Bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng vừa tốt cho huyết áp vừa hỗ trợ giảm mỡ m.áu.
Những người có nhiều cholesterol trong m.áu (mỡ m.áu) hay huyết áp cao có thể thể nghĩ rằng đây là hai vấn đề sức khỏe khác nhau cần được giải quyết riêng biệt. Tuy nhiên, theo WebMD, hơn 60% số người bị tăng huyết áp cũng có chỉ số cholesterol trong m.áu cao.
Cholesterol tích tụ trong động mạch sẽ khiến tim cần bơm m.áu nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Ngược lại, huyết áp cao có thể gây tổn thương thành động mạch khiến cholesterol dễ dàng tích tụ.
Thay đổi chế độ ăn uống có khả năng giảm mức cholesterol và huyết áp. Để làm như vậy, bệnh nhân thường được khuyên ăn cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây và rau. Trong đó, bắp cải là thực phẩm đem lại lợi ích kép.
Bắp cải có thể chế biến nhiều món ăn, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh. Ảnh: Clevelandclinic
Giảm cholesterol trong m.áu
Bắp cải không phải là món rau yêu thích nhất của nhiều người nhưng các chuyên gia của Phòng khám Cleveland đ.ánh giá thực phẩm này có thể đồng thời làm giảm mức cholesterol và huyết áp.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hóa học Thực phẩm và Nông nghiệp cho thấy bổ sung vi chất bắp cải trong chế độ ăn uống làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL “xấu” ở những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo.
Lợi ích này có thể bắt nguồn từ phytosterol – các hợp chất thực vật làm giảm cholesterol tự nhiên trong bắp cải. Ngoài ra, bất kỳ dạng bắp cải nào cũng chứa một lượng chất xơ nhất định.
Giúp giảm huyết áp
Bắp cải là một trong nhiều loại thực phẩm giàu kali – khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức huyết áp của chúng ta. Trong 90g bắp cải sống cắt nhỏ có khoảng 119mg kali. Ngay cả khi nấu chín, loại rau này cũng cung cấp một lượng kali đáng kể.
Các chuyên gia tại Lifespan giải thích bắp cải chứa hợp chất anthocyanin. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, phụ nữ từ 18 đến 75 t.uổi có lượng anthocyanin cao hơn được ghi nhận có chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn. Lượng anthocyanin cũng liên quan đến giảm độ cứng của thành động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giá trị dinh dưỡng
Trong 90g bắp cải có 22 calo, 1g protein, 2g chất xơ, vitamin K (56% nhu cầu hằng ngày), vitamin C (26%), vitamin B9 (10%), vitamin B6 (6%), mangan (6%), canxi, kali, magie.
Như vậy, bắp cải rất giàu vitamin B6 và B9 cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa năng lượng và hoạt động của hệ thần kinh.
Bắp cải cũng chứa một lượng nhỏ các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin A, sắt và riboflavin.
Ngoài ra, bắp cải chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm polyphenol. Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Bắp cải đặc biệt chứa nhiều vitamin C – chất chống oxy hóa có thể chống lại bệnh tim, một số bệnh ung thư và giảm thị lực.
Người già ngày nào cũng uống vitamin có sao không?
Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của người già nhưng không có nghĩa là được tự ý bổ sung các dưỡng chất này một cách tùy tiện.
Việc người già uống gì, uống như nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Bổ sung vitamin cho người già bằng cách nào?
Người già, người cao t.uổi là những người từ 60 t.uổi trở lên. Nhiều người vì tâm lý lo lắng thường có thói quen tự ý bổ sung vitamin, các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng… vì nghĩ cơ thể không hấp thụ đủ các loại dưỡng chất cần thiết.
Tuy nhiên, người già, người cao t.uổi không biết rằng các vitamin, dưỡng chất được hấp thụ thông qua việc ăn uống hàng ngày vẫn là tốt nhất. Nếu người già gặp vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể thiếu dưỡng chất thì có thể lựa chọn uống sữa, trong đó ưu tiên sữa tươi.
Người già nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung vitamin, thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng.
Nếu người già, người cao t.uổi muốn bổ sung vitamin, thuốc bổ, thực phẩm chức năng… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng bởi với người già thường có các bệnh lý nền như: đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, mỡ m.áu… Khi đó cần dùng thuốc điều trị, việc sử dụng thêm các loại thuốc bổ hay vitamin có thể khiến lượng thuốc nạp vào cơ thể nhiều, ảnh hưởng đến khả năng dung nạp. Bên cạnh đó có thể gây ra nguy cơ tương tác thuốc. Hơn nữa với mỗi thể trạng lại có nhu cầu sử dụng, bổ sung khác nhau, không ai giống ai.
Ngoài ra, việc lạm dụng hay tự ý sử dụng các loại vitamin, thuốc bổ, thực phẩm chức năng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người già nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được loại vitamin phù hợp với liều dùng hợp lý.
Người già, người cao t.uổi nên ăn gì, uống gì?
Ở người già, vấn đề tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng dẫn tới hấp thu kém. Nhất là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng việc ăn uống có thể bị ảnh hưởng hơn. Người già có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lựa chọn các thực phẩm mềm và chế biến dạng lỏng để dễ ăn, dễ hấp thu. Bên cạnh đó cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
Người già, người cao t.uổi nên lựa chọn các thực phẩm mềm và chế biến dạng lỏng để dễ ăn, dễ hấp thu.
Người già nên ăn gì? Người già nên lựa chọn các loại đạm thực vật như đậu phụ, vừng, đậu, lạc… và các loại thịt nạc để ăn. Bên cạnh đó nên bổ sung các thực phẩm có nhiều canxi như cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, ăn nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin, chất khoảng. Một số loại rau củ, trái cây được khuyến cáo cho người già là: củ cải, cà rốt, cà chua, súp lơ, rau ngót, cam, quýt, đu đủ…
Ngoài ra, người già cần uống đủ nước, ít nhất 1,5-2l mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý không nên uống nhiều vào buổi tối nhất là trước lúc đi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thay vào đó nên chia nhỏ số lần uống nước trong ngày. Nếu uống quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm…
Ngoài ra người già cần duy trì tập luyện thể dục thể thao với những bộ môn phù hợp với thể trạng như: đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe… Người già cần lưu ý, khi có bất kỳ bất thường nào của cơ thể cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc gây nguy hiểm tới sức khỏe.