkins, cho biết: Cà phê chứa chất chống ô xy hóa và các hoạt chất khác có thể làm giảm viêm bên trong và bảo vệ chống lại bệnh tật.

Ảnh . SHUTTERSTOCK

Sau đây là những lợi ích sức khỏe hàng đầu của cà phê:

Giúp kéo dài t.uổi thọ : Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người uống cà phê ít có nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường và bệnh thận.

Giúp cơ thể xử lý đường tốt hơn : Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống nhiều cà phê ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn.

Giảm nguy cơ bị suy tim : Uống 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa suy tim

Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson : Caffeine không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson mà còn có thể giúp những người mắc bệnh kiểm soát tốt hơn các cử động của họ.

Tốt cho gan : Cà phê có tác dụng bảo vệ gan của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nhiều khả năng có mức men gan tốt hơn.

Bảo vệ AND – chống ung thư : Cà phê rang đậm làm giảm sự đứt gãy trong các sợi ADN, vốn xảy ra tự nhiên nhưng có thể dẫn đến ung thư hoặc khối u nếu không được các tế bào sửa chữa.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống cà phê giảm đến 26% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, theo Johns Hopkins.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheime r: Nghiên cứu cho thấy 2 tách cà phê mỗi ngày có thể bảo vệ đáng kể khỏi căn bệnh này. Đặc biệt, phụ nữ từ 65 t.uổi trở lên uống 2 – 3 tách cà phê mỗi ngày ít có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ nói chung.

Giảm nguy cơ bị đột quỵ: Đối với phụ nữ, uống ít nhất 1 tách cà phê mỗi ngày có thẻ giảm nguy cơ đột quỵ, theoJohns Hopkins .

Bột trà xanh và cà phê, thức uống nào tốt hơn?

Bột trà xanh (matcha) và cà phê đều là những thức uống phổ biến có lượng tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn cầu.

Theo Hãng nghiên cứu tiếp thị toàn cầu Research and Markets, thị trường matcha toàn cầu đạt trị giá 1,63 tỉ USD hồi năm 2018 và dự kiến lên tới 2,69 tỉ USD vào năm 2026, trong khi giá trị thị trường cà phê toàn cầu đã vượt 100 tỉ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vậy bạn có từng thắc mắc thức uống nào có lợi hơn cho sức khỏe hay chưa?

Lợi ích của matcha và cà phê

Cả cà phê và matcha đều là những thức uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Antioxidants, nếu dùng hằng ngày thì cà phê là một nguồn cung tốt về các chất chống ôxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, bệnh Parkinson và t.ử v.ong vì nhiều nguyên nhân.

Còn theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Advances in Psychiatric Treatment, thành phần caffeine trong thức uống này có thể cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức, nhưng nó cũng dễ làm cho người dùng thấy hồi hộp và làm trầm trọng thêm chứng lo âu và rối loạn giấc ngủ nếu uống ở liều lượng cao. Thông thường, 1 ly cà phê dung tích 236ml cung cấp từ 80-100mg caffeine.

Trong khi đó, trà xanh rất giàu hoạt chất tự nhiên có trong thực vật polyphenol, bao gồm một nhóm chất chống ôxy hóa gọi là catechin. Trong một nghiên cứu tiến hành hồi năm 2020, các chuyên gia phát hiện việc uống trà hằng ngày – kết hợp với chế ăn uống lành mạnh – có liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và t.ử v.ong vì mọi nguyên nhân ở người trưởng thành.

Trước đó, hoạt chất chính epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh được chứng minh là có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kháng viêm và chống ôxy hóa, cũng như giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tích tụ chất béo trong thành động mạch. Trà xanh cũng chứa L-theanine, một axít amin có thể giúp giảm căng thẳng tinh thần và lo lắng.

Tuy cũng là một loại trà xanh, nhưng matcha được tăng cường hàm lượng dưỡng chất cao hơn các loại trà khác, nhờ vào quy trình trồng và xử lý khác biệt. ược biết, cây trà xanh dùng làm matcha thường được che nắng trong vài tuần trước khi thu hoạch, nhằm kích thích lá trà sản xuất nhiều chất diệp lục hơn khi ở trong điều kiện ít ánh nắng. Lượng diệp lục tăng thêm này làm cho lá trà có màu xanh đậm hơn, mang hương vị thơm hơn và chứa nhiều dưỡng chất nhất định. Lá trà sau khi thu hoạch được xử lý cẩn thận và nghiền thành loại bột mịn, có màu xanh tươi. Song nhìn chung, hàm lượng caffeine trong một ly matcha thông thường thấp hơn so với một ly cà phê.

Cách chọn lựa thức uống tốt cho sức khỏe

Cả hai thức uống giàu caffeine và các chất chống ôxy hóa mạnh mẽ này có điểm chung nổi trội là giúp tăng cường sự tập trung và tỉnh táo cho người dùng. Tuy vậy, lựa chọn loại nào là phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy ra sao khi uống cà phê.

Chẳng hạn, nếu đang mắc chứng lo âu và bị trào ngược axít, bạn cần nói “không” với cà phê vì thức uống này có thể làm trầm trọng thêm cảm giác hồi hộp cũng như triệu chứng trào ngược axít. Trong trường hợp này, matcha là thức uống thay thế tốt cho cà phê.

“Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của một người với caffeine, trà xanh/matcha có thể cung cấp một giải pháp thay thế ít gây buồn nôn hơn. Sự hiện diện của L-theanine trong trà xanh/matcha còn có thể làm giảm tác động của caffeine đối với hệ thần kinh” – chuyên gia dinh dưỡng Desiree Nielsen giải thích thêm.

Sự thực là ngày càng nhiều người chọn matcha làm thức uống vì nó có vị đậm hơn trà xanh truyền thống, mà lại ít tạo cảm giác hồi hộp và tăng nhịp tim như khi dùng cà phê. Do chứa hàm lượng L-theanine cao hơn các loại trà khác, matcha còn có thể giúp làm dịu tác dụng của caffeine đối với người uống.

Còn nếu bạn không có vấn đề gì khi tiêu thụ caffeine, thì cứ việc uống luân phiên giữa cà phê và matcha ở liều lượng vừa phải. Nhưng nhớ là kiểm soát các thành phần thêm vào khi pha chế – như đường, kem, sôcôla và siro caramel, để tránh tiêu thụ thức uống quá ngọt sẽ gây hại cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *