Dạo gần đây, chị Ngọc Khuê (Quận 1, TP.HCM) thấy cơ thể bắt đầu có những thay đổi. Nhiều khi ngủ dậy dù trời lạnh cũng thấy cả người đầm đìa mồ hôi, cũng có khi nóng giận vô cớ, nếu có ai động đến là có thể ‘bốc hỏa’.
Chị nghĩ, mình mới qua t.uổi 40 chưa lâu, chắc cũng chưa đến nỗi t.iền mãn kinh, nhưng cũng không rõ nguyên nhân vì sao bản thân lại ngày càng trở nên khó tính và cơ thể lại nóng lạnh thất thường như vậy. Khi đi khám sức khỏe định kỳ, chị có trình bày vấn đề của mình với bác sỹ thì được khuyên ở t.uổi này thường bị thiếu hụt, mất cân bằng một số chất dinh dưỡng nên cơ thể mới có những biểu hiện bất thường như vậy. Bác sỹ cũng khuyên chị Khuê nên bổ sung dinh dưỡng để cân bằng cơ thể, nhất là ở t.uổi trung niên.
Phụ nữ t.uổi trung niên thường gặp phải rất nhiều những triệu chứng bất thường của thời kỳ t.iền mãn kinh
Chị muốn biết hiện tượng này có phổ biến ở tất cả phụ nữ trung niên không, những chất thiếu hụt là gì và làm thế nào để cân bằng dinh dưỡng?
Giải đáp thắc mắc này của chị, ThS Lâm Khắc Kỷ – Bộ môn Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm – Đại học Công nghiệp TPHCM cho hay, phụ nữ t.uổi trung niên thường gặp phải rất nhiều triệu chứng bất thường của thời kỳ t.iền mãn kinh có thể dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B6 gây nên tình trạng viêm dây thần kinh ngoại vi, với các biểu hiện hay kích động, đau đầu, mệt mỏi, trầm uất…
Phụ nữ nên tăng cường khẩu phần ăn cá, đặc biệt là nhóm cá béo, như cá hồng, cá rô phi, cá thu… ít nhất mỗi tuần 2 bữa
Hơn nữa, vào độ t.uổi này, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng, dễ dẫn đến thiếu hụt một số chất, gây mất cân bằng về dinh dưỡng. Triệu chứng thường gặp là cơn bốc hoả, vã mồ hôi. Tất cả phụ nữ đều có triệu chứng này nhưng ở các mức độ khác nhau: chóng mặt, da đỏ, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đ.ánh trống ngực, hoa mắt, tối sầm mặt mũi, cảm giác như có mạch đ.ập trong đầu, đau ngực, đau vùng tim, cảm giác ngạt thở, thiếu không khí; Rối loạn giấc ngủ, khả năng lao động giảm. Về mặt tâm thần, phụ nữ mãn kinh thường dễ xúc động, thay đổi tính tình rất nhanh, hay khóc, hay hờn dỗi…
Các vitamin cần được chú ý bổ sung như vitamin B12 vì khi thiếu vitamin này, phụ nữ trung niên (đặc biệt là những người uống thuốc tránh thai dài kỳ, ăn ít thịt) thường có cảm giác trì độn, tứ chi rã rời, hay bị viêm lưỡi, tiêu chảy. Do đó, trong bữa ăn, nên bổ sung vitamin B12 (có nhiều trong thịt nạc và gan động vật). Tiêm vitamin B12 cũng là giải pháp hữu hiệu. Việc thiếu vitamin B1 có thể gây phù chân, viêm thần kinh, dị ứng thần kinh mà còn làm cho cơ thể mệt mỏi, mất tự chủ, rơi vào trạng thái hỉ nộ bất thường- ThS. Lâm Khắc Kỷ cho hay.
Rau bông cải xanh hay còn gọi là xúp lơ là một trong những loại rau chứa nguồn chất xơ dồi dào
Những người uống quá nhiều rượu, khảnh ăn, sử dụng thuốc tránh thai dài kỳ rất dễ bị thiếu vitamin B1. Để phòng chống tình trạng trên, cần uống ít rượu, ăn nhiều ngũ cốc. Tình trạng thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới sức sống của các dung môi chứa sắt và sự hình thành huyết sắc tố, làm cho tinh thần ủ rũ, mất tập trung, giảm trí nhớ, dễ cáu giận, dễ khóc. Những phụ nữ có kỳ kinh bất thường, k.inh n.guyệt ít, chu kỳ kinh ngắn, không thích ăn thịt cá, rau xanh mà chỉ thích ăn bánh kẹo… thường dễ thiếu sắt.
Việc cơ thể không được cung cấp đủ chất kẽm gây tình trạng u uất, tình cảm không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống t.ình d.ục.
Đường và rượu cản trở việc hấp thu kẽm nên không được dùng nhiều.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên chú ý khẩu phần sữa trong thực đơn, khoảng 200 gam/ngày, có thể dùng sữa chua, nước cam, đậu đỗ, cá, bơ…, hoặc bổ sung canxi 800-1000mg/ngày.
Các loại acid béo omega-3 có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm được mỡ m.áu xấu… nên các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tăng cường khẩu phần ăn cá, đặc biệt là nhóm cá béo, như cá hồng, cá rô phi, cá thu… ít nhất mỗi tuần 2 bữa.
Thạc sĩ Khắc Kỷ cho biết thêm, theo các nhà khoa học đã nghiên cứu thì các loại rau như bông cải xanh, rau bina (cải bó xôi) và lá mù tạt rất tốt cho phụ nữ ngoài 30 t.uổi.
Rau bina (cải bó xôi)
Đó là do loại rau này có chứa một số lượng lớn các chất chống oxy hóa, cellulose, và các yếu tố sắt. Khi ăn các loại rau này, bạn có thể thêm một số tỏi, dầu ô liu và nước chanh, tăng thêm một số hương vị và không làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong rau quả.
Cách hiệu quả nhất để có được đủ chất sắt là ăn ngũ cốc, vì ngũ cốc rất giàu sắt. Việc ăn ngũ cốc mỗi ngày sẽ giúp phụ nữ trung niên điều tiết tốt dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
An Khê
Theo phunuvietnam
Không muốn rước đủ bệnh vào người thì đừng ăn những món kỵ nhau chan chát này
Có những loại thực phẩm rất bổ dưỡng, tốt vô cùng nhưng khi nấu hoặc ăn cùng nhau lại có thể trở thành ‘thuốc độc’, gây hại khủng khiếp cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn, trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng. Tuy nhiên, người xưa còn rất chú trọng đến vấn đề kiêng kị giữa các loại thực phẩm.
Sau đây là một vài ví dụ điển hình trong vô số những kinh nghiệm của t.iền nhân về những thực phẩm kị nhau để các bạn tham khảo:
Không nên ăn khoai lang cùng các thức ăn có vị chua.
Bí đao không nên ăn chung cùng các loại cá.Không dùng bí đỏ cùng thịt dê, thịt cừu vì dễ gây cước khí.
Cải xoong không nên nấu hoặc ăn cùng cá diếc.
Không nên ăn cà cùng ba ba, chuối và cá quả. Cũng không nên ăn cùng rong biển vì sẽ làm mất hết chất i-ôt có trong rong biển.
Không ăn ớt cùng gan dê, đu đủ và củ cải.
Mật lợn không dùng cùng quả hồng vì có thể bị sỏi thận.
Không ăn bong bóng lợn cùng quả thông 5 lá và sẽ dẫn đến tỳ hư, hoạt tinh.
Tuỵ lợn không ăn cùng hạt dẻ vì dễ gây táo bón.
Các loại cá không nên ăn cùng bí đao. Ảnh minh họa: Internet
Ruột già lợn không nên ăn cùng khoai môn (dễ gây tiêu chảy) và thịt thỏ (dễ gây đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu).
Không ăn tiết lợn cùng với rau chân vịt và các loại hoa quả có độ chua cao vì có thể gây sỏi tiết niệu.
Thịt dê không nên ăn cùng kiều mạch và đậu đỏ.
Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá.
Thịt chó kị hạnh nhân, đậu xanh, cá chép và lươn trạch. Sau khi ăn thịt chó không nên uống trà đặc.
Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
Sữa đậu nành với trứng gà: Trong sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Sữa đậu nành và đường đen: Bởi trong đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt): Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho: Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt): Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ t.ử v.ong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần: Bởi là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong