Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, Khoa Ngoại nhi tổng hợp – Bệnh viện liên tục tiếp nhận những trường nhập viện do tai nạn thương tích ở trẻ.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhi T.G.B (9 t.uổi, trú tại Tuyên Quang) được đưa vào viện cấp cứu ngày 9/5/2024 trong tình trạng bỏng nặng do điện giật.
Người nhà bệnh nhi cho biết trẻ chơi đá bóng tại nhà vấp phải dây điện máy bơm bị hở. Thời điểm người nhà phát hiện ra, trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê và được người nhà sơ cứu 20 – 30 phút trước khi đưa vào nhập viện.
Trẻ được chỉ định nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực – chống độc với chẩn đoán suy hô hấp, bỏng cấp độ III ở tay trái và bỏng cấp độ II ở cẳng chân phải. Sau 4 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc, trẻ được chuyển sang khoa Ngoại nhi tổng hợp để thực hiện cắt lọc tổ chức hoại tử, ghép da vết bỏng. Hiện tại, sau 14 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định, da ghép lành tốt, không hoại tử, không n.hiễm t.rùng và vẫn đang được tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa.
Một trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích đang điều trị tại Bệnh viện, Ảnh: BVCC
Một trường hợp đáng tiếc khác là bệnh nhi N.G.H (7 t.uổi, trú tại Lâm Thao, Phú Thọ). Trẻ được đưa vào nhập viện ngày 19/5/2024 trong tình trạng đau đầu, nôn nhiều, nôn ra m.áu do tai nạn xe đạp.
Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán vỡ xương trán phải lan trần ổ mắt. Sau 5 ngày điều trị tích cực, hiện tại, sức khỏe trẻ đã ổn định, phục hồi tốt và được xuất viện.
Tiếp đó, ngày 21/5/2024, Khoa Ngoại nhi tổng hợp tiếp tục tiếp nhận bệnh nhi N.M (7 t.uổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) nhập viện do bỏng nước sôi từ bát mì tôm đổ vào gót chân trái và bộ phận s.inh d.ục. Bệnh nhi được điều trị tại nhà 2 ngày, tuy nhiên bố mẹ không kiểm tra kĩ các vết thương trên người trẻ, khi phát hiện vết bỏng đau rát, chảy dịch mới đưa trẻ vào viện.
Tại Khoa Ngoại nhi tổng hợp trẻ được điều trị tích cực, chiếu tia Plasma giúp vết thương nhanh lành và chăm sóc vết thương hàng ngày. Hiện tại vết thương của bệnh nhi đang dần hồi phục, sức khỏe cũng ổn định hơn.
BSCKI. Đinh Văn Nghĩa – Bác sĩ Khoa Ngoại nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, “Để phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ nhỏ cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Bố mẹ cần cảnh giác, không được lơ là trẻ nhỏ; cần để trẻ tránh xa những mối nguy hiểm hoặc vật dụng có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, tò mò khám phá môi trường sống xung quanh, tuy nhiên lại chưa có ý thức và kỹ năng phòng, tránh rủi ro nên rất dễ gặp tai nạn.
Gia đình cần quan tâm và dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Bố mẹ cũng cần nắm được một số cách sơ cứu cơ bản để áp dụng vào từng trường hợp, mức độ thương tích. Khi trẻ không may bị tai nạn thương tích, bố mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.”
Tinh bột, đường và quá trình lão hóa
Glucose (chất có trong tinh bột) có cấu trúc dạng vòng sáu cạnh có tính ổn định và tham gia phản ứng lão hóa tương đối chậm.
Ảnh minh họa. Nguồn: Hampers.
Tại sao chúng ta bị đục thủy tinh thể và có nếp nhăn khi già đi? Đó là do phản ứng Maillard hay còn gọi là phản ứng glycation, phản ứng nâu hóa hoặc caramel hóa. Cả bốn thuật ngữ này đều mô tả cùng một quá trình, đó là quá trình lão hóa căn bản.
Được mô tả lần đầu bởi giáo sư Louis Camille Maillard vào năm 1912, quá trình này xảy ra ở tất cả các tế bào sống. Nó không cần năng lượng, enzyme hay chất dinh dưỡng, nó cứ thế xảy ra thôi. Đó là một phụ phẩm của sự sống và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới cái c.hết. Tất cả chúng ta đều đang bị nâu hóa mọi lúc mọi nơi và cách duy nhất để ngăn chặn nó chính là cái c.hết. Phản ứng Maillard xảy ra càng nhanh, bạn sẽ càng chóng già. Nhưng bạn hoàn toàn có thể khiến quá trình này chậm lại – và nếu thành công, bạn sẽ khỏe mạnh hơn nhiều và cũng sống thọ hơn.
Phản ứng Maillard chỉ cần hai phân tử điều kiện để xảy ra: một carbohydrate (fructose hoặc glucose), cộng với một axit amin (như protein). Khi chúng kết hợp với nhau, protein sẽ bắt đầu nâu hóa đồng thời trở nên kém linh hoạt hơn trước.
Lý tưởng nhất là các protein bị hư hỏng này sẽ được hệ thống xử lý chất thải trong tế bào loại bỏ, nhưng nếu phản ứng xảy ra nhanh hơn tốc độ loại bỏ chất thải thì sự tích tụ các sản phẩm glycat hóa bền vững (Advanced glycation end products/AGEs) sẽ dẫn tới rối loạn chức năng tế bào, cơ quan và toàn bộ cơ thể. Vì thế, vấn đề không phải liệu phản ứng Maillard có xảy ra hay không mà là nó xảy ra nhanh tới mức nào.
Đây chính là lúc tầm quan trọng của những khác biệt về chuyển hóa giữa glucose và fructose thúc đẩy phản ứng này với cùng một mức độ vì cả hai đều là các phân tử được tìm thấy trong đường. Không hề. Quả thực, chúng đều là carbohydrate và đều liên kết với protein, nhưng điểm tương đồng cũng chỉ có vậy. Vì glucose có cấu trúc dạng vòng sáu cạnh nên nó ổn định hơn và tham gia phản ứng Maillard tương đối chậm.
Ngược lại, cấu trúc dạng vòng năm cạnh của fructose dễ bị phá vỡ hơn và tham gia phản ứng Maillard nhanh hơn glucose gấp bảy lần; nó cũng tạo ra số lượng gốc oxy nhiều gấp 100 lần. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng methylglyoxal, một sản phẩm p.hân h.ủy cụ thể của fructose, sẽ thúc đẩy phản ứng Maillard nhanh hơn gấp 250 lần so với glucose.
Nói chung, khi liên quan đến vấn đề lão hóa thì fructose luôn tệ hơn glucose và do đó, đường luôn tệ hơn tinh bột. Điều đó không khiến fructose trở thành chất “tốt” – nó làm tăng insulin và thúc đẩy bệnh béo phì – nhưng so với fructose, tác động của nó vẫn quá nhẹ nhàng.