Hiện nay, những người sử dụng kháng sinh fluoroquinolo (như Ciprofloxacin hoặc Cipro), đối mặt với nguy cơ vỡ động mạch chủ và van hai lá cao gấp 2,4 lần so với bệnh nhân dùng kháng sinh amoxicillin.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia (UBC) hợp tác với Đơn vị Đ.ánh giá Điều trị của Cơ quan Dịch vụ Y tế tỉnh (PHSA) đã phát hiện ra, hiện nay, những người sử dụng kháng sinh fluoroquinolone (như Ciprofloxacin hoặc Cipro), đối mặt với nguy cơ vỡ động mạch chủ và van hai lá cao gấp 2,4 lần so với bệnh nhân dùng kháng sinh amoxicillin. Nguy cơ lớn nhất là trong vòng 30 ngày sử dụng.
Nguy cơ vỡ động mạch chủ nếu lạm dụng kháng sinh fluoroquinolon. Ảnh minh họa.
Được biết, fluoroquinolon là nhóm kháng sinh có vị trí quan trọng trọng điều trị nhiễm khuẩn từ nhiều năm nay. Mahyar Etminan, Phó giáo sư nhãn khoa và khoa học thị giác tại khoa y của UBC cho biết: “Loại kháng sinh này rất tiện lợi, nhưng đối với phần lớn các trường hợp, đặc biệt là n.hiễm t.rùng liên quan đến cộng đồng, chúng không thực sự cần thiết. Việc kê đơn không phù hợp có thể gây ra cả kháng kháng sinh cũng như các vấn đề nghiêm trọng về tim”.
Còn theo Tiến sĩ Bruce Carleton, Giám đốc đơn vị, điều tra viên tại Bệnh viện Nhi đồng BC: “Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải suy nghĩ khi kê đơn thuốc kháng sinh, đôi khi có thể gây hại. Do kết quả của công việc này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Ủy ban Quản lý Kháng sinh BC để đảm bảo kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân trên khắp nước Anh, Columbia, và giảm kê đơn không phù hợp”.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo không nên kê đơn fluoroquinolon trên bệnh nhân có nguy cơ cao bị vỡ động mạch chủ trừ khi không có lựa chọn khác. Bệnh nhân có nguy cơ bao gồm: bệnh nhân đã có chẩn đoán phình động mạch chủ/động mạch khác, bệnh nhân tăng huyết áp hoặc mắc bệnh mạch m.áu ngoại biên; người cao t.uổi; bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến cấu trúc collagen (như hội chứng Marfan và Ehlers-Danlos).
Đồng thời, cơ quan này cũng đưa ra một số cảnh báo về các phản ứng có hại có thể gây tàn tật khi sử dụng loại kháng sinh này, trong đó có viêm gân và đứt gân.
Vào tháng 7/2018, FDA cảnh báo fluoroquinolon có thể gây rối loạn cân bằng glucose nội môi, đặc biệt trên bệnh nhân cao t.uổi và bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có sử dụng thuốc hạ đường huyết đường uống.
Ngoài ra, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đưa ra cảnh báo về tác dụng phụ gây tàn tật của fluoroquinolon và khuyến cáo không nên sử dụng nhóm kháng sinh này nếu vẫn có các lựa chọn khác hoặc khi chưa thực sự cần sử dụng kháng sinh. Đặc biệt đối với trường hợp sử dụng không hợp lý loại kháng sinh này trong điều trị dự phòng ở bệnh nhân n.hiễm t.rùng đường niệu tái phát và ngăn ngừa tiêu chảy khi đi du lịch.
Quang Tông
Theo Sciencedaily.com/vietQ
Người xưa bảo ôm nhiều con sẽ bện hơi mẹ là sai rồi, khoa học chứng minh bố mẹ càng ôm con nhiều trẻ sẽ càng thông minh
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ngoài việc thỏa mãn tiếp xúc vật lý, hành vi ôm con còn giúp trẻ phát triển tâm lý, trí não, thậm chí cải thiện DNA theo chiều hướng tích cực.
Không riêng gì các ông bố bà mẹ, bất kỳ ai khi nhìn thấy một em bé bé bỏng, thơm mềm, đáng yêu cũng đều chỉ muốn được bế bồng, ôm ấp, hôn hít cho thỏa thích. Và lúc đó, chẳng ai nghĩ rằng những âu yếm yêu thương đơn giản này lại mang đến những lợi ích không ngờ đối với trẻ. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ngoài việc thỏa mãn tiếp xúc vật lý, những cái ôm còn giúp trẻ phát triển tâm lý, thậm chí cải thiện DNA theo chiều hướng tích cực.
Theo một nghiên cứu của Đại học British Columbia và Viện nghiên cứu nhi khoa BC ở Canada, thì sự âu yếm và những cái ôm có tác động lâu dài ở cấp độ phân tử. Về cơ bản, việc âu yếm giữa cha mẹ và em bé có thể ảnh hưởng đến gen của trẻ theo hướng tích cực.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 94 em bé khỏe mạnh khoảng 5 tuần t.uổi. Họ yêu cầu cha mẹ của các bé ghi lại nhật ký kể về lịch trình của các bé: khi ăn, ngủ, và quấy khóc. Các bậc cha mẹ cũng được yêu cầu ghi lại số lần tiếp xúc cơ thể như ôm, bế… xảy ra trong quá trình chăm sóc. Sau bốn năm rưỡi sau, chúng được đưa đến để kiểm tra DNA.
Hãy ôm con vào lòng ngay cả khi trẻ đang hư nhất vì đây là lý do
Kết quả cho thấy những đ.ứa t.rẻ được ôm ấp ít hơn có cấu hình phân tử trong các tế bào kém phát triển theo t.uổi, nghĩa là có khả năng chúng bị tụt hậu về mặt sinh học hơn so với những đ.ứa t.rẻ được tiếp xúc vật lý với cha mẹ thường xuyên. Michael Kobor, giáo sư của Khoa Di Truyền học làm việc tại Viện nghiên cứu nhi khoa BC cho biết việc cha mẹ ít ôm ấp, bế bồng trẻ trong thời thơ ấu có thể dẫn đến việc gen sinh học bị chậm lão hóa. “Ở t.rẻ e.m, chúng tôi nghĩ rằng lão hóa biểu sinh chậm có thể phản ánh tiến trình phát triển ít thuận lợi hơn”, ông nói.
Ngoài ra, những đ.ứa t.rẻ ít được cha mẹ âu yếm, bế bồng khi còn là trẻ sơ sinh có t.uổi đời thấp hơn dự kiến là 4,5 t.uổi.
Và đây không phải là nghiên cứu duy nhất chỉ ra rằng âu yếm là một cách tuyệt vời để làm cho trẻ thông minh. Một cuộc khảo sát của Đại học Vanderbilt, Mỹ, cho thấy cha mẹ càngôm con thì càng có lợi cho não trẻ. Trong cuộc khảo sát này có 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và sinh non tham gia nghiên cứu. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng em bé càng nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ hoặc nhân viên bệnh viện thì phản ứng não bộ của trẻ càng mạnh.
Sự biến đổi DNA theo hướng tích cực không phải là lợi ích duy nhất của việc ôm ấp và âu yếm trẻ. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự ôm ấp giữa trẻ sơ sinh và cha mẹ còn mang nhiều lợi ích khác:
– Ôm ấp giúp bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
– Nó làm giảm căng thẳng mà em bé gặp phải trong khi học bú sữa.
– Các nghiên cứu cho thấy ôm chặt có thể là một loại thuốc giảm đau mạnh dành cho trẻ.
– Ôm con cũng giúp người mẹ bình tĩnh hơn.
– Cái ôm sớm xây dựng nên tình phụ tử.
Cha mẹ nào đang lo lắng rằng mình ôm ấp con quá nhiều sẽ khiến con bện hơi thì có thể yên tâm ôm con nhiều hơn nhé. Bởi bây giờ chúng ta đã biết hành động yêu thương đơn giản là ôm yêu thương này thật sự rất có lợi.
Nguồn: B.S/Helino