Ngủ nghiêng sang trái là tư thế an toàn nhất cho bà bầu và em bé, bởi nó không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan giữa tư thế ngủ của bà bầu và sức khỏe của em bé, bởi vòng bụng ngày to ra sẽ làm cho các bà bầu khó có được một tư thế ngủ thật thoải mái.
Dưới đây là một số tư thế cần thiết khi ngủ mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho bà bầu cũng như em bé.
1. Không nên ngủ ngửa
Bà bầu không nên ngủ ngửa khi mang thai bởi trọng lượng của em bé và tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn, gây khó khăn trong việc lưu thông m.áu đến nhau thai.
Bên cạnh đó, sau ba tháng đầu tiên do bụng bầu đang phát triển các bà bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng sang một bên một cách thoải mái để ngủ, điều này sẽ không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho bà bầu hoặc em bé.
2. Ngủ nghiêng về phía bên trái
Đây là tư thế an toàn nhất cho bà bầu và em bé, bởi nó không gây áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Mặc dù nằm nghiêng cả hai bên đều an toàn, nhưng các bà bầu nên chọn nằm nghiêng sang bên trái vì nhiều lý do.
– Nó sẽ làm tăng lượng m.áu và chất dinh dưỡng đến em bé của bạn.
– Nó làm giảm nguy cơ thai c.hết lưu.
– Nó giúp thận của các bà bầu loại bỏ các chất thải và chất lỏng.
3. Tư thế nửa ngồi nửa nằm
Bạn có thể áp dụng tư thế ngủ nửa nằm nửa ngồi nếu bạn có ghế sofa thoải mái.
Các bác sĩ khuyên, để kết hợp hiệu quả tư thế ngủ ngồi này, các bà bầu có thể sử dụng gối để làm mình cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, lợi ích của tư thế này giúp giảm chứng ợ nóng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
4. Kê cao chân
Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút… trong quá trình phát triển của thai nhi, là bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai.
Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, bà bầu có thể nâng đáy nệm hay kê cao phần cuối của chân giường.
Điều này sẽ giúp m.áu lưu thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở vùng dưới của cơ thể bà bầu.
5. Sử dụng gối dành riêng cho bà bầu
Dù nằm ngủ ở tư thế nào thì việc nằm liên tục ở một tư thế là khó có thể thực hiện được. Vì vậy bà bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng.
Việc này cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân này lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến cho bà bầu giấc ngủ ngon hơn.
Lời khuyên để bà bầu có được giấc ngủ ngon khi mang thai
– Khi nằm hoặc ngồi, bà bầu nên đặt một chiếc gối ở phía sau lưng sẽ giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn.
– Nhiều bà bầu cảm thấy thoải mái hơn khi đặt một chiếc gối ở giữa hai chân vì nó giữ cho chân song song và hỗ trợ hông, xương chậu và cột sống.
– Nếu bà bầu bị ợ nóng vào ban đêm, nên áp dụng tư thế nửa ngồi nửa nằm để giúp giảm triệu chứng khó chịu này.
– Trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, bà bầu cũng nên chú ý đến tư thế ngủ của mình giống như ban đêm.
– Nếu bà bầu thức dậy vào ban đêm, hãy kiểm tra tư thế ngủ của mình và quay trở lại đúng tư thế để có được giấc ngủ ngon hơn đến sáng hôm sau.
An Nhiên
Theo brightside/giaoduc.net
Mách mẹ bầu tư thế ngủ để vừa tốt cho em bé vừa thoải mái suốt cả thai kỳ
Trong mỗi giai đoạn, mẹ bầu lại cần chú ý tư thế ngủ để vừa thoải mái vừa tốt cho đứa con trong bụng.
Giai đoạn 1-3 tháng
Lúc này, cơ thể của người mẹ cơ bản chưa có thay đổi gì nhiều, phần bụng còn nhỏ, thậm chí nếu bạn không nói là đang mang thai nhiều người sẽ không phát hiện ra.
Trong giai đoạn này, mẹ có thể tùy chọn tư thế ngủ cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên không được nằm sấp.
Giai đoạn 4-7 tháng
Trong thời gian này, mẹ chú ý bảo vệ bụng và tránh tác động trực tiếp của ngoại lực. Nếu bà bầu có quá nhiều nước ối hoặc mang thai đôi, cần ngủ nằm nghiêng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Các tư thế ngủ khác sẽ tạo cảm giác ngột ngạt. Nếu bà bầu cảm thấy rằng các chi dưới nặng, hãy giữ tư thế nằm ngửa và nâng các chi dưới bằng một chiếc gối mềm.
Giai đoạn 8-10 tháng
Tư thế ngủ của thời kỳ này là rất quan trọng và mẹ bầu nên nằm nghiêng phía bên trái. Bởi vì vị trí của tĩnh mạch chủ dưới nằm ngay bên phải khoang bụng, nếu nằm ở bên phải, tử cung mở rộng sẽ không chỉ nén tĩnh mạch chủ dưới mà cả tử cung cũng sẽ xoay sang bên phải gây khó chịu cho em bé trong bụng. Nằm nghiêng trái lúc này có thể làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, cải thiện tuần hoàn m.áu, tăng cung cấp m.áu cho thai nhi, giúp thai nhi tăng trưởng thuận lợi.
Moon
Theo Sohu/emdep