Người đàn ông 38 t.uổi được đưa đến BV Chợ Rẫy trong tình trạng lơ mơ, vật vã do dùng “m.a t.úy nước biển”, thứ dễ gây hôn mê sâu, ngưng hô hấp, có thể t.ử v.ong.
Theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ngày 24/5, đơn vị này vừa cứu sống một trường hợp bị ngộ độc Gama Hydroxybutyrate – còn gọi là “m.a t.úy nước biển”.
Bác sỹ điều trị cho trường hợp ngộ độc “m.a t.úy nước biển.” (Nguồn: baogiaothong.vn)
Nam bệnh nhân K. (38 t.uổi, ngụ tại TP.HCM) được đưa đến đây cấp cứu vào ngày 1/5/ trong tình trạng lơ mơ, vật vã. Người nhà cho biết anh và 2 người bạn sử dụng chất kích thích có tên “m.a t.úy nước biển”, pha vào rượu để uống.
Sau đó, anh K. lơ mơ, vật vã, kích thích nên được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi anh được cấp cứu tích cực. Ngoài tình trạng bị kích thích vật vã, bệnh nhân còn tăng men tim và tăng men cơ (biểu hiện của hủy cơ) rất cao. Điều này cho thấy anh K. bị tổn thương nặng nề trên cơ tim và cơ vân. Hậu quả của tình trạng hủy cơ nặng là suy thận nặng, ekip điều trị phải lọc m.áu mới có thể cứu sống được bệnh nhân.
Người nhà cũng cho biết trong số hai người bạn cùng uống với bệnh nhân, một người đã t.ử v.ong. Người còn lại cũng cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, sau khi nhập viện địa phương điều trị một ngày thì tình trạng ổn định và được xuất viện.
Theo TS Nguyễn Thị Thủy Ngân, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, “m.a t.úy nước biển” là dạng m.a t.úy lỏng, không màu, không mùi, vị hơi mặn. Tuy nhiên, vẫn có những dạng chế phẩm khác như dạng bột hoặc viên nén và viên nang.
Chất này được một nhà hóa học người Nga giới thiệu lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX. Những năm đầu thập niên 60-70 của thế kỉ XX, con người sử dụng chất này trong lĩnh vực gây mê do nó có tác dụng ức chế thần kinh.
Tuy nhiên sau đó nó bị ngưng sử dụng vì có tác dụng phụ, gây ngừng hô hấp. Nó chỉ được khuyến cáo dùng ở một số nước châu Âu, Mỹ cho các bệnh nhân cai rượu, t.huốc p.hiện khác hoặc đang điều trị rối loạn giấc ngủ; đặc biệt khuyến cáo sử dụng trong y khoa dưới sự giám sát của bác sỹ.
Trong y khoa, “m.a t.úy nước biển” có tên là Gama Hydroxybutyrate (viết tắt là GHP). Chính vì vậy, giới “ăn chơi” thường gọi nó bằng tiếng lóng là “Vitamin G.”
Nhiều người khi sử dụng cho rằng chất này an toàn, uống xong chỉ tạo cảm giác hưng phấn chứ không bị ảnh hưởng gì về sau. “Đây hoàn toàn là những quan niệm sai lầm. Vì sau khi uống, người ta thường bị kích thích, hưng phấn, không cảm nhận được những nguy hiểm nên rất dễ gây ra tai nạn sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông khi sử dụng xe máy, ôtô…
Thực tế đã có những trường hợp sử dụng thuốc này dẫn đến hưng phấn, trèo trên cao rồi ngã xuống hoặc bỏng nặng,” bác sĩ Thủy Ngân khuyến cáo.
Còn ở liều vượt ngưỡng, người dùng có thể mê, ngủ sâu. Đã có những trường hợp bị “bỏ quên,” vì nghĩ rằng dùng thuốc xong chỉ ngủ thôi nhưng thực ra là bệnh nhân mê rất sâu, bị ngưng hô hấp, có thể t.ử v.ong. Đây có thể là nguyên nhân người bạn của bệnh nhân K. bị gục c.hết trên xe lúc về nhà.
Do nguy cơ bị lạm dụng và gây hại cho người dùng rất cao, “m.a t.úy nước biển” được lực lượng phòng chống m.a t.úy của Mỹ xếp vào danh mục I của nhóm thuốc cần kiểm soát chặt chẽ.
Vừa sạc vừa chơi điện tử, nam thanh niên nhập viện với bàn tay bị giập nát
Sáng 24-5, theo tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, tại đây vừa tiếp nhận nam thanh niên tên là V.V.T (ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) nhập viện với bàn tay trái bị giập nát, vùng mặt có nhiều vết thương do điện thoại phát nổ khi vừa sạc vừa chơi điện tử.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao (Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức) xem phim chụp bàn tay của nạn nhân.
Theo đó, trong lúc nam thanh niên này vừa sạc vừa chơi điện tử thì chiếc điện thoại bỗng nhiên phát nổ. Ngay sau đó, T được người nhà nhanh chóng chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức trong tình trạng bàn tay trái gần như giập nát.
Tại đây, người bệnh đã được các bác sĩ kịp thời phẫu thuật xử lý vết thương. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân, Khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao (Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức) cho biết, người bệnh đã được tiến hành phẫu thuật xử lý mỏm cụt ngón 1,2; khâu vết thương ngón 3, xử lý vết thương phần mềm vùng mặt và vết thương cẳng chân.
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận một nam bệnh nhân tên là N.T (23 t.uổi, công nhân xây dựng tại Hà Nội) bị mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan như: Thủng màng nhĩ, gãy tay trái… do nổ điện thoại khi sạc.
Các bác sĩ khuyến cáo, gần đây, nhiều vụ tai nạn do nổ điện thoại khi đang sạc gây cụt chi, bỏng mặt… Mặc dù đã được cảnh báo nhiều nhưng những vụ tai nạn tương t.ự v.ẫn xảy ra. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.