Các quan chức y tế toàn cầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến 22/5, ghi nhận ít nhất 92 ca đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc gia. Cơ quan này cho rằng sắp tới, các ca nhiễm sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia vốn trước đây chưa từng ghi nhận căn bệnh này.
Ở cuộc họp giao ban cuối tuần trước, một quan chức y tế công cộng Mỹ đ.ánh giá rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ với công chúng vào thời điểm này là khá thấp.
Đậu mùa khỉ là bệnh lý do virus gây ra, đặc trưng với các triệu chứng sốt cũng như phát ban sần sùi đặc biệt.
Nó liên quan tới bệnh đậu mùa nhưng thường nhẹ hơn, có tỷ lệ t.ử v.ong khoảng 1%. Hầu hết các bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2-4 tuần.
Khác với đậu mùa, đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết. (Ảnh: Reuters)
Loại virus này không dễ lây truyền như SARS-CoV-2 đang hoành hành hơn 2 năm qua.
Các chuyên gia tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện lây lan qua tiếp xúc gần gũi với ca bệnh. Điều này đậu mùa khỉ dễ kiểm soát hơn nếu phát hiện được các trường hợp nhiễm bệnh. “COVID lây lan theo đường hô hấp và có khả năng lây nhiễm cao. Điều này có vẻ không đúng với bệnh đậu mùa khỉ”, Tiến sĩ Martin Hirsch của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) nói.
Tuy nhiên, nhà dịch tễ học David Heymann của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đậu mùa khỉ đang lây truyền trong cộng đồng theo đường quan hệ t.ình d.ục, làm tăng khả năng lây lan của căn bệnh trên toàn thế giới.
Giới chức y tế các nước chưa biết nguyên nhân virus đột ngột lây lan. Angela Rasmussen, nhà virus học tại Tổ chức Thuốc chủng ngừa và Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Saskatchewan ở Canada cho biết một số yếu tố như làn sóng bùng nổ du lịch hậu COVID-19, biến đổi khí hậu đang thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan của virus bệnh đậu mùa.
“Thế giới cũng cảnh giác hơn về những đợt bùng phát mới dưới bất kỳ hình thức nào sau đại dịch COVID”, bà này cho hay.
Theo WHO, các đợt bùng phát gần đây được báo cáo là không điển hình vì chúng xảy ra ở các quốc gia mà virus không lưu hành thường xuyên. Giới khoa học vẫn đang tìm hiểu nguồn gốc của các trường hợp hiện tại và xem liệu virus này có thay đổi gì không.
Hầu hết các ca bệnh cho đến nay được ghi nhận ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cũng có trường hợp được báo cáo Canada và Australia. Mỹ gần đây cũng phát hiện một số trường hợp nhiễm bệnh.
Các quan chức của WHO lo ngại số ca bệnh có thể tăng lên khi mọi người tụ tập tham gia các lễ hội, tiệc tùng và kỳ nghỉ trong những tháng hè sắp tới ở châu Âu và các nơi khác.
Để đối phó với căn bệnh này, Anh bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế có thể gặp rủi ro khi chăm sóc bệnh nhân bằng vaccine đậu mùa.
Chính phủ Mỹ cho biết họ có đủ vaccine đậu mùa được lưu trữ trong Kho dự trữ Quốc gia Chiến lược (SNS) để tiêm chủng cho toàn bộ dân số nước này. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Biden cũng đang mua thêm các liều tecovirimat, một loại thuốc kháng virus điều trị bệnh đậu mùa ở khỉ, theo một hợp đồng trị giá 7,5 triệu USD với hãng dược phẩm SIGA Technologies.
Đậu mùa khỉ lan rộng ra 12 quốc gia, Việt Nam đang giám sát chặt
Bộ Y tế cho biết cơ quan này vẫn đang theo dõi và giám sát chặt về bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới.
Ngày 23/5, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các đơn vị chức năng trong nước vẫn đang giám sát chặt bệnh đậu mùa khỉ để ngăn ngừa dịch xâm nhập vào Việt Nam. Cục cũng đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm kịp thời cập nhật các thông tin về bệnh cũng như biện pháp ứng phó.
Theo WHO, tính tới 21/5, thế giới có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca nghi nhiễm được báo cáo ở 12 quốc gia như: Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ…
Các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, theo dự đoán của WHO sẽ có nhiều trường hợp mắc đậu mùa khỉ được xác định do việc giám sát mở rộng ở các nước không có dịch bệnh.
Hình ảnh tổn thương tay và chân của một bệnh nhi bị đậu mùa khỉ. (Ảnh: CDC Mỹ)
Theo các chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ liên quan tới bệnh đậu mùa bị xóa sổ năm 1980 nhưng triệu chứng nhẹ, khó lây và tỷ lệ t.ử v.ong cũng thấp hơn.
Các bằng chứng cho thấy, những người nguy cơ cao mắc bệnh có t.iền sử tiếp xúc thân thể gần gũi với người bị đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng.
Thời kỳ ủ bệnh đậu mùa khỉ (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày. Bệnh thường kéo dài từ 2-4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể từ 5-21 ngày sau khi nhiễm virus.
Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lúc khởi phát thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.
Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.
Hiện, bệnh không có vaccine phòng ngừa, nhưng theo chuyên gia, vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả lên tới 85% trước đậu mùa khỉ.
Do lây lan qua con đường tiếp xúc gần nên cách tốt nhất để phòng ngừa đậu mùa khỉ là thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, khử khuẩn bề mặt và cách ly khi có triệu chứng…