Chất lượng không khí của Hà Nội sáng 1/10 chạm ngưỡng nâu 309 – đặc biệt nguy hiểm với tất cả mọi người, cảnh báo không được ra ngoài.
7h44 sáng 1/10, ghi nhận của hệ thống quan trắc chất lượng không khí của 10.000 thành phố trên thế giới AirVisual, AQI của Hà Nội đo được vượt ngưỡng tím, chuyển sang nâu là 309. Trong đó, cao nhất là ở đường Tây Hồ 323, đường Tô Ngọc Vân (Tây Hồ) 309, đường Láng 215, Sơn Tây 198, Hà Đông 218, Thọ Tháp (Cầu Giấy) 190, Thành Công 181; khu vực gần hồ Hoàn Kiếm (Lý Thái Tổ) AQI là 180.
Như vậy, sau nhiều ngày “ngấp nghé” gần ngưỡng nâu thì đến nay trung bình AQI của Hà Nội lên đến 300, ngưỡng đặc biệt nguy hiểm, báo động ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cảnh báo mọi người không được ra ngoài. Trang AirVisual lấy duy nhất số liệu quan trắc không khí từ trạm Đại sứ quán Mỹ.
AQI trung bình của Hà Nội chạm ngưỡng nâu (309) vào sáng1/10. (Ảnh: AirVisual)
Sáng nay chỉ số bụi mịn đo được tại Hà Nội là 258,6 g/m3 (cao gấp hơn 10 lần quy chuẩn quốc gia là 25 g/m3). Chỉ số này đặc biệt nguy hại với sức khỏe của người dân khi loại bụi này có thể “vượt qua hàng rào” bảo vệ của các loại khẩu trang thông thường, xâm nhập thẳng vào hệ hô hấp, phổi và mạch m.áu để gây bệnh.
PM 2.5 là loại bụi ở dạng siêu mịn, có đường kính = 2,5 micromet trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người) có thành phần các chất như cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.
Không chỉ riêng Hà Nội, bảng chất lượng không khí sáng nay cũng ghi nhận thêm một số tỉnh/thành phố có chỉ số AQI cao đột biến như: Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 224, Hưng Yên 193, Hải Dương 193, Bắc Giang 191 và Bắc Ninh 191.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến Hà Nội những ngày qua liên tục đứng đầu trong nhóm 10.000 thành phố trên thế giới ô nhiễm không khí nhất là do: khói bụi, khí thải từ các phương tiện ô tô, xe máy và thói quen đốt rơm, rạ, bếp than theo mùa khô của nhiều người dân. Mặt khác, hiện tượng nghịch nhiệt do thời tiết cũng làm cho khí thải, khói bụi không thể phát tán hay bay hơi mà bị giữ lại ở bầu khí quyển, khiến cho các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí.
Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc tiếp tục bị ô nhiễm nặng.
Người dân tránh ra ngoài, hạn chế tập thể dục buổi sáng
Theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với tình trạng không khí ô nhiễm nặng như hiện nay, không riêng gì người già, trẻ nhỏ hoặc những người có t.iền sử mắc bệnh về hô hấp mãn tính hay tim mạch, có xu hướng cần hít thở nhiều mà cả người bình thường trong những ngày này cũng nên hạn chế ra đường.
Nếu bất đắc dĩ có việc phải ra ngoài, người dân cần thực hiện những lưu ý sau:
– Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho…
– Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.
– Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.
– Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.
– Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
– Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.
– Hạn chế đốt nhiều vàng mã, giấy và than tổ ong để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Sau khi từ bên ngoài về, nên rửa sạch mặt, mũi, nhỏ nước rửa mắt, mũi để trôi sạch bụi bẩn.
– Cuối cùng, người Hà Nội và vùng bị ô nhiễm nên hạn chế tập thể dục buổi sáng, bởi quá trình tập thể dục khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn.
Theo VTC
Hà Nội liên tục ô nhiễm, ai cần đặc biệt lưu ý?
Người bị ảnh hưởng đầu tiên, rõ rệt nhất theo chuyên gia là bệnh nhân có sẵn bệnh lý hô hấp.
Sáng 30/9, theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 213 vào lúc 9h sáng. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe của tất cả mọi người.
Hà Nội tiếp tục “dẫn đầu” trong số những thành phố ô nhiễm không khí.
Trang thông tin quan trắc môi trường Hà Nội lúc 6h sáng 30/9 cho chỉ số AQI là 141 – thấp hơn mức đo của AirVisual. Riêng tại điểm đo Láng Hạ, quận Đống Đa, con số này là 175.
Chỉ số AQI của Hà Nội 9h sáng 30/9 là 213. Chỉ số bụi siêu mịn PM2.5 là 162,8.
Chỉ số bụi siêu mịn PM2.5 của cổng thông tin quan trắc môi trường Thủ đô Hà Nội là 105.25, còn chỉ số bụi mịn PM10 lúc 8h là 183.54. Các số liệu này vượt xa mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Chia sẻ về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bụi mịn tới sức khỏe con người, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết những ngày gần đây,ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…
Trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Theo TS Giáp, thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì con người không cảm nhận được rõ ràng.
Trong khi đó, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều.
Ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.
Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.
Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.
” Chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng” – TS Giáp cho hay.
Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Võ Thu
Theo giadinh.net