Các bệnh lý xương khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tái tạo và phá hủy sụn khớp và tổ chức xương ở dưới sụn. Đây là một trong nhưng căn bệnh phổ biến và nguy hiểm khi đầu xương bị mất nước, dần phá hủy sụn, hậu quả là gây ra đau đớn, cứng khớp, hạn chế đi lại và nguy cơ tàn phế… Nhiều người lầm tưởng bệnh này chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên, tuổi già nhưng sự thật là bệnh đã có xu hướng trẻ hoá. Những người ở độ tuổi khoảng hơn 20 tuổi đến 30 tuổi vẫn có thể mắc các bệnh lý xương khớp. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp ở các vị trí thường gặp nhất bao gồm: Cổ, thắt lưng, vai, gáy… Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân của bệnh khớp ở người trẻ đến nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, người ta thấy có nhiều yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tình trạng này.
Di truyền
Nhiều gười có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu dẫn đến sự lão hóa và suy thoái của sụn nhanh hơn người bình thường. Nếu như trong gia đình có người bị bệnh thoái hóa khớp sớm thì rất dễ những người con cháu sau này cũng sẽ bị nếu không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Ít vận động
Đây là tình trạng rất thường xuyên diễn ra trong giới trẻ, bao gồm học sinh, sinh viên và đặc biệt là giới văn phòng. Sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi, các bạn trẻ thường muốn ngồi hoặc nằm tại chỗ hơn là hoạt động thể chất. Vận động càng ít, cơ thể càng trở nên mệt mỏi, làm trì trệ các khớp chi, cột sống. Ít vận động còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa tăng lên, điển hình là đại tràng, trĩ,…
Khẩu phần ăn thiếu khoa học
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và không cân bằng dưỡng chất đặc biệt là chế dộ ăn thiếu photpho, canxi, các vitamin và khoáng chất khiến cho người trẻ dễ gặp các bất thường về hệ xương khớp. Chế độ ăn thiếu khoa học khiến các bạn trẻ thường dễ dẫn đến thừa cân béo phì. Thừa cân có thể kèm theo làm tăng gánh nặng lên các khớp, gây đau đớn, hạn chế vận động có thể dẫn đến xẹp các đốt sống, mòn khớp, cứng khớp, biến dạng khớp.
Đặc thù nghề nghiệp
Chứng đau xương khớp có thể sảy ra ở một số ngành nghề đặc thù, trong đó nhiều nhất vẫn là nhân viên văn phòng, giáo viên, lái xe, tiểu thương bán hàng tạp hóa. Ví dụ như nghề giáo viên. Nghề này không hề nhàn thân như nhiều người vẫn nghĩ, gần như 80% các thầy cô giáo luôn phải đối mặt với những cơn đau mỏi thường xuyên liên quan đến các bệnh lý xương khớp do phải đứng lớp thường xuyên. Theo một nghiên cứu, các vị trí đau mỏi phổ biến nhất thường sảy ra đối với những người làm nghề giáo viên chính là thắt lưng, vai, cổ, gáy.
Loan Mạc (Tổng hợp)
Hình ảnh: Minh họa