Những bộ phận của tôm chứa ‘cả ổ vi khuẩn’, tuyệt đối không nên ăn

Tôm là món ăn bổ dưỡng quen thuộc của nhiều người, nhưng nhiều bộ phận của tôm chứa cả ổ vi khuẩn, tuyệt đối không nên ăn kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là những lợi ích khi ăn tôm.

Ngăn ngừa bệnh về xương

Tôm là nguồn cung cấp nhiều canxi nhất trong số các sinh vật biển. Một con tôm tươi chứa khoảng 52 mg canxi, 37 mg magie và 152 IU vitamin D.

Tất cả hợp chất quan trọng này góp phần duy trì sức khỏe xương và giúp ngăn ngừa vấn đề sức khỏe như loãng xương, viêm xương khớp.

Bảo vệ mắt

Những loại thực phẩm giàu carontenoid như lutein, meso-Zeaxanthin, -carotene, vitamins C, vitamin E và axit béo omega đều có khả năng bảo vệ sức khỏe mắt. Các hợp chất này sở hữu đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, duy trì sức khỏe dây thần kinh và bảo vệ mạch m.áu.

Giàu hợp chất chống ung thư

Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.

Bảo vệ sức khỏe gan

Astaxanthin hiệu quả hơn gấp 100 lần so với vitamin E trong việc ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid và làm giảm tích tụ mỡ trong gan. Trong một thí nghiệm trên động vật tại Đại học Pennsylvania’s Perelman, các chuyên gia nhận thấy, astaxanthin có khả năng điều chỉnh các gen liên quan đến quá trình sản sinh lipogen và lipid mà không ảnh hưởng tới các gen liên quan đến quá trình oxy hóa axit béo trong gan.

Sai lầm cần tránh khi ăn tôm

Ăn tôm c.hết lâu

Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi c.hết histidine bị vi khuẩn p.hân h.ủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi c.hết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm c.hết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.

Ăn quá nhiều tôm một lúc

Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.

Ăn tôm sống

Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.

Thực phẩm không nên ăn cùng tôm

Tôm không ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.

Tôm không dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.

Tôm không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây c.hết người.

Tôm không kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.

Tôm không ăn cùng cà chua số lượng lớn: Gây ra ngộ độc thực phẩm.

Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.

Những người không nên ăn tôm

Người đang bị ho

Nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị dị ứng với tôm

Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.

Người bị cường giáp nên ăn ít tôm

Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.

Người dễ bị tiêu chảy

Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric m.áu và viêm khớp

Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Những bộ phận của tôm không nên ăn

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã c.hết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Vỏ

Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.

Đầu

Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Cách nấu lẩu cá khoai tươi ngon đơn giản kiểu miền Trung

Cách nấu lẩu cá khoai thơm ngon, hấp dẫn để đãi cả nhà cùng thưởng thức bạn đã biết chưa? Ngoài những món ăn trong bữa cơm thì cá khoai còn có thể chế biến thành món lẩu chua cay,Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp thực hiện ngay món ăn hấp dẫn này thôi.

Cách nấu lẩu cá khoai cũng không có gì là quá khó. Cá khoai là đặc sản miền biển Quảng Bình hoặc Vũng Tàu. Thịt cá khoai chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo không no… rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong Đông y cá khoai còn được xem là một vị thuốc có tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận trường… Cá khoai thường được dùng để nấu canh, nấu cháo và ngon nhất là nấu lẩu. Lẩu cá khoai với thành phần nguyên liệu quen thuộc nhưng sức hấp dẫn không thua kém gì các loại lẩu khác.

1. Hướng dẫn cách nấu lẩu chua cá khoai tươi ngon miệng

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu

Muốn món lẩu cá khoai ngon thì khâu chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu rất quan trọng. Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:

500 gram cá khoai tươi

500 gram xương ống hoặc xương gà

Cà chua, hành tây, tỏi, ớt

Các loại hải sản như tôm, mực, sò (tuỳ thuộc vào sở thích của bạn)

Bún tươi

Rau ăn kèm: rau muống, rau nhút, cải mầm…Me chua, hành lá, thì là

Nước mắm, bột nêm, đường, tiêu…


Nguyên liệu nấu lẩu cá khoai chua cay ngon miệng. Ảnh: Internet.

1.2. Cách chọn cá khoai ngon cho món lẩu

Chọn mua những con cá khoai còn tươi, trên lưng còn ánh lên những t.ia m.áu hồng li ti dọc theo thân, mắt cá lồi và không vẩn đục. Cá khoai tươi có màu xám bạc, thân trong. Ngược lại, cá ươn sẽ có thân đục trắng, mềm nhũn.Cá tươi có mùi tanh đặc trưng, mình lạnh. Nếu bạn thấy cá có mùi tanh, ươn và mùi lạ nghĩa là cá đã không còn tươi.Thường thì cá khoai có trong vòng từ tháng 10 đến hết tháng 12 âm lịch, vì vậy bạn hãy lựa chọn thời điểm này để mua được cá khoai tươi ngon nhất.

1.3. Cách nấu lẩu cá khoai tươi chua cay thơm ngon, không bị tanh

1.3.1. Sơ chế cá khoai không bị tanh và chuẩn bị các nguyên liệu

Cá khoai mua về bạn rửa qua nước muối loãng, m.ổ b.ụng bỏ ruột, cắt bỏ đầu sau đó rửa lại bằng nước lạnh cho sạch. Kế đến cắt cá thành từng khúc 3 – 4 cm rồi ướp cá với nước cốt chanh. Sau đó vớt cá ra rổ để ráo và xếp cá ra dĩa.Xương ống heo chặt miếng, rửa sạch, trần qua nước sôi để khử mùi hôi. Tiếp theo, cho xương vào nồi hầm nhừ để lấy nước dùng nấu lẩu.Mực tươi làm sạch, rửa sơ qua rượu trắng để khử mùi tanh, để ráo, cắt miếng rồi xếp ra dĩa.Tôm bạn cắt râu, rửa sạch với nước để ráo. Sò ngâm qua nước vo gạo để nhả hết bùn đất, vớt ra rửa lại với nước cho sạch rồi để ráo.


Sơ chế cá và các nguyên liệu dùng kèm với lẩu. Ảnh: Internet.

Rau nhúng lẩu bạn có thể sử dụng nhiều loại như rau muống, rau cải cúc … trong đó ngon nhất phải kể đến là rau mầm. Tất cả các loại rau bạn nhặt bỏ những ngọn dập nát, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo, khi ăn thì cho rau ra đĩa.Hành lá, thì là rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Chừa lại một ít hành lá, thì là xắt nhuyễn.Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Hành tím, tỏi đ.ập dập, băm nhuyễn.Me chua ngâm trong nước ấm trong 5 phút cho mềm, sau đó rây qua lưới lọc để lấy phần thịt me

1.3.2. Cách nấu nước nhúng lẩu cá khoai tươi

Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng dầu ăn. Dầu nóng thì cho hành tỏi băm vào phi vàng thơm, rồi cho cà chua vào xào để có màu đẹp.Khi cà mềm thì cho nước hầm xương ở trên vào đun sôi.Khi nước dùng sôi, bạn gia vị muối, bột nêm, đường, nước mắm, phần nước me, ớt xắt sao cho vị chua chua cay cay là được. Thêm chút hành lá, thì là xắt nhuyễn rồi tắt bếp.


Nước lẩu cá khoai phải vừa có vị chua thanh, vừa có vị cay nồng. Ảnh: Internet.

1.3.3. Trình bày và thưởng thức lẩu cá khoai

Cho nước lẩu vào nồi nấu lẩu. khi ăn xếp các loại nguyên liệu gồm cá khoai, mực, tôm… các loại rau nhúng, nước mắm ớt ra bàn. Đặt nồi lẩu ở giữa, khi nước lẩu sôi thì bạn cho cá khoai, mực vào nồi. Nước sôi lại thì cho các loại rau vào nồi lẩu nhúng chín, ăn kèm với nước mắm ớt cay nồng.Thịt cá khoai rất mềm, nhanh nhũn nên bạn không nên cho toàn bộ số cá khoai vào nồi lẩu mà chia thành từng đợt, ăn hết phần này hãy cho phần khác vào.2. Cách nấu lẩu cá khoai hương vị Quảng Bình

Quảng Bình sở hữu những món ăn ngon, độc đáo, đậm chất vùng miền mà không phải ở đâu cũng có, trong đó phải kể đế món lẩu cá khoai. Nước nhúng lẩu cá ở đây có hương vị đặc trưng từ nước mẻ. Cùng tìm hiểu cách chế biến được chia sẻ dưới đây.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 kg cá khoai

500 gram xương ống hoặc xương sườn

Cà chua, hành tím, tỏi

Rau cần, thì là, hành lá

Nghệ tươi100 ml nước mẻ

Bún tươi, rau sống

Gia vị nước mắm, tiêu xay, bột ngọt…


Món lẩu cá khoai ở Quảng Bình có vị chua đặc trưng của nước mẻ. Ảnh: Internet.

2.2. Cách nấu lẩu cá khoai Quảng Bình

2.2.1. Sơ chế cá khoai và các nguyên liệu

Xương ống rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó đem đi hầm nhừ lấy nước dùng.Cà chua bỏ hột, băm nhuyễn. Nghệ tươi giã nát rồi cho vào nước lọc mẻ.Hành lá, thì là, rau cần rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.Cá khoai mua về rửa sạch, bỏ ruột, cắt bỏ đầu, bỏ đuôi. Bạn có thể để nguyên con hoặc cắt khúc, sau đó ướp cùng với một chút gia vị muối, tiêu hoặc ớt.2.2.2. Cách nấu lẩu cá khoai ngon kiểu miền Trung
Phi thơm hành tím băm nhuyễn rồi cho cà chua vào xào chín. Chút hết phần cà chua vào nồi hầm xương, nêm gia vị cho vừa ăn.Cho phần nghệ tươi và nước mẻ vừa chuẩn bị vào nồi lẩu để nước lẩu có vị chua thanh và mùi thơm của nghệ.Sau khi nấu xong, bạn có thể bày nước dùng, cá, bún, rau và các món ăn kèm lên bàn để thưởng thức.Lẩu cá khoai đạt tiêu chuẩn có vị thơm của cá, vị ngọt của xương, vị chua mát của mẻ và mùi thơm của nghệ. Lẩu có màu đỏ của cà chua, vàng của nghệ trông rất đẹp mắt.


Lẩu cá khoai thường được dùng kèm với bún và các loại rau. Ảnh: Internet.

Cá khoai là thực phẩm giàu dinh dưỡng vì vậy bạn đừng quên bổ sung nó vào thực đơn món ngon hằng ngày của gia đình mình nhé. Cách nấu lẩu cá khoai hơi chiếm thời gian ở khâu sơ chế nguyên liệu nhưng bước nấu lẩu thì vô cùng đơn giản đúng không nào? Hãy cùng vào bếp trổ tài nấu món lẩu cá khoai bổ dưỡng cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *