Dưới đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên tắm sau khi ăn.
Nếu bạn có xu hướng đi tắm ngay sau khi dùng ăn, chúng tôi có một số tin xấu cho bạn. Tắm sau khi ăn sẽ làm trì hoãn tiêu hóa vì m.áu xung quanh dạ dày bắt đầu chảy đến các bộ phận cơ thể khác.
Theo y học, nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống sau khi bạn tắm. Vì cơ thể bắt đầu hạ nhiệt, nó phải làm việc chăm chỉ để duy trì nhiệt độ tiêu chuẩn để hỗ trợ tiêu hóa. Do đó, quá trình tiêu hóa bị chậm lại do m.áu giúp tiêu hóa, bắt đầu chảy về các bộ phận cơ thể khác. Nó cũng có thể khiến bạn bị khó chịu, không thoải mái và ợ chua.
Mặc dù không có nghiên cứu nào tập trung vào tác dụng phụ của việc tắm sau khi ăn, nhưng tốt nhất bạn nên đợi ít nhất 2-3 giờ sau khi ăn rồi mới tắm. Ngoài ra, tắm trước khi ăn sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái, trẻ lại và sẵn sàng để ăn.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
Bác sĩ Nhi nói về việc hạ sốt cho trẻ: Chườm khăn ở trán chẳng có tác dụng gì, miếng dán hạ sốt “quốc dân” chỉ có giá trị… giải trí
Hễ thấy trẻ sốt, hầu như bố mẹ nào cũng nghĩ đến việc mua miếng dán hạ sốt hoặc dùng khăn chườm đắp cho con. Trên thực tế miếng dán hạ sốt có tác dụng không?
Sốt có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Khi trẻ bị sốt, việc trước tiên cha mẹ nghĩ tới sau khi đo nhiệt độ là mua miếng dán hạ sốt dán lên trán hoặc chườm cho trẻ. Liệu việc này có tác dụng giống như mọi người vẫn nghĩ? Bác sĩ Phí Văn Công, khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã lý giải cụ thể về triệu chứng sốt cũng như các cách hạ sốt mà cha mẹ vẫn hay áp dụng trên.
Miếng dán hạ sốt chỉ để “giải trí”
Chia sẻ về triệu chứng sốt ở trẻ nhỏ, bác sĩ Phí Văn Công kể: ” Mình ngồi phòng khám, thi thoảng lại thấy một cháu bé dán miếng dán to bằng cái trán, hỏi đùa, miếng gì to thế, mẹ cháu cười cười chê bác sĩ dốt thế, miếng dán quốc dân mà chả biết“.
“Ở trán toàn mạch m.áu bé, dán vào thì mát được tí cái trán” (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Công lý giải, cơ chế hạ sốt của miếng dán “quốc dân” này y hệt chườm mát, nó là cơ chế truyền nhiệt, từ chỗ nhiệt độ cao sang chỗ nhiệt độ thấp hơn. Thế nên, vị trí dán miếng này cũng phải giống mấy cái khăn xô dùng khi chườm, đó là nách, bẹn và 2 bên cổ. Đó là những vị trí có mạch m.áu lớn, sát da nên nhanh truyền nhiệt.
” Ở trán toàn mạch m.áu bé, dán vào thì mát được tí cái trán, còn người thì vẫn nóng ầm ầm. Tôi bảo hạ được sốt là vì bố mẹ đo nhiệt độ ở trán – là cái chỗ được dán miếng “lạnh” vào, hoặc đến lúc cơ thể tự điều chỉnh bằng các hình thức thải nhiệt khác nên tự giảm sốt. Hạ sốt không phải do miếng dán ấy đâu“.
Theo bác sĩ Phí Văn Công, miếng dán hạ sốt chỉ có tính… giải trí vì “lũ trẻ được dán cái này lên thấy cũng cười khành khạch”.
Vì sao chườm mãi trẻ không hạ sốt?
Bác sĩ Công cũng lý giải thêm về việc nhiều trẻ khi bị sốt được bố mẹ dùng khăn chườm mà mãi không hạ: ” Hôm rồi đi khám, bắt gặp một đ.ứa t.rẻ bé tin hin nằm giữa giường, có chậu nước to gấp đôi người cháu bên cạnh và mấy chục miếng khăn, hai bà của bé đang hì hục lau người cho cháu. Đ.ứa t.rẻ thấy bác sĩ đến thì cười khành khạch. Tôi hỏi đùa ‘Bà đang tắm cho cháu à?’. Hai bà nhìn nhau, rồi nhìn tôi ‘Ối bác sĩ ơi, ơn giời bác sĩ đến rồi! Cháu nó sốt cao quá, từ sáng đến giờ tôi chườm mà không đỡ gì. Chưa bao giờ nó sốt cao thế này’. Tôi hỏi cháu sốt bao nhiêu độ vậy bà? Bà nói tôi không đo, sờ người nó nóng ran lên, tôi sợ quá. Tôi thò tay vào chậu nước, nóng phỏng tay, bèn cười khi thấy hai bà nhiệt tình quá. Tôi nói ‘Chườm thế này cháu nó sốt cao lên đấy bà ạ’, 2 bà nhìn nhau ngơ ngác“.
Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân luôn khiến bố mẹ lo lắng (Ảnh minh họa).
Từ câu chuyện trẻ bị sốt trên, bác sĩ Công cho biết, cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Nếu mọi người hì hục chườm mà chườm không đúng dẫn đến không hạ sốt được lại mệt người.
Theo bác sĩ Công khi chườm là lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch m.áu lớn đi qua, để dòng m.áu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch m.áu lớn là 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn. Chườm là chườm ở đấy, chứ không phải là đắp khăn lên trán.
Nước chườm hạ sốt hay lau người cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ
Theo bác sĩ Công, khi trẻ bị sốt, mọi người cứ khuyến chườm đi, chườm đi, mà không ai bảo chườm nước thế nào. Vậy khi trẻ bị sốt, dùng nước nóng, nước ấm, hay nước lạnh để chườm cho trẻ? Theo bác sĩ Công, chườm hạ sốt dựa trên cơ chế: nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Do đó nước chườm phải mát mát chứ không được lạnh cũng như nóng. Tuy nhiên, nước chườm mà lạnh quá thì mạch co lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Tương tự, dùng khăn lau người cho trẻ thì nước để nhúng khăn cũng phải mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.
Quan trọng nhất khi chườm hạ sốt hay dùng nước lau người là cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ. Nếu chườm nước nóng trẻ sẽ không hạ sốt được.
Theo Helino