Dù mụn trứng cá là một tình trạng viêm, nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh để xử lý tình trạng trên.
Thế nhưng theo các chuyên gia về da liễu, việc sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá sẽ gây rất nhiều tác hại, nhất là bị kháng thuốc, tác dụng phụ, n.hiễm t.rùng.
Bệnh nhân bị mụn trứng cá – Ảnh minh họa
Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý của nang lông tuyến bã mạn tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 80% thanh thiếu niên và người trẻ từ 11 đến 30 t.uổi. Bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc là sẹo và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sinh bệnh học của mụn trứng cá rất phức tạp, chưa được hiểu biết hoàn toàn nhưng có những yếu tố rất đáng chú ý như: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông, vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, hiện tượng viêm và đáp ứng miễn dịch. Chính vì do vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, và hiện tượng viêm mà kháng sinh là một trong những điều trị cơ bản và lựa chọn đầu tay của bác sĩ da liễu.
Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị khoa học thường niên da liễu miền Nam với chủ đề “Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại” diễn ra hôm 29.9, nhiều chuyên gia da liễu đã cảnh báo về mối nguy cơ sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá hiện nay của một số bác sĩ. Theo các chuyên gia da liễu, mụn trứng cá được công nhận là tình trạng viêm, không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng việc sử dụng kháng sinh đối với mụn trứng cá lại không thể giải quyết được tình trạng da một cách triệt để, thậm chí gây tác hại nguy hiểm.
Bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết việc sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá sẽ gây ra tác dụng phụ, kháng thuốc, phá vỡ hệ sinh vật trên da, đặc biệt gây n.hiễm t.rùng. “Những người bị mụn trứng cá được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc uống ít nhất 6 tuần có khả năng bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp và viêm họng gấp 2 đến 3 lần so với những bệnh nhân không sử dụng kháng sinh trong 1 năm theo dõi”, bác sĩ Phượng chia sẻ.
Bác sĩ Phượng cho rằng kháng sinh không còn là lựa chọn đầu tay trong điều trị mụn trứng cá. Các bác sĩ trị mụn trứng cá nên thay thế kháng sinh bằng những liệu pháp hormon. Điều này đặc biệt trong điều trị mụn trứng cá, trong đó tiếp xúc với kháng sinh có thể có ý nghĩa do một số lượng lớn người bị ảnh hưởng bởi bệnh và tình chất mạn tính của tình trạng này khiến cho xu hướng điều trị kéo dài.
“Trong điều trị mụn trứng cá các bác sĩ cần phải hạn chế sử dụng kháng sinh, lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất, không sử dụng đơn trị liệu, nhấn mạnh sự tuân thủ điều trị và hạn chế thời gian điều trị. Điều cần thiết hiện nay trong điều trị mụn trứng cá là cần thay đổi nhận thức về kháng sinh, từ đó tạo sự thay đổi thói quen kê đơn trong thực hành lâm sàng”, bác sĩ Phượng khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Nguy hại khi dùng flucinar trị trứng cá
Tôi 22 t.uổi, bị nhiều trứng cá mụn mủ trên mặt. Tôi có dùng flucinar bôi lúc đầu rất hiệu quả, nhưng càng về sau mụn trứng cá lại càng nhiều, lên hết đợt này đến đợt khác. Xin hỏi, loại thuốc này có phải đặc trị mụn trứng cá? Vì sao bôi thuốc rồi mà mặt vẫn nhiều mụn?
Lê Thị Thu (Hải Phòng)
Ảnh minh họa
Bạn Thu thân mến! Flucinar là thuốc bôi ngoài da (loại corticoid) được dùng trong một số tình trạng như chàm, viêm da, Luput… và không dùng để điều trị trứng cá mụn mủ như trong trường hợp của bạn. Đối với các bệnh như trứng cá đỏ, nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virut (Herpes, thủy đậu), hăm da… nếu dùng, thuốc có thể làm trầm trọng thêm các bệnh này, thậm chí còn gây ra nhiều tai biến. Khi bôi thuốc trong 3-7 ngày đầu thì da bớt viêm, mụn lặn dần, trông da mịn hẳn, nhưng dùng thêm vài ngày nữa là hàng loạt tác dụng phụ có thể xảy ra, mụn trứng cá xuất hiện trở lại với tình trạng nặng hơn hoặc bị mụn đỏ, mụn li ti, teo da, rạn da, tăng tiết bã nhờn, giãn mạch m.áu, làm hư hết da mặt. Làn da trong bối cảnh lệ thuộc corticoid gây nhiều trở ngại cho những tiến trình điều trị sau đó.
Ngay cả khi dùng đúng chỉ định, đúng bệnh, thì thuốc flucinar cũng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như mẫn cảm, kích ứng ở chỗ bôi thuốc, gây vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát. Thuốc có nguy cơ tăng tác dụng phụ toàn thân và các phản ứng phụ tại chỗ nếu dùng thuốc thường xuyên, bôi trên diện rộng hoặc dùng trong thời gian dài cũng như khi điều trị các vùng da mỏng hoặc băng kín chỗ bôi thuốc. Người dùng cần ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.
Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị cụ thể, không tự ý dùng thuốc khiến bệnh không khỏi, diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề tới da mặt…
DS. Phương Trang
Theo SK&ĐS