Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ?

Cha mẹ cần lưu ý những điều này để phòng bệnh viêm gan cấp tính cho trẻ.

TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa – Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm gan cấp là tình trạng gan mới bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, độc chất, các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn huyết động, rối loạn miễn dịch hoặc các bệnh lý toàn thân … hậu quả là tế bào gan bị hủy hoại.

Đa số các trường hợp viêm gan cấp có thể hồi phục sau khi loại trừ được tác nhân gây bệnh, một số ít diễn biến nặng, gây hậu quả suy gan không hồi phục và có thể t.ử v.ong. Một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến kéo dài dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan…

Trẻ có những triệu chứng sốt, đau bụng, nôn – buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc… cần được tới khám tại các cơ sở y tế. (Ảnh minh họa)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở t.rẻ e.m có một số đặc điểm chung:

T.uổi: trong lứa t.uổi từ 0 – 16 t.uổi. Trẻ nhỏ mắc bệnh nhiều hơn.Xuất hiện một hoặc nhiều các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn, tiêu chảy …Xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan ở nhiều mức độ khác nhau như vàng da, vàng mắt, phân bạc mầu, có sự hủy hoại tế bào gan (tăng nồng độ các enzyme của gan ở trong m.áu).Không tìm thấy các nguyên nhân thông thường đã biết gây tổn thương gan.Bệnh nhân có thể hồi phục sau điều trị hỗ trợ tích cực, tuy nhiên một số trường hợp diễn biến nặng gây suy gan không hồi phục, cần ghép gan và đã có người t.ử v.ong.

TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa thông tin, đến nay, trên thế giới tỷ lệ tổn thương gan gây suy gan cấp không rõ nguyên nhân dao động khoảng 25-30%. Tuy nhiên các ca bệnh này khá tản phát và không xuất hiện thành chùm ca bệnh như các ca bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân hiện đang được đề cập nhiều trong những ngày gần đây.

Giới khoa học đang tập trung nghiên cứu và làm rõ một số giả thuyết được đưa ra. Đó là sự liên quan của Adenovirus, đặc biệt là chủng Adenovirus 41 tới sự khởi phát tổn thương gan cấp tính; vai trò gây tổn thương gan của virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19); sự xuất hiện của một biến thể virus mới; sự thay đổi và đáp ứng miễn dịch của trẻ sau mắc COVID-19, cũng như đáp ứng với với các virus thông thường khác.

“Nguyên nhân tổn thương gan ở nhóm bệnh nhân này vẫn chưa rõ nên chưa thể khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh chủ động và đặc hiệu. Tuy vậy, cha mẹ trẻ không nên quá hoang mang lo lắng. Chúng ta cần bình tĩnh và chú ý để có thể phát hiện sớm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa và tổn thương gan ở trẻ”, TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa nói.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ có triệu chứng sốt, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, vàng da, viêm kết mạc… cần được tới khám tại các cơ sở y tế.

Trong khi chờ các đợi các kết quả nghiên cứu khẳng định nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp đặc hiệu, việc phòng bệnh cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, sau khi vệ sinh.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả vaccine phòng viêm gan B, viêm gan A, vaccine COVID-19 khi có chỉ định.

Bác sĩ cũng khuyến cáo đến việc sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho các trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt…); vệ sinh, sát khuẩn bề mặt tốt; xử lý chất thải thích hợp.

9 ca t.ử v.ong do viêm gan bí ẩn trên thế giới, Bộ Y tế đề nghị giám sát cửa khẩu

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh có cửa khẩu biên giới tăng cường giám sát để phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ viêm gan bí ẩn để có hướng dẫn, quản lý phù hợp.

Ngày 13/5, trong công văn gửi các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh có cửa khẩu biên giới tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện sớm trường hợp có triệu chứng nghi ngờ. Trường hợp phát hiện các ca nghi ngờ, Sở Y tế báo cáo ngay cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur trên địa bàn phụ trách để thống nhất việc lấy mẫu xét nghiệm, xác định tác nhân khi cần thiết.

Các cơ sở y tế trên địa bàn phụ trách khi phát hiện ca viêm gan cấp tính, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 16 t.uổi, phải khám, xác định để phát hiện các trường hợp không rõ nguyên nhân (theo định nghĩa ca bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).

(Ảnh minh họa: Suckhoedoisong.vn)

Bộ Y tế cho biết, theo thông tin cập nhật từ WHO, tính đến 7/5 trên thế giới ghi nhận hơn 300 trường hợp trẻ bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại 23 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, trong đó 9 trường hợp t.ử v.ong.

Bệnh xảy ra ở trẻ từ 1 tháng t.uổi đến 16 t.uổi. Hầu hết bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên một số trường hợp chuyển nặng, gần 10% các trường hợp phải ghép gan. Theo WHO, ca bệnh có thể (ca bệnh giám sát) là những trẻ dưới 16 t.uổi có biểu hiện viêm gan cấp tính (không do virus viêm gan A, B, C, D, E) với men gan tăng trên 500 IU/l (SGOT hoặc SGPT) và thời gian xuất hiện triệu chứng bắt đầu từ 1/10/2021 đến nay.

Hiện nguyên nhân chính xác gây ra viêm gan cấp tính ở t.rẻ e.m nêu trên vẫn chưa được xác định, các cuộc điều tra và nghiên cứu về bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đang được tiến hành.

Trước đó để chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế nhiều lần có công văn gửi các Viện và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc giám sát bệnh viêm gan bí ẩn ở t.rẻ e.m.

Theo Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp trẻ mắc viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, để chủ động phòng ngừa, Bộ đã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ về bệnh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *