Hoa mào gà là loài hoa quen thuôc đươc trông tại nhiêu gia đình dùng đê làm cảnh. Trong Đông y, Cây hoa mào gà sử dụng hạt, bông hay mầm non làm dược liệu, vị thuốc này có nhiều tác dụng quý như điều trị đi cầu ra m.áu, thổ huyết, khi hư, di tinh, c.hảy m.áu cam…
Mào gà đỏ có nguồn gốc ở vùng Đông Ấn, được nhập trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi. Người ta dùng cụm hoa, hạt và lá để làm thuốc với tên gọi là kê quan hoa (Flos Celociase Cristatae).
Hoa mào gà còn có tên gọi kê đầu, kê cốt tử hoa, mồng gà. Tên khoa học Celosia cristata L., thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Thân nhẵn, cao 30-70cm. Lá mọc lệch có cuống, lá có các màu đỏ sẫm, xanh, xanh vàng. Hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào con gà. Cụm hoa được thu hái vào cuối hè đầu thu, khi hoa đang nở rộ, đem phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để làm thuốc.
Hoa mào gà có chứa chất betamin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Trong hạt có chất dầu béo.
Theo Đông y, kê quan hoa có vị ngọt, tính mát, tác dụng tiêu viêm , cầm m.áu. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh viết: “Kê quan hoa tính mát, khí thuần hòa, trị được chứng trường phong hạ huyết (đi cầu ra m.áu), chứng trĩ, mạch lương, lỵ và băng huyết”.
Ngày nay, người ta dùng hoa mào gà (cả hạt) sắc uống để cầm m.áu trong các trường hợp ra m.áu như: lỵ ra m.áu, trĩ ra m.áu, thổ huyết, băng huyết, rong kinh, tiểu ra m.áu. Ngày dùng 10-16g khô hoặc 30-45g tươi.
Nước sắc hoa mào gà được dùng để rửa mắt đỏ đau, giúp hạ sốt ở t.rẻ e.m. Dùng chữa kiết lỵ, xích bạch đới, viêm đường tiết niệu.
Người Ấn Độ dùng hạt mào gà trị ho, lỵ; đắp chữa mụn nhọt có mủ.
Một số bài thuốc dùng hoa mào gà đỏ:
– Chữa chứng thổ huyết: Hoa mào gà 30g, gạo nếp 50g. Ngâm hoa mào gà trong nước nửa ngày, sau đó đun sôi khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước. Dùng nước này nấu với gạo nếp thành cháo loãng. Chia làm 2 phần ăn trong ngày với ít đường trong lúc đói bụng.
– Chữa chứng dạ dày, ruột hoặc tử cung bị xuất huyết: Hoa mào gà đỏ 10-16g khô (30-45g tươi), sấy giòn rồi tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g với nước cháo loãng.
– Chữa viêm â.m đ.ạo, khí hư bạch đới: Hoa mào gà tươi 500g, nước cốt củ sen 500ml. Hoa mào gà rửa sạch, cho vào nồi nấu với lượng nước thích hợp. sau 20 phút chắt lấy nước 1 lần rồi cho vào nồi hầm tiếp. Chắt đủ 3 lần nước thì gộp chung lại, nấu lửa nhỏ cho đến khi cô đặc. Đổ nước cốt củ sen vào, nấu cho tới khi thấy nước thuốc sền sệt thì bắc nồi xuống. Thêm 500g đường cát trắng vào trộn đều. Dàn mỏng trên đĩa lớn, phơi khô, tán bột, cho vào hũ sạch, đậy kín và dùng dần.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-12g với nước ấm vào lúc đói bụng.
– Chữa đại tiện ra m.áu: Hoa mào gà đỏ rửa sạch, sao cháy, tán thành bột mịn. Dùng uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-9 g.
– Chữa ho ra m.áu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống với 15-20g với nước cơm, hoặc dùng 15g hoa mào gà sắc uống.
– Chữa bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g, thịt heo nạc 100g. Hai thứ hầm chín mềm. Chia ăn 2 lần trong ngày.
– Chữa k.inh n.guyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 10-12g. Nấu với 300 ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa thai lậu (phụ nữ có thai không đau bụng, thỉnh thoảng ra m.áu): Hoa mào gà trắng sao cháy, long nhãn 10g. Nấu với 100ml nước và 100ml rượu trắng, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà đỏ và trắc bá diệp, lượng bằng nhau. Hai thứ rửa sạch, phơi khô, sao tồn tính. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
-Món ăn Hoa ngọc kê: Nguyên liệu: Hoa mào gà đỏ còn tươi 50-100g, một con gà mái.
Cách làm: Hoa rửa sạch. Gà làm sạch, nấu chín đến phân nửa, sau đó cho hoa mào gà vào nấu tiếp cho chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Ăn vào lúc đói bụng. Đây là món có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực và bổ khí huyết. Dùng cho trường hợp lao lực và mắc các chứng xuất huyết.
Nhung hươu, nai – thuốc quý bổ thận tráng dương, cường gân cốt
Từ xa xưa, nhung hươu đã được xem như một loại thuốc – thực phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Tác dụng của nhung hươu được nghiên cứu từ rất sớm và có nhiều công trình chứng minh nó rất có lợi cho sức khỏe. Nhung hươu là 1 trong 4 thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) có tác dụng bồi bổ, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Các sản phẩm từ hươu, nai dùng trong y học gồm: lộc nhung: sừng non dùng tươi hay sấy khô; lộc giác – gạc hươu nai: sừng già; lộc giác cao (giao) – cao ban long: cao đặc nấu từ sừng già; lộc giác sương: phần gạc sau khi nấu cao ban long (Trung Quốc, Việt Nam) hoặc gạc hươu đốt đen rồi tán nhỏ (Nhật Bản).
Các vị thuốc trên được lấy từ loài hươu sao (Cervus nippon Temminek.), hươu ngựa (C. elephus L.) hoặc nai (C. unicolor Cuv.), họ hươu: Cervidae.
Về thành phần hóa học, nhung hươu chứa nhiều chất vô cơ, hữu cơ, chất béo, acid amin, các men catalaza, peroxydaza, các chất hormon s.inh d.ục nam và nữ (cholesterin, progestron, oestron và testosteron). Nhà bác học Pablenko (Liên Xô) chiết được nội tiết tố pantocrin (lộc nhung tinh) từ nhung hươu nai Siberi.
Nhung hươu nai la vi thuôc quy trong YHCT.
Công năng và chủ trị của các sản phẩm từ nhung hươu trong YHCT
Lộc nhung: vị ngọt, tính ôn; vào kinh can, thận, tâm và tâm bào lạc. Tác dụng ôn thận tráng dương, bổ tinh và huyết, cường tráng gân cốt. Dùng cho mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể; nam giới hư lao, tinh kém, hoa mắt, hoạt tinh; nữ giới băng lậu đới hạ.
Lộc giác: tác dụng tán ứ hoạt huyết, tiêu thũng. Công dụng như lộc nhung, nhưng không mạnh bằng. Dùng chữa sang thương thũng độc. Lộc giác mài với giấm, bôi chữa mụn nhọt.
Cao ban long: tác dụng ích huyết bổ tinh, ôn bổ can thận. Chữa hư lao gầy yếu, lưng gối không có lực, mọi chứng dương hư dẫn tới thổ huyết, c.hảy m.áu cam.
Lộc giác sương: tác dụng như lộc giác, nhưng hiệu lực kém hơn. Trị các chứng do hư hàn làm khí hư, ngoài ra còn có tác dụng thu liễm cầm m.áu.
Liều dùng: lộc nhung: ngày dùng 1-4g, dạng thuốc hoàn và thuốc bột; lộc giác: 412g; cao ban long: 510g; lộc giác sương: 6-12g.
Lộc nhung được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận dương suy nhược, liệt dương, tiểu són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
Bài 1: lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 11,5g, chiêu bằng nước dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước). Trị liệt dương, tiểu són.
Bài 2 – Bột lộc nhung: lộc nhung 1,5g; ô tặc cốt 20g; bạch thược, đương quy, tang ký sinh, long cốt, đảng sâm, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g. Tất cả tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng. Trị di tinh, tiểu són.
Tráng cốt, khởi ủy: lộc nhung 1,2g; ngũ gia bì, sơn thù, phục linh, trạch tả, đơn bì, mỗi vị 12g; thục địa 16g; xạ hương 0,1g. Các vị nghiền bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-12g. Dùng cho người tủy hư, xương mềm, tay chân mềm yếu, t.rẻ e.m chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi.
Cố kinh, chỉ băng: lộc nhung 1,2g; a giao 12g; đương quy 12g; ô tặc cốt 20g; bồ hoàng 6g. Các vị tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với ít rượu trắng hâm nóng. Dùng cho người can và thận đều suy nhược, k.inh n.guyệt ra quá nhiều, băng lậu đới hạ.
Lộc giác dùng ngoài, mài với dấm, bôi vào chỗ mụn nhọt. Trị mụn nhọt lâu ngày không kín miệng, ung nhọt âm ỉ bên trong không phá ra ngoài được.
Thực đơn chữa bệnh có lộc nhung
Rượu nhung hươu: lộc nhung 2g, cho rượu ngâm, thêm chút xạ hương. Dùng cho người bị rối loạn t.iền đình, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Rượu củ mài nhung hươu: lộc nhung 15g (thái nhỏ), sơn dược 30g (thái lát) cho ngâm rượu trong 7 ngày. Dùng trong 8-10 ngày. Dùng cho nam giới liệt dương, di tinh, tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, sắc mặt đen sạm.
Thận dê hầm nhung hươu: lộc nhung 4g, thỏ ty tử 15g, tiểu hồi 9g, thận dê một đôi. Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị thích hợp. Dùng tốt cho người thận dương hư, đau bại vùng thắt lưng, khi lao động gắng sức đau tăng.
Rượu mật ong nhung hươu: nhung hươu 15g, mật ong 100ml, rượu 500ml, ngâm trong 12 ngày. Uống mỗi ngày 10-15ml. Dùng tốt cho người hay sợ lạnh, lạnh tay chân, liệt dương di tinh, thiếu m.áu (chóng mặt xây xẩm), đau lưng mỏi gối.
Rượu cốt tủy nhung hươu: lấy phần tủy xương bên trong nhung hươu (tiết nhung) đem ngâm rượu chế thành rượu huyết lộc nhung 20%. Mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần. Tác dụng ôn dương bổ huyết. Dùng cho người bị thiếu m.áu giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu m.áu do suy tủy xương và bệnh m.áu do nhiễm độc benzen mạn tính.
Kiêng kỵ: Người bên trong có nhiệt thực không dùng được nhung hươu.