An xoa là một loại cây mọc hoang rất phổ biến ở nước ta và là dược liệu quý chữa nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về gan.
Thực tế có nhiều đồn thổi về loại dược liệu này như thần dược trong chữa trị ung thư gan. Vậy thực hư thế nào?
1. Đặc điểm thực vật của cây an xoa
Cây an xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ Trôm (Sterculiaceae), bộ Bông (Malvales). Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác là tổ kén cái, thâu kén lông, cây dó lông.
Cây mọc phổ biến trong rừng thưa, ven rừng, trên các bãi hoang, đồi cỏ ở độ cao từ thấp lên đến 1500m; ra hoa kết quả gần như quanh năm. Là cây bụi cao 1-3m; nhánh hình trụ, có lông. Lá hình trái xoan dài 5-17cm, rộng 2,5-7,5cm, gốc cụt hay hình tim, đầu nhọn thành mũi nhọn, mép có răng không đều, mặt dưới màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lông hình sao; cuống lá dài 0,8-4cm; lá kèm hình dải, có lông, dễ rụng.
Cụm hoa là những bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ; cuống hóa có khớp và có lá bắc dễ rụng; đài hình ống phủ lông hình sao, màu đo đỏ, chia 5 răng; cánh hoa 5; cuống bộ nhị có vân đỏ; nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị; bầu có nhiều gợn, chưa 25-30 màu trong mỗi lá noãn. Quả nang hình trụ nhọn; hạt nhiều, hình lăng trụ.
Hình ảnh cây an xoa.
– Bộ phận dùng: Thân, rễ và lá.
– Thu hái sơ chế: Cây có thể thu hoạch quanh năm, thông thường nên thu hoạch vào khoảng tháng 5 đến tháng 11 vì lúc này cây có sự phát triển mạnh và có nhiều dược tính.
– Bào chế thuốc: Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành phân loại phần lá và phân thân ra, rồi cắt nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó hai phần nguyên liệu sẽ được trộn đều và bảo quản để dùng dần. Có thể dùng ở dạng sao vàng hạ thổ giúp đốt cháy lớp lông trên cây, hạn chế tình trạng ngứa rát cổ họng khi dùng thuốc.
– Thành phần hóa học: Thành phần của cây an xoa có chứa nhiều hoạt chất flavonoid (apigenin, tiliroside), lignan, triterpenoid (lupeol), stigmasterol, nhiều enzyme và các nguyên tố vi lượng..
Trong đó hợp chất lignans (thuộc nhóm hợp chất phenolic), stigmasterol có khả năng kháng lại các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các khối u; còn hoạt chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào miễn dịch, đồng thời có thể ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do có thể gây bệnh.
2. Công dụng của cây an xoa
BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) cho biết, cây an xoa có vị cay, mùi thơm; quy vào kinh Can. Trong Y học cổ truyền, thân an xoa được dùng là thuốc chữa ung nhọt. Rễ cây được dùng giảm đau, chữa lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc. Cây có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư, nhất là ung thư gan, đồng thời hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về gan như men gan cao, viêm gan, xơ gan…; hỗ trợ giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan và tăng cường chức năng gan; hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, vàng da, chân tay yếu ớt. Ở một số nước Đông Nam Á, rễ cây an xoa còn dùng để trị sốt rét và bệnh đái tháo đường.
Về chữa trị bệnh ung thư, BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ cho biết, thực tế trên thế giới vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cây an xoa. Theo một nghiên cứu ở Indonesia thì cây an xoa có khả năng chống lại các tế bào ung thư, nhất là ung thư gan. Một số ít những nghiên cứu của nhóm nghiên cứu người Mỹ đã công bố 6 hợp chất được phân lập từ thân cây an xoa có hoạt tính gây độc đối với tế bào ung thư phổi (Lu1), ung thư tuyến t.iền liệt (LNCaP), ung thư vú ở người (MCF-7), cho thấy tiềm năng cho các nghiên cứu về thuốc kháng ung thư sau này.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy một số hợp chất được chiết xuất từ thân cây an xoa có khả năng chống oxy hóa, hoạt tính bảo vệ gan (tác dụng bảo vệ gan, giảm mức tăng men gan, giảm tổn thương vi thể trong gan) và có khả năng gây độc dòng tế bào Hep-G2 (t.iêu d.iệt tế bào ung thư gan)… góp phần giải thích công dụng chữa bệnh ung thư gan của loài thảo dược này.
BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ nhấn mạnh.
Mặc dù cây an xoa có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư (nhất là ung thư gan) và một số bệnh khác, nhưng không phải là thuốc “cải tử hoàn sinh” đang được thổi phồng như hiện nay, để trục lợi.
3. Lưu ý khi sử dụng an xoa
Khi dùng cây an xoa, BSCKII. Huỳnh Tấn Vũ khuyến cáo:
– Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi; không dùng chung với thuốc Tây.
– Thảo dược an xoa dùng làm thuốc cần phải được bào chế, chiết xuất, sử dụng đúng cách thì mới phát huy được những tác dụng của dược liệu. Đặc biệt, cơ địa mỗi người bệnh là khác nhau, không phải ai bệnh ung thư (ung thư gan) dùng an xoa cũng đạt hiệu quả.
Vì vậy, người dân khi muốn sử dụng cây an xoa để chữa bệnh cần phải có sự thăm khám, hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ, từ người có chuyên môn… Không nên tùy tiện dùng hoặc nghe theo lời đồn để tránh các tai biến dẫn đến t.iền mất, tật mang.
3 loại nước uống giúp giải độc gan
Gan là một trong những cơ quan tiêu hóa có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Để duy trì và giúp lá gan khỏe mạnh hơn, chúng ta có thể sử dụng một số thảo mộc dùng để giải độc gan.
1. Nhân trần hỗ trợ giải độc gan
Nhân trần có tên khoa học là Herba Adennosmatis caerulei, thuộc họ Hoa mõm sói.
Nhân trần thuộc nhóm thanh nhiệt táo thấp, dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra.
Tính, vị: Vị đắng, tính hơi lạnh. Quy kinh bàng quang, đởm.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, là vị thuốc đặc hiệu chữa các chứng hoàng đản n.hiễm t.rùng, vàng da, viêm gan…
Nhân trần vị thuốc giúp giải độc gan.
Ứng dụng lâm sàng: Người thường xuyên uống bia rượu, có thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh… khiến chức năng gan suy giảm. Mắc một số bệnh lý gan cấp tính như: Viêm gan cấp, viêm gan virus… Hay một số bệnh lý tiêu hóa khác như: Viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, lỵ amip…
Cách dùng: Dùng 20g nhân trần khô, hãm với khoảng 1-1,2 lít nước sôi trong bình kín khoảng 15 phút. Dùng hàng ngày thay nước lọc.
2. Bồ bồ
Bồ bồ có tên khoa học là Adenosma indianum (Lorr.) Merr, thuộc họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae. Bồ bồ còn có một số tên gọi khác như chè cát, chè nội.
Tính, vị: Vị cay hơi đắng, tính ôn nhẹ. Qui kinh bàng quang, đởm.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, đặc biệt là với bệnh viêm gan hoàng đản (tác dụng giống như cây nhân trần nhưng có hiệu quả kém hơn nhân trần, nhân trần có tác dụng chống oxy hóa tốt hơn).
Bồ bồ hỗ trợ giải độc gan.
Ứng dụng lâm sàng: Hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Người mắc bệnh viêm gan vàng da, ăn uống kém. Tiêu hóa kém, viêm đường ruột… Hỗ trợ kích thích ăn ngon, thèm ăn….
Cách dùng: Dùng 15 – 30g bồ bồ sắc với 1,5 – 2 lít nước, dùng nước uống thay nước lọc.
3. Atiso
Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc họ nhà cúc.
Tính, vị: Vị hơi chua, tính mát, có mùi thơm nhẹ. Qui kinh đại trường và kinh can.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, lợi mật, lợi tiểu, nhuận tràng…
Ứng dụng lâm sàng: Hỗ trợ làm mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Giảm mỡ m.áu, chống rối loạn lipid m.áu, phòng xơ vữa động mạch. Điều hòa huyết áp, giảm đường huyết… Có thể dùng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.
Hoa atiso hỗ trợ giải độc gan.
Cách dùng: Dùng 1-2 bông hoa atiso đun với 2,5-3 lít nước đun lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày. Hoa atiso thường lâu chín, vì vậy chúng ta có thể dùng nồi áp suất đun trong 1,5 – 2 giờ, kiểm tra thấy hoa atiso đã chín nhừ, thử nước atiso có vị ngọt nhẹ hơi chua.
Không nên sử dụng hoa atiso cho phụ nữ đang mang thai.
4. Lưu ý khi sử dụng các thảo dược giải độc gan
Chống chỉ định với người thể trạng suy kiệt, thiếu tân dịch, bì phu da dẻ bong khô; một số bệnh lý ở dạ dày, ăn không ngon, đi ngoài…
Để tăng hiệu quả thải độc gan có thể dùng thêm một số vị thuốc khác như chi tử, chi mẫu, huyền sâm… tuy nhiên cần cẩn thận trước khi sử dụng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc người có chuyên môn thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, bốc thuốc.
5. Các phương pháp không dùng thuốc giúp giải độc gan Có chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh ăn quá nhiều chất béo, đường, rượu. Cần ưu tiên các sản phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến và hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến công nghiệp… Đồng thời nên tránh thêm đường trong ăn uống. Lựa chọn những loại trái cây có hàm lượng đường thấp.
Ăn nhiều rau củ, trái cây vì chúng có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao.
Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 1,5 lít mỗi ngày. Một số trà thảo dược rất hữu ích trong việc loại bỏ chất độc trong gan như trà từ lá bồ công anh khô, hạt cây kế sữa, thân cây anh đào…
Hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn m.áu và tăng tiết mồ hôi – tất cả các yếu tố thúc đẩy giải phóng độc tố.
Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa cho một lá gan khỏe mạnh. Tập thể dục làm giảm căng thẳng cho gan, tăng mức năng lượng và giúp ngăn ngừa béo phì – yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan.
6. Phòng ngừa nhiễm độc gan
Không thức khuya
Không ăn đồ chiên rán, bổ béo nhiều, nhiều đường, thực phẩm công nghiệp, đồ chế biến sẵn…
Không uống rượu bia…
Không lạm dụng thuốc, nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc có chứa paracetamol…