Trong nghiên cứu một loạt trường hợp hồi cứu gần đây được công bố trên tạp chí chuyên ngành Lancet Infectious Diseases, các nhà khoa học Anh đã đưa ra chi tiết về cách thức lây lan bệnh đậu mùa khỉ cũng như báo cáo về việc sử dụng hai loại thuốc kháng virus đặc hiệu trong việc điều trị căn bệnh này.
Một phần tế bào da của một con khỉ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra các đặc điểm lâm sàng khác nhau của bệnh, việc phát hiện và khả năng đáp ứng thuốc ở 7 bệnh nhân được xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh trong giai đoạn 2018 – 2021 thông qua đ.ánh giá hồ sơ hồi cứu. Nghiên cứu đã đ.ánh giá tất cả hồ sơ của những người mắc bệnh được quản lý tại các trung tâm chuyên về bệnh truyền nhiễm ở Liverpool, London, and Newcastle.
Tất cả 7 bệnh nhân này đều trẻ t.uổi, không có bệnh lý nền. 4 người trong số này mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nước ngoài, trong khi 3 người mắc bệnh trong nước. Cả 7 bệnh nhân đều có các tổn thương da khác nhau, bao gồm các nốt sẩn, mụn nước, mụn mủ, loét và vảy. 3 bệnh nhân đầu tiên trong năm 2018 được điều trị bằng brincidofovir đường uống. Bệnh nhân mắc bệnh năm 2021 được điều trị bằng thuốc tecovirimat. Nghiên cứu kết luận dù các phác đồ điều trị và kiểm soát n.hiễm t.rùng tối ưu đối với bệnh đậu mùa khỉ hiện vẫn chưa có, song dữ liệu ban đầu cho thấy brincidofovir ít phát huy hiệu quả. Trong khi đó, các nghiên cứu trước đó về tecovirimat trên bệnh đậu mùa khỉ ở người vẫn được đảm bảo.
Theo các nhà nghiên cứu, diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là một thách thức, cần nhiều nguồn lực để kiểm soát. Nghiên cứu khuyến nghị các nhân viên y tế trên toàn cầu cần cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ từ các du khách nhập cảnh.
Trong khi đó, Tiến sĩ Rosamund Lewis, chuyên gia phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết ở thời điểm hiện tại, WHO không tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ bên ngoài châu Phi sẽ dẫn đến một đại dịch trên phạm vi toàn cầu. Trong tuyên bố, bà Lewis cũng cho hay hiện vẫn thể xác định những người bệnh không triệu chứng có thể làm lan truyền virus đậu mùa khỉ hay không. Theo thống kê, trong tháng 5, thế giới đã ghi nhận hơn 300 trường hợp nghi ngờ và được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ, chủ yếu là ở châu Âu. WHO đang xem xét liệu xu hướng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có được coi là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) như với COVID-19 hay Ebola hay không, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và tài trợ để ngăn chặn bệnh dịch.
Bệnh đậu mùa khỉ được biết đến từ hơn 40 năm trước, là một loại bệnh lây nhiễm từ động vật hoang dã sang người. Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do lần đầu tiên được các chuyên gia của Đan Mạch phát hiện trên loài khỉ (macaques) từ năm 1958. Khoảng 12 năm sau, những trường hợp đầu tiên phát bệnh ở người được phát hiện tại CHDC Congo thuộc Tây Phi. Các nhà khoa học cho rằng virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi tiếp xúc gần với khỉ, chuột hoặc các loài gặm nhấm khác ở các khu rừng phía Nam sa mạc Sahara. Virus cũng có thể lây từ người sang người.
Trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này, Anh là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca mắc ngày 7/5.
Theo Cố vấn y tế của Cơ quan Y tế Anh Susan Hopkins, nước này đã phát hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng mà không có yếu tố liên quan đến khu vực Tây Phi, nơi được cho là nguồn gốc của căn bệnh này. Căn bệnh với biểu hiện ban đầu là sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi hay sưng hạch bạch huyết này cũng đã lây lan ra nhiều nước khác ở châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông. Theo các nhà khoa học, bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có thể gây t.ử v.ong và t.rẻ e.m nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ bị nặng hơn.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ là gì, triệu chứng thế nào đang là mối quan tâm của nhiều người.
Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae. Virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958. Ca đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt b.ắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, đệm.
Bệnh thường diễn biến nặng ở t.rẻ e.m, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày (thường từ 6-13 ngày). Đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.
Ảnh minh họa người bị đậu mùa khỉ. (Ảnh: AFP)
Người bị bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện triệu chứng khởi phát ban đầu như sốt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết…
Khi sốt, bệnh nhân sẽ phát ban mẩn ngứa sau 1-3 ngày. Mụn mủ thường bắt đầu trên mặt sau đó lan ra nhiều bộ phận khác. Số lượng mụn mủ có thể là vài nốt cho tới vài nghìn nốt. Sau đó, số mụn mủ này sẽ vỡ ra rồi đóng vảy trước khi biến mất.
Đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, 1 chủng ở Tây Phi và chủng ở Congo. Chủng ở Congo nặng hơn chủng ở Tây Phi. Theo thống kê, các bệnh nhân mắc đậu mùa chủng Tây Phi phần lớn và nhẹ với tỷ lệ t.ử v.ong khoảng 1%. Trong khi đó, chủng ở Congo thường nặng hơn và có tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 10%.
Theo các chuyên gia, thông thường, bệnh đậu mùa khỉ lành tính, lây lan hạn chế và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống virus để hạn chế sự lây lan và giảm nguy cơ bệnh nặng.
Bệnh đậu mùa khỉ hiện không có vaccine phòng ngừa, nhưng theo chuyên gia, vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả lên tới 85% trước đậu mùa khỉ. Chính vì vậy, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa ngay khi có cơ hội.
Ngoài ra, do lây lan qua con đường tiếp xúc gần nên cách tốt nhất để phòng ngừa đậu mùa khỉ là thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, khử khuẩn bề mặt và cách ly khi có triệu chứng…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5. Tính đến 21/5, thế giới ghi nhận 92 ca mắc bệnh, 28 ca nghi ngờ và chưa ghi nhận t.ử v.ong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có t.iền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây.