Một nơi trong phòng tắm có thể là ổ chứa vi khuẩn c.hết người

Một loại vi khuẩn được tìm thấy trong vòi sen gây ra bệnh viêm phổi có thể gây t.ử v.ong.

Đó là vi khuẩn Legionella – có thể gây c.hết người nếu hít phải, đôi khi ẩn trong vòi sen, theo nhật báo Anh Express.

Hít phải vi khuẩn Legionella có thể lây truyền bệnh viêm phổi – được gọi là bệnh Legionnaires – có khả năng gây c.hết người. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 10 người mắc bệnh thì có một người t.ử v.ong.

Vi khuẩn Legionella thường tích tụ trong vòi sen hoặc vòi nước khi không sử dụng thường xuyên.

Một loại vi khuẩn được tìm thấy trong vòi sen có thể gây ra bệnh viêm phổi “có thể gây t.ử v.ong”. Ảnh SHUTTERSTOCK

Vi khuẩn này chuyên lây nhiễm vào các tế bào miễn dịch của con người, như đại thực bào.

Theo công ty chuyên xử lý nước WCS của Anh, khi mở vòi hoa sen hoặc vòi nước, các giọt nước nhiễm vi khuẩn Legionella sẽ lây lan qua các bụi nước nhỏ. Mọi người dễ dàng hít những bụi nước này vào phổi. Sau đó, phổi bị nhiễm khuẩn Legionella gây ra bệnh Legionnaires hoặc sốt Pontiac.

Trang web Điều hành An toàn Sức khỏe của chính phủ Anh tuyên bố: “Bệnh Legionnaires là một dạng viêm phổi có khả năng gây t.ử v.ong và ai cũng có thể bị nhiễm bệnh”, theo Express.

Tuy nhiên, những người hút thuốc, nghiện rượu nặng, người mắc bệnh hô hấp mạn tính, bệnh nhân tiểu đường và người trên 45 t.uổi sẽ dễ bị viêm phổi nặng.

CDC Mỹ cho biết thêm, đối với những người mắc bệnh Legionnaires điều trị tại bệnh viện, cứ 4 người sẽ có 1 người t.ử v.ong.

Nên làm gì để tránh nhiễm bệnh?

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo nước rỉ sét từ vòi bằng thép không gỉ có thể khiến con người có nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng này.

Vi khuẩn Legionella thường tích tụ trong vòi sen hoặc vòi nước khi không sử dụng thường xuyên. Ảnh SHUTTERSTOCK

Phát hiện này là kết quả của một thử nghiệm được thực hiện bởi Wilco van der Lugt, một kỹ sư an toàn người Hà Lan, người đã đóng góp vào các hướng dẫn của châu Âu về việc ngăn ngừa vi khuẩn.

Nhóm của ông đã nhận thấy trong trường hợp có rỉ sét kết hợp với vi khuẩn Legionella trong vòi bằng thép không gỉ – được sử dụng ở các hộ gia đình, có đến một nửa số mẫu đã bị nhiễm vi khuẩn.

Trước đây, các nhà khoa học đã khẳng định rằng các hạt rỉ sét từ ống sắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Legionella phát triển. Thường là do nước trong hệ thống bị ứ đọng quá lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, theo Express.

Nước đọng tạo điều kiện cho Legionella phát triển. Để giảm rủi ro, nên xả sạch các vòi nước không thường xuyên sử dụng – cả vòi sen và vòi nước, ít nhất hằng tuần. Bình chứa nước cần được vệ sinh định kỳ và kiểm tra cặn bẩn hoặc dấu hiệu ăn mòn, theo trang web Cơ quan An toàn, Sức khỏe và Môi trường của Anh.

Phát hiện loại vi khuẩn có gien kháng kháng sinh

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một số loại vi khuẩn ở Nam Cực sở hữu các gien có khả năng chống lại thuốc kháng sinh.

Các vi khuẩn này dù ở Nam Cực nhưng vẫn có thể lây lan ra khỏi vùng này.

Nghiên cứu được đăng trên chuyên san Science of the Total Environment, do các nhà khoa học tại Đại học Chile ở thành phố Santiago (Chile) thực hiện. Từ năm 2017 đến 2019, họ đã thu thập các mẫu vật ở Nam Cực để nghiên cứu, theo hãng tin Reuters.

Một số loại vi khuẩn có gien kháng kháng sinh được tìm thấy ở Nam Cực. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nhóm phát hiện vi khuẩn Pseudomonas, một trong những nhóm vi khuẩn phổ biến ở Nam Cực, dù không gây bệnh nhưng lại mang các gien kháng kháng sinh. Các chất khử trùng thông thường như đồng, clo hay amoni bậc bốn đều không thể ảnh hưởng đến vi khuẩn này.

Trong khi đó, vi khuẩn Polaromonas ở Bắc Cực lại có khả năng chống lại kháng sinh beta-lactam. Đây là nhóm kháng sinh lớn được dùng để điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng phổ biến.

Sở dĩ một số loại vi khuẩn này có được “siêu năng lực” kháng kháng sinh là nhờ chúng tiến hóa để thích ứng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Nam Cực.

“Chúng tôi biết đất ở bán đảo Nam Cực, một trong những vùng cực chịu tác động mạnh nhất của băng tan, là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn”, tiến sĩ Andres Marcoleta, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Một số vi khuẩn này được thừa hưởng gien có khả năng kháng kháng sinh từ tổ tiên chúng. Vấn đề các nhà khoa học quan tâm là khả năng chúng lây lan ra khỏi Nam Cực.

“Vấn đề cần phải đặt ra là liệu biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm hay không”, tiến sĩ Marcoleta nói.

Một kịch bản có thể xảy ra là vi khuẩn chứa các gien kháng kháng sinh này có thể thoát khỏi Nam Cực và truyền gien đó cho các loại vi khuẩn khác. Điều này có thể thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm khó trị bằng kháng sinh trong tương lai, theo Reuters.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *