Ăn cay có thật sự gây loét dạ dày?

Nhiều người cho rằng thức ăn cay nóng là thủ phạm gây ra loét dạ dày. Các chuyên gia y tế cho rằng điều này không chính xác.

Thức ăn cay có thể gây kích ứng vết loét dạ dày vốn có và làm trầm trọng tình trạng bệnh. Ảnh: quizly.com.

Theo trang MU Health Care, đồ ăn cay bị đổ lỗi là thủ phạm gây ra loét dạ dày. Những người bị đau dạ dày thường được khuyên nên hạn chế ăn đồ cay nóng. Tuy nhiên, vào những năm 1980, lý thuyết đó đã bị bác bỏ, tương tự quan niệm cho rằng stress gây loét dạ dày.

Bác sĩ Matthew Bechtold, chuyên gia tiêu hóa tại MU Health Care, cho biết nguyên nhân chính gây loét dạ dày là một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (H. pylori) và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Thức ăn cay có liên quan loét dạ dày

Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ (ACG) cũng nhấn mạnh rằng đồ ăn cay không gây loét dạ dày. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể gây kích ứng cho vết loét đã có sẵn, theo Medical News Today.

Mặc dù quan niệm sai lầm về nguyên nhân gây loét dạ dày đã được bác bỏ hơn 30 năm trước, bác sĩ Bechtold cho biết cho đến ngày nay nhiều bệnh nhân vẫn không biết rằng đồ ăn cay không gây hại.

Ông ấy nói: “Họ có xu hướng đổ lỗi cho đồ ăn cay vì những vấn đề của họ.”

Một nghiên cứu về capsaicin – thành phần tạo ra vị cay trong ớt – thậm chí cho thấy nó có thể có lợi cho dạ dày. Bác sĩ Bechtold nói: “Capsaicin thực sự kích thích dạ dày sản sinh ra các cơ chế bảo vệ chống lại loét.”

Ông cũng chia sẻ thêm rằng không có bằng chứng nào cho thấy đồ ăn cay gây hại cho các vết loét đã hình thành. Tuy nhiên, nếu đồ ăn cay khiến bạn khó chịu ở vùng bụng, hãy giảm độ cay trong chế độ ăn uống của bạn.

Nguyên nhân gây loét dạ dày

Vi khuẩn H. pylori lây lan qua thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn hoặc do điều kiện vệ sinh kém. Nó có thể gây loét dạ dày bằng cách phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm và khiến lớp lót dạ dày và đường ruột dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày hơn.

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể dẫn đến loét dạ dày bao gồm các thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như aspirin, ibuprofen và naproxen. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể can thiệp với các chất hóa học giúp điều chỉnh lớp màng bảo vệ.

Loét dạ dày do NSAID gây ra có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc uống hàng ngày, chẳng hạn như Prilosec, Pepcid hoặc Cytotec.

Bác sĩ Bechtold khuyên: “Nếu ăn một loại thức ăn nhất định, bất kể cay hay không, gây ra chứng khó tiêu, bạn nên tránh loại thức ăn đó.”

Những người có các triệu chứng bao gồm đau dạ dày dữ dội, sốt, phân có m.áu, buồn nôn và nôn mửa cần đến kiểm tra về tình trạng loét dạ dày.

Những loại thuốc gây táo bón cần biết

Giảm tần suất đại tiện, phân khô, cứng và khó đại tiện… là những triệu chứng của táo bón.

Nguyên nhân chính là chế độ ăn uống, các bệnh chức năng, thực thể hoặc do một số loại thuốc…

1. Thuốc có thể gây táo bón

Táo bón là tình trạng rất khó chịu do nhiều nguyên nhân, trong đó có thuốc, đây là nguyên nhân mà chúng ta dễ bỏ qua. Một số loại thuốc có thể gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, đặc biệt khi sử dụng với liều lượng cao hoặc khi bắt đầu sử dụng thuốc.

Dưới đây là những loại thuốc có nguy cơ gây táo bón khi sử dụng:

Thuốc hạ huyết áp: Loại thuốc hạ huyết áp phổ biến là thuốc chẹn kênh canxi (nifedipine, verapamil…). Chức năng chính của thuốc chẹn kênh canxi là làm giãn cơ trơn của mạch m.áu, từ đó làm giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, làm chậm nhu động ruột nên có thể gây táo bón. Thuốc lợi tiểu như furosemide và hydrochlorothiazide có thể gây mất nước trong cơ thể, do đó làm tăng sự hấp thu chất lỏng từ ruột kết, gây táo bón, đặc biệt ở người lớn t.uổi.

Thuốc kháng axit dạ dà y: Thuốc kháng axit dạ dày được sử dụng để trung hòa axit. Các thành phần thuốc kháng axit thông thường chủ yếu chứa các hợp chất magie, canxi hoặc nhôm… nếu dùng lâu dài sẽ dễ kết hợp với cặn thức ăn trong ruột và trở thành muối nhôm, muối canxi khó hòa tan và không thể hấp thụ, khiến phân bị khô, khó đi đại tiện hơn.

Giảm tần suất đại tiện, phân khô, cứng và khó đại tiện là những triệu chứng của táo bón.

Thuốc giảm đau opioid: Opioid là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến để điều trị cơn đau do ung thư. Các thuốc giảm opioid phổ biến là morphine, tramadol, fentanyl, codeine, oxycodone… Rối loạn chức năng ruột do opioid là một biến chứng thường gặp khi điều trị bằng opioid lâu dài.

Táo bón do opioid là triệu chứng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 60% – 90% bệnh nhân sử dụng opioid để điều trị cơn đau do ung thư. Thuốc opioid có thể ức chế vận chuyển và nhu động đường tiêu hóa, giảm tiết dịch, tăng hấp thu chất lỏng, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, bao gồm táo bón, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn, nôn, chướng bụng và đau bụng.

Thuốc kháng histamine: Ngoài công dụng điều trị dị ứng, thuốc kháng histamine còn là thành phần dược phẩm được sử dụng phổ biến để điều trị cảm lạnh. Trong số đó, thuốc kháng histamine thế hệ thứ nhất làm giảm các triệu chứng bằng cách can thiệp vào thụ thể histamine và cũng tác động lên các thụ thể phó giao cảm, làm chậm nhu động ruột nên rất dễ gặp phải phản ứng bất lợi là khó đại tiện.

Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) như amitriptyline, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như paroxetine, norepinephrine và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs) như duloxetine và nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác, có các cơ chế phản ứng bất lợi khác nhau đối với táo bón. Ví dụ, TCA và SNRI có thể gây ra tình trạng bài tiết dịch ruột không đủ và làm chậm nhu động cơ trơn khiến phân tồn tại trong ruột lâu hơn, dẫn đến táo bón.

Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc nhuận tràng kích thích như phenolphtalein được dùng để điều trị táo bón vì chúng kích thích thành ruột già. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc, không những dễ bị phụ thuộc theo thời gian mà còn có thể làm suy yếu trương lực của đại tràng, khiến việc đại tiện càng khó khăn hơn. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc có chứa các thành phần đó.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Tác dụng dược lý của NSAID dựa trên việc ức chế enzyme cyclooxygenase (COX), do đó dẫn đến điều hòa giảm sản phẩm PGE ở cả trung tâm và ngoại vi. PGE đóng vai trò sinh lý trong việc giảm tiết axit dạ dày, tăng tiết dịch nhầy dạ dày và tăng co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Sự ức chế PGE có thể dẫn đến tác dụng sinh lý trái ngược và dẫn đến táo bón.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể gây táo bón.

2. Làm gì để khắc phục táo bón do thuốc?

Để xác định táo bón có phải do thuốc hay không, bác sĩ sẽ căn cứ vào các tình trạng:

– Có t.iền sử dùng thuốc rõ ràng như dùng các thuốc có thể gây táo bón (nêu trên).

– Có biểu hiện lâm sàng, ví dụ, tần suất đại tiện giảm hoặc thói quen đại tiện bị trì hoãn đáng kể sau khi dùng thuốc, sau khi loại trừ nguyên nhân gây táo bón là do tổn thương đường ruột, bệnh toàn thân hoặc bệnh lý thần kinh.

– Việc ngừng dùng thuốc và điều trị triệu chứng có thể làm giảm bớt vấn đề, nhưng táo bón sẽ tái phát khi sử dụng lại thuốc.

Đối với táo bón do thuốc, có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

Cần đảm bảo uống đủ nước, ăn đủ chất xơ và tăng cường vận động, tập thể dục.

Nếu táo bón nghiêm trọng, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và điều chỉnh kế hoạch dùng thuốc giúp giảm thiểu tác dụng phụ.

Không tự ý ngừng dùng thuốc, đồng thời không lạm dụng một số loại thuốc nhuận tràng để cải thiện triệu chứng táo bón.

Để ngăn ngừa táo bón, cần hình thành thói quen sinh hoạt và đại tiện tốt, duy trì lượng nước uống đầy đủ, 1500 – 2500 ml mỗi ngày, tăng cường chất xơ như trái cây, rau, yến mạch, ngô, đậu nành…, có thể cải thiện các đặc tính của phân và thói quen đại tiện. Tập thể dục thích hợp, đặc biệt là tập thể dục cơ bụng, có lợi cho việc phục hồi chức năng đường tiêu hóa.

Cuối cùng, khi sử dụng thuốc nhuận tràng cần điều chỉnh liều lượng phù hợp để đạt được tác dụng nhuận tràng. Nói chung, chỉ dùng trong vài ngày và không được lạm dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *