Nhiều người cho rằng tắm đêm sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, nhất là khi thời tiết lạnh giá như hiện nay…
Vậy điều này có đúng không?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch m.áu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn m.áu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu c.hết trong vòng vài phút.
Người bị đột quỵ có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Tắm đêm có thể dẫn đến đột quỵ?
Nhiều người cho rằng tắm đêm dễ bị đột quỵ. Thực tế cho thấy tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Chính vì vậy, không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h.
Lý do vì đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp có thể lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của m.áu, các mạch m.áu bị co lại và rất dễ gây thiếu m.áu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch m.áu não.
Tắm đêm vào mùa đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu m.áu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch m.áu bị vỡ).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Người bị các bệnh lý tim mạch như: hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,…;
Người bị tăng huyết áp;
Người bị tiểu đường;
Người bị rối loạn lipid m.áu;
T.iền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu m.áu não thoáng qua hoặc bệnh tim;
Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng m.a t.úy…
Người hút t.huốc l.á chủ động hoặc hít phải khói t.huốc l.á thụ động dẫn đến mỡ tích tụ trong động mạch, tăng nguy cơ m.áu đông;
Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục;
Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng cholesterol cao;
Về t.uổi tác, người trong nhóm t.uổi từ 55 t.uổi trở lên có nguy cơ cao hơn; Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới; Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Người bị tăng huyết áp dễ mắc đột quỵ nếu không kiểm soát tốt.
Có thể phân loại đột quỵ như sau:
– Đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ
Thiếu m.áu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
– Đột quỵ do huyết khối
Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu m.áu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu m.áu tại chỗ.
– Đột quỵ do thuyên tắc
Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây tắc mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.
3 biểu hiện của đột quỵ cần biết
– Biểu hiện khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì nếu có biểu hiện thì dễ nhận ra tình trạng méo mặt, lệch mặt.
– Biểu hiện ở tay, chân: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê tay một bên, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,…
– Biểu hiện ở lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hay nói đớ.
Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:
Lẫn lộn, sảng, hôn mê;
Thị lực giảm sút, hoa mắt;
Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;
Đau đầu;
Buồn nôn, nôn ói,…
Tóm lại: Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch m.áu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học. Hạn chế tắm đêm vì đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ;.
– Cần tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe
– Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,…;
– Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ;
– Không sử dụng các chất kích thích;
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…
– Lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn.
Dấu hiệu không thể bỏ qua về đột quỵ ở người trẻ
Theo UCHealth (15/11/2023), tỉ lệ người từ 18 đến 45 t.uổi bị đột quỵ đang tăng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nhóm t.uổi nào khác.
Tỉ lệ người từ 18 đến 45 t.uổi bị đột quỵ đang tăng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ nhóm t.uổi nào khác. (Ảnh: ITN)
Tính riêng khu vực Bắc Colorado (Hoa Kỳ), số thanh niên bị đột quỵ đã tăng gần gấp đôi trong vài năm qua.
Vì thực tế này, Anderson, một nhà thần kinh học tại Bệnh viện Đa khoa Mass., khuyến nghị rằng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên xem xét các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở người trẻ t.uổi và giúp họ quản lý các yếu tố nguy cơ đó hiệu quả hơn, trước khi xảy ra đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ
Anderson cho rằng các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở người trẻ t.uổi cũng tương tự như ở người lớn t.uổi: huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao và béo phì. Tất cả những vấn đề này đang trở nên phổ biến hơn ở người Mỹ trẻ t.uổi.
Ngoài ra, người trẻ còn có thêm các yếu tố nguy cơ “thầm lặng” gây đột quỵ, chẳng hạn như:
Lối sống ít vận động, làm việc quá nhiều tại bàn làm việc và không có đủ thời gian hoạt động ngoài trời.
Sử dụng chất gây nghiện, bao gồm t.huốc l.á, nicotine, rượu, m.a t.úy và căng thẳng.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu giúp ngăn chặn cơn đột quỵ. (Ảnh: ITN)
Đây đều là những yếu tố rủi ro có thể thay đổi được và nếu được quản lý đúng cách, bạn có thể ngăn ngừa đột quỵ.
Theo UCHealth, đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ (do mạch m.áu bị tắc nghẽn) chiếm 87% tổng số ca đột quỵ và 60% đột quỵ ở người dưới 50 t.uổi.
Mặc dù đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết xảy ra chủ yếu ở những người trên 55 t.uổi nhưng tỷ lệ ngày càng gia tăng ở người trẻ t.uổi.
CDC lưu ý rằng 23% số người từ 18 đến 39 t.uổi bị tăng huyết áp, làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ.
Có một số tình trạng ít phổ biến hơn có thể khiến người ta bị đột quỵ khi còn trẻ, bao gồm t.iền sử gia đình, ảnh hưởng di truyền hoặc trong thời gian gần đây là COVID-19, có thể gây ra đông m.áu bất thường. Rung nhĩ do nhiều nguyên nhân cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Việc sử dụng thuốc mang thai và thuốc tránh thai cũng là góp phần gây ra đột quỵ.
Phương pháp nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ
Một bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ nên nhanh chóng tiến hành nhiều xét nghiệm chẩn đoán. (Ảnh: ITN)
Anderson cho rằng điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu đột quỵ ở mọi lứa t.uổi, vì nhận biết sớm cho phép chúng ta tìm kiếm sự trợ giúp sớm, điều này có thể mang lại kết quả tốt.
Việc nhận biết sớm thậm chí giúp ngăn chặn cơn đột quỵ vì có nhiều phương pháp điều trị có thể được áp dụng trong vài giờ đầu đến 24 giờ sau khi cơn đột quỵ bắt đầu. Điều trị sớm cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng phát triển.
Anderson khuyến nghị những người trẻ t.uổi cần nắm được “B.E., F.A.S.T.” – phương pháp xác định đột quỵ:
– Cân bằng: Bạn có bị mất thăng bằng hoặc chóng mặt đột ngột không?
– Mắt: Bạn có bị mất thị lực không?
– Khuôn mặt: Khuôn mặt hoặc nụ cười của bạn trông không đều đặn, hoặc một bên khuôn mặt của bạn bị xệ xuống?
– Cánh tay: Một cánh tay hoặc chân có bị thõng xuống hoặc bạn cảm thấy yếu một bên?
– Lời nói: Bạn đang gặp khó khăn khi nói, giao tiếp hoặc hiểu người khác, hoặc lời nói của bạn bị ngọng?
Cách đơn giản giúp người trẻ phòng tránh đột quỵ
Theo Anderson, mỗi phút trôi qua kể từ khi các triệu chứng bắt đầu có thể đồng nghĩa với việc sức khỏe và khả năng của bạn sẽ có thêm nguy cơ bị tổn hại vĩnh viễn.
Người có triệu chứng đột quỵ không nên lái xe, ăn, uống hoặc đi ngủ. Theo Tạp chí Thần kinh học (xuất bản ngày 17 tháng 9 năm 2013), những bệnh nhân trẻ t.uổi ít đề phòng đột quỵ vì họ không hiểu nguy cơ lớn từ đột quỵ.
Theo Anderson, một bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ nên nhanh chóng tiến hành nhiều xét nghiệm chẩn đoán, sau đó là xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm liên quan đến các vấn đề liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như siêu âm tim, chụp động mạch não, v.v.
Tùy thuộc vào chẩn đoán cuối cùng, chiến lược tái tưới m.áu có thể hiệu quả và có vẻ an toàn ở người trẻ t.uổi. Tuy nhiên, phương pháp làm tan huyết khối hoặc làm tan cục m.áu đông chỉ được chấp thuận cho những người từ 18 t.uổi trở lên.
Tốt nhất, người trẻ t.uổi nên phòng ngừa đột quỵ bằng cách điều chỉnh các yếu tố nguy cơ bao gồm lối sống, chế độ ăn uống và kiêng sử dụng những chất gây kích thích.