Sức khỏe của đường tiêu hóa liên quan đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, nhiều người lựa chọn bổ sung men vi sinh để duy trì chức năng của đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe nhưng ai không nên dùng?
1. Những nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng men vi sinh
Nhiều người lựa chọn bổ sung men vi sinh để duy trì chức năng của đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.
Mặc dù men vi sinh đã được chứng minh là sản phẩm an toàn cho sức khỏe, nhưng những người mắc phải hoặc có vấn đề nghiêm trọng về miễn dịch cần hết sức thận trọng khi dùng.
– Người suy giảm miễn dịch: Những người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, có thể không phải là đối tượng phù hợp để dùng men vi sinh.
– Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có hệ thống đường ruột chưa phát triển đầy đủ có thể gặp rủi ro khi sử dụng men vi sinh và thường không được khuyến khích sử dụng.
– Hội chứng ruột ngắn: Những người mắc hội chứng ruột ngắn, trong đó một phần mô ruột đã bị cắt bỏ do phẫu thuật đường ruột hoặc bệnh tật, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và hiệu quả của men vi sinh do đó cần thận trọng khi sử dụng.
– Người cao t.uổi: Trên thực tế, men vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của người cao t.uổi. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này và phạm vi nghiên cứu không chỉ giới hạn ở chức năng đường ruột mà còn mở rộng đến khả năng miễn dịch, nhận thức, trầm cảm, trao đổi chất, sức mạnh cơ bắp và các khía cạnh khác. Tuy nhiên, nếu người cao t.uổi muốn bổ sung men vi sinh khi bị bệnh cấp tính hoặc nặng thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
– Khối u ác tính: Những người có khối u ác tính, đặc biệt là những người đang điều trị ung thư, có thể bị tổn hại hệ thống miễn dịch và men vi sinh có thể có tác động xấu đến chức năng miễn dịch.
– Bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật đường ruột: Sau phẫu thuật đường ruột, ruột cần thời gian để phục hồi. Việc sử dụng men vi sinh có thể làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, vì vậy không nên sử dụng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Uống men vi sinh là để tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, nhưng với những nhóm người vừa kể trên, nếu muốn bổ sung men vi sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
2. Tác dụng phụ có thể xảy ra của men vi sinh
Mặc dù men vi sinh là một chất bổ sung phổ biến và có lợi cho hầu hết mọi người nhưng trong một số trường hợp cũng có thể gây ra tác dụng phụ:
– Đầy bụng và tiêu chảy: Một số người có thể cảm thấy khó chịu ở bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy sau khi dùng men vi sinh. Những triệu chứng này có thể là do men vi sinh đang thiết lập lại sự cân bằng trong ruột và thường chỉ là tạm thời.
– Phản ứng dị ứng: Nếu bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc thành phần nhất định, bạn cần cẩn thận khi lựa chọn men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh trong các sản phẩm từ sữa, có thể gây ra phản ứng dị ứng.
– Tương tác: Men vi sinh có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến sự hấp thụ hoặc hiệu quả của chúng. Trong khi dùng men vi sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tương tác thuốc.
Tóm lại, hầu hết mọi người đều có thể tiêu thụ men vi sinh một cách an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Ngoài ra, việc chọn sản phẩm men vi sinh chất lượng cao, đáng tin cậy và tuân theo các khuyến nghị về liều lượng trên nhãn sản phẩm cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
Những thói quen gây viêm lợi ít người biết
Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến, nhưng ít người biết rằng thói quen răng miệng kém, không lấy cao răng thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Vì sao bị viêm lợi?
Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng ít người quan tâm. Một trong những thói quen dễ gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém.
Hằng ngày, mỗi người nên đ.ánh răng ít nhất 3 lần sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ngoài việc đ.ánh răng đủ thì việc đ.ánh răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ không phải ai cũng làm được.
Việc vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách sẽ dẫn tới các mảng bám, cao răng xuất hiện. Mảng bám và cao răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển từ đó gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc mô lợi xung quanh và dẫn tới viêm lợi.
Mức độ viêm lợi ở mỗi người cũng tùy thuộc vào tình trạng mảng bám, cao răng xuất hiện nhiều hay ít. Việc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng định kỳ rất dễ gây ra tình trạng viêm lợi.
ThS.BS Đậu Thị Kiều Trang giải đáp các nguyên nhân gây viêm lợi
Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân có thể gây viêm lợi như người mắc đái tháo đường, ung thư, người suy giảm miễn dịch… Với những người mắc các bệnh lý trên niêm mạc miệng thường yếu và dễ có khả năng bị viêm lợi hơn so với người bình thường.
Dấu hiệu viêm lợi
Biểu hiện của viêm lợi ở từng người sẽ khác nhau do phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Bị viêm lợi có thể gặp các dấu hiệu như:
– Viêm lợi mức độ nhẹ sẽ làm thay đổi màu sắc của lợi. Lợi ở người khỏe mạnh có màu hồng nhạt, còn viêm lợi ở mức độ nhẹ lợi sẽ có màu sậm hơn.
– Viêm lợi ở mức độ nặng hơn sẽ khiến lợi bị sung huyết, phù nề. Người bệnh có thể tự quan sát và thấy phần miên mạc lợi bị sưng, phồng lên.
– Viêm lợi ở mức độ nặng sẽ khiến lợi dễ c.hảy m.áu khi va chạm nhẹ. Nặng hơn nữa có thể khiến phần lợi dễ c.hảy m.áu tự nhiên và các điểm c.hảy m.áu ở vùng niêm mạc lợi.
Nhiều trường hợp viêm lợi có mủ, viêm lợi c.hảy m.áu chân răng là tình trạng viêm lợi đã nặng ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Viêm lợi nặng nếu không điều trị có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nguy hiểm.
Viêm lợi uống thuốc gì?
Nhiều trường hợp viêm lợi không điều trị sẽ gây ra tình trạng áp xe lợi, viêm lợi có mủ. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới hoại tử vùng lợi bị tổn thương, lan sang các tổ chức xương răng và quanh răng dần dần gây tiêu xương, tụt lợi.
Với những người gặp tình trạng hở chân răng và tụt lợi lâu ngày có thể gây tiêu ổ răng, răng lung hay, răng yếu hoặc mất răng.
Viêm lợi uống thuốc gì? Người bị viêm lợi có thể dùng thuốc điều trị toàn thân kết hợp với nước súc miệng dành cho người viêm lợi để cải thiện vấn đề viêm nhiễm ở khoang miệng. Nếu có các đợt viêm lợi cấp thì dùng kháng sinh bôi tại chỗ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị người bệnh phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách và dùng nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, các phương pháp dân gian, truyền miệng để điều trị viêm lợi. Thay vào đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để việc điều trị được hiệu quả.