4 cách giảm ngạt khí khi có đám cháy

Trên thực tế khi xảy ra hỏa hoạn, phần lớn nạn nhân t.hiệt m.ạng là do ngạt khói. Nạn nhân bị ngạt khói sau khi được cứu ra khỏi đám cháy nếu không được sơ cứu đúng cách có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài cho sức khỏe.

Khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng. Do đó, cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Người bị nạn phải cố gắng không hít khói.

Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.

Nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị (nếu có). Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người hoặc di chuyển bằng cách bò xuống sát dưới nền đất vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất có thể.

Để giảm ngạt khí khi có đám cháy, chúng ta cần nhớ các bước sau:

Nhanh chóng tìm các lối ra gần nhất thay vì trốn ở phòng kín.

Khi xung quanh có quá nhiều khói, để không hít phải quá nhiều khí độc, chúng ta cần hạ người xuống sàn, khuỵu hai tay và đầu gối (vì khí thường sẽ lơ lửng ở trên).

Tìm một mảnh vải thấm nước làm ẩm, sau đó đưa lên gần mũi miệng, mảnh vải ẩm này có công dụng lọc khí độc. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

Trường hợp bị mắc kẹt trong phòng, hãy đóng các cửa lại để ngăn khói bay vào. Sau đó tìm vải ướt hoặc băng dính bịt các khoảng trống xung quanh khung cửa và quạt thông gió để ngăn khói bay vào phòng.

Để giảm ngạt khí khi có đám cháy nhanh chóng tìm các lối ra gần nhất thay vì trốn ở phòng kín

Cách nhận biết người bị ngạt khói

Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khói là khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da, lông, tóc… nặng thì bỏng đường thở, rối loạn các chức năng do nhiễm độc khí.

Nếu nhẹ, thường có biểu hiện thở dốc, buồn nôn, đau đầu; ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và t.ử v.ong.

Những trường hợp t.ử v.ong do ngạt khói thường diễn ra rất từ từ, như một giấc ngủ sâu, không lường trước được, không gây đau đớn. Đến khi bị sốc do thiếu ôxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và t.ử v.ong do ngạt.

Các bước sơ cấp cứu khi nạn nhân bị ngạt khói

Nguyên tắc sơ cứu nạn nhân về ngạt khói, cần phải phục hồi hơi thở một cách đầy đủ và nhanh nhất. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và thoáng, sau đó gọi cấp cứu 115 để yêu cầu sự trợ giúp y tế chuyên nghiệp:

Cách sơ cứu ban đầu để giúp nạn nhân qua khỏi một phần nguy hiểm. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà lựa chọn cách sơ cứu phù hợp.

N gười còn tỉnh táo và có khả năng hô hấp được

Để nạn nhân nằm hoặc ngồi nghỉ ở chỗ thoáng khí, cho họ uống nước để giảm nhiệt độ cơ thể cũng như bù lượng nước đã mất.

Nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn khả năng hô hấp được

Cho nạn nhân nằm nghiêng để đờm không làm tắc đường thở, nếu khu vực xung quanh có bình oxy nên cho nạn nhân thở ngay.

Nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở, thở bất thường

Trong quá trình chờ xe cấp cứu, nếu nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở hoặc thở bất thường, chúng ta cần thực hiện hồi sức tim phổi cho nạn nhân ngay lập tức, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi (CPR) trong khoảng 2 phút theo trình tự sau:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa, trên nền phẳng, cứng. Bộc lộ vùng ngực, sau đó quỳ/đứng ngang ngực nạn nhân

Bước 2: Xác định chính xác vị trí ép tim tại 1/3 dưới xương ức: Dùng ngón giữa miết dọc bờ sườn nạn nhân về phía mũi ức. Đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay

Bước 3: Ép tim đủ nhanh, đủ mạnh; Đặt gót bàn tay kia lên phía trên mu bàn tay đang đặt trên xương ức; Các ngón tay đan vào nhau

Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực người bệnh và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình ép tim.

Dùng trọng lượng cơ thể ấn lồng ngực nạn nhân lún xuống ít nhất 5cm. Đảm bảo ép thẳng xuống xương ức.

Người lớn ưu tiên nhấn tim hơn thổi ngạt: 1 chu kỳ 2 phút; Tần số 100-120 lần/phút; Ấn sâu ít nhất 5cm Để ngực nảy lên hoàn toàn sau mỗi lần ấn tim; Hạn chế tối thiểu mỗi lần gián đoạn ấn tim

Lưu ý: Cuối mỗi lần ép, đảm bảo cho phép ngực nở hoàn toàn; Hạn chế tối đa thời gian tạm dừng ép tim không quá 10 giây.

B.é t.rai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

B.é t.rai 2 t.uổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

ảnh minh họa

Tai nạn xảy ra với bệnh nhi H.T, 2 t.uổi, ở Hà Nội, ngày 22/4. Khi được phát hiện trong hồ cá koi, b.é t.rai đã trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở.

Ngay lập tức, gia đình đã hô hoán mọi người giúp đỡ và được các nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà đến sơ cấp cứu tại chỗ. Sau 10 phút, b.é t.rai có nhịp tim trở lại và được đưa đến bệnh viện huyện cách đó 5km.

Lúc này, trẻ có nhịp tim, nhịp thở nhưng không tỉnh, lơ mơ. Sau khi được cấp cứu ban đầu, đặt nội khí quản kiểm soát đường hô hấp, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê sau ngừng tuần hoàn.

Tới ngày 26/4, sau 4 ngày điều trị, do tiên lượng nặng nề, bé T. vẫn trong giai đoạn hạ nhiệt độ bảo vệ não, theo dõi chặt chẽ, kiểm soát chức năng cơ quan. Bác sĩ sẽ có kế hoạch đ.ánh giá mức độ tỉnh, chức năng thần kinh toàn diện khi trẻ qua giai đoạn nặng.

Đây là một trong 3 bệnh nhi đuối nước Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trong những ngày gần đây.

Hai trường hợp còn lại là bé N.K (nữ, 12 t.uổi, ở Hà Nội) và bé A.T (nam 11 t.uổi, ở Sơn La) gặp tai nạn trong lúc đi tắm ở ao, suối cùng các bạn.

Trẻ được mọi người xung quanh đưa lên bờ trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở và được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Cả hai trẻ đều được người dân dốc ngược và chạy khoảng 2 vòng nhỏ theo thói quen.

Sau 15 phút cấp cứu ngừng tim ngừng thở, trẻ có tim và nhịp thở trở lại, trẻ được đưa vào viện địa phương xử trí ban đầu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, vẫn trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Cường, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho hay cả 3 bệnh nhi vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn.

Trẻ được áp dụng các biện pháp điều trị như: hỗ trợ chức nặng đa tạng, lọc m.áu liên tục khi có suy thận, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, sử dụng các thuốc trợ tim, hạ thận nhiệt bảo vệ não.

Sau 3 ngày, bệnh nhi N.K và A.T đã tỉnh, tự thở và có thể ra viện trong vài ngày tới. Bác sĩ lưu ý trẻ cần phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m từ 5 đến 14 t.uổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, gần 2.000 trẻ dưới 16 t.uổi t.ử v.ong do đuối nước mỗi năm.

Video hướng dẫn cấp cứu trẻ bị đuối nước:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *