Tránh sai lầm khi chăm sóc tai mũi họng cho trẻ

Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản cấp…

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn. Tai mũi họng là bệnh lý phổ biến ở t.rẻ e.m. Nếu phụ huynh không nắm được các biện pháp vệ sinh thông thường sẽ rất khiến trẻ bệnh thêm nặng.

Chẳng hạn, việc lấy dáy tai cho trẻ, tuy nhỏ nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ rất dễ khiến trẻ gặp họa. Bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga khẳng định, không nhất thiết phải lấy dáy tai cho trẻ bởi đó là phản ứng sinh lý bình thường.

Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản cấp…

Ống tai cũng như da, có tiết nhầy, tiết mồ hôi và ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn.

Do đó, việc nhiều cha mẹ thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ là điều không cần thiết. Chuyên gia cũng khuyến cáo động tác vệ sinh tai cho trẻ nên hết sức thận trọng tránh tổn thương tai cho bé.

Thậm chí, việc lấy dáy tai sai cách còn vô tình làm đẩy sâu các chất bẩn đó vào bên trong. Theo bác sĩ Bình, một số sai lầm khi cha mẹ vệ sinh tai cho trẻ cần thay đổi như sử dụng tăm bông. Đây là sai lầm phổ biến nhất. Tăm bông có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, thậm chí làm trầy xước hoặc thủng màng nhĩ.

Dùng các vật sắc nhọn: Việc sử dụng các vật sắc nhọn như kẹp tóc, tăm nhọn, móc tai… để lấy ráy tai cho trẻ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai và màng nhĩ.

Vệ sinh tai quá thường xuyên: Vệ sinh tai quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp ráy tai bảo vệ, khiến tai dễ bị khô và ngứa.

Theo chuyên gia, các bậc phụ huynh chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp ráy tai nhiều quá bít tai, làm viêm ống tai hoặc khó nghe. Lúc này, thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên.

Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói.

Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để lấy ráy tai để không gây tổn thương bên trong tai cho bé, tuyệt đối không nên lấy dáy tai ở những nơi không có chuyên môn như tiệm làm tóc.

Thực tế, nhiều trường hợp đã phải tìm tới Đa khoa Việt Nga để xử lý sau khi lấy dáy tai ở quán cắt tóc, spa bị trầy xước và tổn thương ống tai gây ra các bệnh như nhọt ống tai, viêm ống tai.

“Khi bệnh nhân được đưa đến Đa khoa Việt Nga, bệnh đã chuyển nặng sang một loại khác khó xử lý hơn. Do vậy, tuyệt đối không nên lấy ráy tai cho t.rẻ e.m khi không có chuyên môn y tế về việc lấy ráy tai”, chuyên gia nói.

Các phụ huynh lưu ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng cách lấy ráy tai đúng cách và đưa con đi khám bác sĩ khi cần thiết. Trong hầu hết trường hợp, ráy tai sẽ tự bong ra khỏi ống tai theo thời gian.

Cha mẹ chỉ cần lau nhẹ bên ngoài tai bằng khăn mềm và ẩm, tránh để nước vào tai trẻ, không cho trẻ ngoáy tai bằng các vật sắc nhọn. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách vệ sinh tai phù hợp cho từng độ t.uổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu như đau tai, chảy dịch tai, ù tai, sưng đỏ tai, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức; không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp điều trị khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Bình cũng khuyến cáo vào thời điểm giao mùa như hiện nay, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản cấp… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn.

Theo chuyên gia này, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở có máy nội soi ống mềm để trẻ hợp tác hơn trong quá trình khám bệnh.

“Nội soi bằng máy nội soi tai mũi họng ống mềm có khả năng kiểm tra và phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất, sâu nhất, khó quan sát bằng mắt thường mà không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho bé. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện các cơ sở có trang bị máy nội soi tai mũi họng ống mềm không có nhiều”, bác sĩ Bình nói thêm.

Cách chữa ho có đờm tại nhà

Ho có đờm khiến người bệnh khó chịu và bất tiện. Việc sử dụng chanh quất mật ong, lá húng chanh… súc miệng bằng nước muối ấm tại nhà có thể làm giảm tình trạng ho có đờm.

Nguyên nhân gây ho

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm, chất tiết, dị vật… ra khỏi đường thở. Ho là triệu chứng của bệnh lý hô hấp và tai mũi họng. Ho có thể gặp ở một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, COPD, viêm phổi… Ho có thể chia làm ho khan và ho có đờm, một số trường hợp ho ra m.áu.

Ho có lây không?

Ho là một triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, không phải là bệnh lý. Vô hình chung phản xạ này cũng sẽ tống vi khuẩn, virus từ trong cơ thể ra ngoài. Với những người mắc các bệnh lý truyền nhiễm, khi ho sẽ làm lây truyền mầm bệnh. Ví dụ như ho khi mắc cúm, khi người bệnh ho sẽ sinh ra giọt b.ắn, người lành tiếp xúc với các giọt b.ắn có thể lây bệnh. Hoặc ho ở người mắc bệnh lao, viêm phế quản cấp… sẽ đem theo vi khuẩn, virus và lây lan trong không khí. Còn ở những trường hợp ho do kích ứng, dị ứng thì không gây lây nhiễm.

Chữa ho có đờm tại nhà bằng cách nào?

Ho có đờm là tình trạng khi các dịch tiết trong đường hô hấp làm cản trở quá trình hô hấp khiến cơ thể phản xạ và tống chúng ra ngoài. Ho có đờm gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và khiến bệnh nhân cảm thấy bất tiện trong cuộc sống.

Ngoài việc đến cơ sở y tế để thăm khám và uống thuốc kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng một số biện pháp dân gian để chữa ho có đờm tại nhà như:

– Ngậm chanh, quất mật ong, lá húng chanh, gừng mật ong…

– Một số loại siro bổ phế bán tại các quầy thuốc

– Những trường hợp ho có đờm có thể súc họng bằng nước muối ấm. Người bệnh có thể tự pha, tuy nhiên để đạt được nồng độ chuẩn nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.

Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng các biện pháp dân gian và các loại thuốc thông thường không đỡ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa ho có đờm tại nhà như ngậm chanh/quất mật ong, súc miệng bằng nước muối ấm….

Bị ho có cần kiêng thịt gà không?

Ho có đờm kiêng ăn gì? Nhiều người bệnh cho rằng, khi ho cần kiêng một số loại thực phẩm như thịt/da gà, thịt vịt, xôi, tôm… với lý do gây ngứa. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn thịt gà, tôm… gây ho. Việc ăn các thực phẩm này gây ho trong trường hợp không xử lý thực phẩm kỹ như vẫn còn sót vỏ tôm, râu tôm, lông gà… khi ăn vào gây kích ứng đường họng. Khi cho người già hoặc trẻ nhỏ ăn cần xử lý kỹ để không bị kích ứng họng. Đây là những thực phẩm bổ dưỡng và không có lý do gì để người bị ho có đờm phải kiêng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *