Nốt ruồi tự nhiên đổi màu sau một đêm, đi khám phát hiện bị ung thư

Khi nhận thấy nốt ruồi trên cổ đột nhiên phồng rộp và chuyển sang màu đen, Fry biết phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu.

Megan Fry, 33 t.uổi, hiện sống ở thành phố Minneapolis (Mỹ) biết rằng đó là việc cấp bách.

T.iền sử gia đình bị ung thư da

Khi Fry 10 t.uổi, cha cô đi làm xét nghiệm sinh thiết da và nhận kết quả bị ung thư tế bào hắc tố. Ung thư đã di căn nên không thể loại bỏ hoàn toàn và ông qua đời không lâu sau đó.

“Sau khi chứng kiến bố bị bệnh, tôi hiểu tầm quan trọng của việc phải luôn quan tâm tới sức khỏe của mình”, Fry tâm sự.

Nốt ruồi biến đổi là dấu hiệu ung thư.

Cô có rất nhiều nốt ruồi và tàn nhang nên thường đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra phòng ngừa. Hầu hết các sinh thiết ban đầu của cô là lành tính, nhưng khi cô hơn 20 t.uổi, mọi chuyện thay đổi.

“Không may, sinh thiết của tôi bắt đầu cho kết quả ác tính. Tôi phải điều trị nhiều lần trong vòng 8 năm qua”, cô kể.

Fry nghi ngờ tình trạng của mình liên quan đến với t.iền sử gia đình. Gần đây cô được biết rằng bà nội của mình cũng bị ung thư da.

Dấu hiệu ung thư da

Hiệp hội Da liễu Mỹ lưu ý dấu hiệu ung thư liên quan tới nốt ruồi và tàn nhang trên da:

– Không đối xứng, hai bên của nốt ruồi trông không giống nhau

– Các đường viền không đều, không rõ ràng

– Màu sắc nốt ruồi khác nhau có thể là nâu, đen, trắng, đỏ hoặc xanh

– Đường kính nốt ruồi lớn hơn cục tẩy bút chì

– Các nốt ruồi phát triển kích thước, thay đổi hình dạng hoặc chuyển màu

Sau khi xem ảnh chụp nốt ruồi và t.iền sử bệnh của gia đình Fry, Tiến sĩ Margareth Pierre-Louis nhận định ban đầu, đó là ung thư biểu mô tế bào đáy.

Sau các xét nghiệm khẳng định, Tiến sĩ Pierre-Louis đã loại bỏ phần da bị bệnh của Fry. Fry đã khỏi bệnh.

Tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất, chiếm ít nhất 55% các loại ung thư da.

Trước khi chuyển đến Minneapolis, Fry sống ở Colorado và dành nhiều thời gian ở ngoài trời, làm vườn, chèo thuyền kayak và tận hưởng thiên nhiên. Cô tâm sự, mình là một “người đi tìm mặt trời”. Dù vậy, Fry vẫn lưu ý đến việc bảo vệ làn da của mình và tránh ánh nắng trực tiếp.

“Tôi đội một chiếc mũ rộng vành, che kín cánh tay, lưng. Thói quen đó thực sự không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của tôi”, cô chia sẻ.

Fry hy vọng câu chuyện của mình sẽ khuyến khích những người khác thực hiện các biện pháp bảo vệ như bôi kem chống nắng, che chắn làn da khi ra bên ngoài.

Ung thư tế bào hắc tố: Dấu hiệu nhận biết bệnh

Ung thư tế bào hắc tố chiếm khoảng 5% các loại ung thư da và khoảng 1% các loại ung thư. Theo nhiều nghiên cứu thì số lượng bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố ngày càng tăng.

Phần lớn các bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố gặp ở người nhiều t.uổi, t.uổi trung bình mắc bệnh khoảng 60, ít gặp ở người trẻ. Tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là tương đương nhau.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tế bào hắc tố

Theo Bệnh viện Da liễu Trung ương, ánh nắng mặt trời là tác nhân chủ yếu gây ung thư tế bào hắc tố, trong đó tia cực tím (UV), có thể gây nên những biến đổi của nhiễm sắc thể. Đây có thể là nguồn gốc của ung thư. Do vậy, càng ở những vùng có nhiều tia cực tím thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Cháy nắng là yếu tố thuận lợi đối vói ung thư tế bào hắc tố. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư tế bào hắc tố đều có t.iền sử bị cháy nắng khi còn trẻ. Người ta thấy rằng những người da trắng, làm việc trong văn phòng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chỉ bị cháy nắng 1 đến 2 lần trong dịp nghỉ mỗi năm có tỉ lệ mắc bệnh cao.

Ảnh: Irish Medical.

Ung thư tế bào hắc tố rất hiếm gặp ở t.rẻ e.m. Theo kết quả một số nghiên cứu, khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố xuất hiện trên bớt bẩm sinh, nhất là các bớt bẩm sinh khổng lồ. Rất hiếm gặp ung thư tế bào hắc tố ở trẻ sơ sinh, xuất hiện tự nhiên hay di căn từ mẹ sang con qua rau thai.

Theo một số nghiên cứu, 2 đến 5% ung thư tế bào hắc tố có tính chất gia đình. 30% những bệnh nhân có t.iền sử gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố có những bất thường của gen pl6 trên chromosome 9p21.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư tế bào hắc tố

Ung thư tế bào hắc tố nông

Thể này thường gặp ở người da trắng (chiếm 70% ung thư tế bào hắc tố ở người da trắng), lứa t.uổi từ 40 đến 50. Tổn thương xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ thường bị ở cẳng chân và nam giới lại gặp nhiều ở lưng.

Lúc đầu tổn thương có màu nâu xen kẽ màu xanh, bờ không đều, kích thước nhỏ và phẳng sau tiến triển lan rộng ra xung quanh, để lại sẹo teo hoặc nhạt màu ở giữa. Sau một thời gian tổn thương trở nên dày, xuất hiện các nốt, cục, loét, c.hảy m.áu. Một đặc điểm nổi bật của ung thư tế bào hắc tố là hiện tượng màu sắc không đồng nhất với sự xen kẽ giữa màu nâu và màu đen hay màu xám ở tổn thương.

Thể này cần chẩn đoán phân biệt với nốt ruồi không điển hình (Atypical naevus). Những nốt ruồi không điển hình thường xuất hiện từ bé hay trong quá trình phát triển của cơ thể, kích thước nhỏ, giới hạn không rõ với da lành. Trường hợp nghi ngờ, nên phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổn thương và làm xét nghiệm mô bệnh học để xác định.

Ngoài ra, trên lâm sàng, ung thư tế bào hắc tố cũng dễ nhầm với hạt cơm da dầu, tăng sắc tố do ánh nắng, hay ung thư tế bào gai nhiễm sắc tố.

Ung thư tế bào hắc tố thể u

Thể này thường hay gặp ở lứa t.uổi 50 đến 60 t.uổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Thương tổn là những u nhỏ, nổi cao trên mặt da, hình vòm đôi khi có cuống, thường có màu nâu đỏ. Thương tổn có thế loét, hay dễ c.hảy m.áu, hay tăng sắc tố rải rác trên bề mặt. Thương tổn hay gặp ở thân mình, tuy nhiên có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh tiến triển nhanh nên thường được chẩn đoán muộn hơn so với thể nông bề mặt và có tiên lượng xấu.

Ung thư tế bào hắc tố của Dubreuilh

Loại ung thư này thường gặp ở người nhiều t.uổi. Thương tổn là các dát màu nâu hay đen hình dạng không đều. Các dát này thường xuất hiện ở vùng da hở như má, thái dương và trán. Thương tổn tiến triển lâu nhiều tháng, nhiều năm có xu hướng lan rộng ra xung quanh đồi khi lành ở giữa, sau đó xuất hiện u ở trên tổn thương, báo hiệu sự xâm lấn sâu xuống phía dưới. Ở giai đoạn sớm, cần chẩn đoán phân biệt với dày sừng da dầu, dày sừng do ánh nắng. Cả hai loại tổn thương này đều rất nông trên bề mặt, tăng sắc tố đồng đều, mầu nâu xám, không bóng.

Các thể khác của ung thư tế bào hắc tố

– Thể đầu chi: Loại ung thư này chiếm khoảng 10% ung thư tế bào hắc tố ở người da trắng và chiếm trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố ở châu Á. Thương tổn thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt là ở gót chân (chiếm 50% ung thư tế bào hắc tố ở bàn chân). Khởi đầu là một vùng da tăng sắc tố màu sắc không đồng nhất, màu nâu xen kẽ màu đen xám, giới hạn không rõ ràng, không đau, không ngứa. Thương tổn lan rộng ra xung quanh, có thể loét hay xuất hiện các khối u nổi cao.

– Thể niêm mạc: Ung thư tế bào hắc tố có thể thấy ở niêm mạc miệng, s.inh d.ục, quanh h.ậu m.ôn, nhưng hiếm gặp. Thương tổn thường là mảng da tăng sắc tố, tiến triển nhanh chóng lan ra xung quanh, nhưng cũng có thể phát triển rất chậm nhiều năm trước khi nổi cao trên mặt da. Đối với tất cả những thương tổn tăng sắc tố ở niêm mạc, cần làm sinh thiết mặc dù về mặt lâm sàng chưa có biểu hiện ác tính.

– Ung thư tế bào hắc có giảm sắc tố xung quanh tổn thương

Hiện tượng này đôi khi cũng xảy ra ở xung quanh một nốt ruồi và thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh. Trên hình ảnh mô bệnh học người ta thấy có sự thâm nhiễm nhiều bạch cầu và có thể đây là phản ứng của cơ thể chống lại các tế bào ung thư. Ý nghĩa của hiện tượng này chưa rõ, nhưng những bệnh nhân như vậy thường có tiên lượng tốt.

– Ung thư tế bào hắc tố phát triển từ nốt ruồi

Trên 50% các trường hợp ung thư tế bào hắc tố xuất hiện ở vùng da bình thường. Tuy nhiên, ung thư tế bào hắc tố có thể xuất phát từ những tổn thương sắc tố (nốt ruồi, bớt sắc tố bẩm sinh). Bệnh nhân càng có nhiều nốt ruồi không điển hình càng có nguy cơ biến thành ung thư tế bào hắc tố.

Do vậy, cần theo dõi sự tiến triển của các nốt ruồi. Trong trường hợp nốt ruồi có những thay đổi, cần phẫu thuật cắt bỏ và nên theo dõi 3 đến 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết có thể chụp ảnh để dễ so sánh.

Ung thư tế bào hắc tố thứ phát

Khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố là thương tổn thứ phát mà không thấy thương tổn nguyên phát. Thương tổn thường là một khối u đơn độc, khu trú dưới da hoặc trong da hay niêm mạc. Thương tổn này có thể là sự di căn từ u hắc tố ở các cơ quan phủ tạng, hoặc ở da đã thoái triển. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp không xác định được thương tổn nguyên phát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *