Một số thói quen vào buổi sáng có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như việc tiêu thụ caffein, tập thể dục, chế độ ăn sáng…
Buổi sáng là thời điểm dễ xảy ra một số biến cố về sức khỏe liên quan đến tim mạch như đau tim, huyết áp cao, đột quỵ. Việc duy trì các thói quen tốt cũng là cách để người bệnh tăng huyết áp kiểm soát tình trạng bệnh.
Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao dễ khiến cơ thể mất nước nhiều dẫn đến tình trạng m.áu cô đặc. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa phòng điều hòa và thời tiết nắng nóng cũng dễ dẫn tới nguy cơ co mạch, tăng huyết áp…
Dưới đây là một số thói quen tốt vào buổi sáng giúp người bệnh kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện 19-8).
Người bệnh tăng huyết áp không nên bỏ bữa sáng
Việc bỏ bữa sáng có thể khiến nhịp sinh học của cơ thể thay đổi. Với người bệnh tăng huyết áp cần duy trì thói quen ăn sáng. Người bệnh nên ăn sáng đầy đủ với các loại thực phẩm lành mạnh như các loại hạt giàu Omega-3: quả phỉ, hạnh nhân, óc chó; salad trái cây, các loại rau đều có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp. Đồng thời hạn chế bữa sáng nhiều đường hoặc ăn đồ ăn nhiều muối.
Người bệnh tăng huyết áp nên biết, việc tiêu thụ đường trong bữa sáng không có lợi nhất là đường mía – khi tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các hoạt chất giúp ổn định huyết áp là hormone aldosterone và nội mô peptide.
Do vậy, thay vì tiêu thụ đường mía người bệnh nên lựa chọn các loại đường có trong hoa quả, trái cây để hạn chế huyết áp tăng.
Hạn chế tiêu thụ caffein
Nhiều người có thói quen uống trà, cà phê vào buổi sáng. Đây là thói quen giúp cơ thể tỉnh táo và tinh thần sảng khoái hơn. Tuy nhiên với người bệnh tăng huyết áp, việc uống cà phê vào buổi sáng có thể khiến huyết áp tăng nhất là khi uống quá mức.
Khi cơ thể nạp quá liều caffein, tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều adrenaline hơn bình thường. Đây là một hoạt chất có ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm khiến tim đ.ập nhanh và huyết áp tăng lên.
Bên cạnh đó, caffein cũng có mối liên hệ với nồng độ hormine cortisol (gây căng thẳng) trong cơ thể. Do vậy người bệnh tăng huyết áp nên lựa chọn loại cà phê không chứa caffein (loại bỏ 97% caffein) và lưu ý không nên uống vào lúc sáng sớm.
Người tăng huyết áp tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
Đo huyết áp khi ngủ dậy
Người bệnh tăng huyết áp nên đo huyết áp hàng ngày để kiểm tra huyết áp có đạt mục tiêu hay không. Nên đo huyết áp trước khi ngủ dậy và 1 giờ sau khi uống thuốc.
Ngoài ra người bệnh có thể đo huyết áp bất kỳ khi nào thấy có triệu chứng bất thường như đau đầu, chóng mặt…
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
Người bệnh tăng huyết áp cần tránh để cơ thể thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Vào mùa hè thời tiết nóng lên khiến các mạch m.áu giãn ra và làm hạ huyết áp.
Buổi sáng khi ngủ dậy cần tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến xảy ra các cơn co mạch đột ngột dẫn đến tăng huyết áp hoặc nguy cơ đột quỵ.
Ngay khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh tăng huyết áp cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.
Duy trì tập luyện thể dục
Việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn là một trong những thói quen tốt giúp kiểm soát huyết áp. Việc tập luyện vào buổi sáng là thói quen tốt đối với người bệnh tăng huyết áp. Người bệnh nên tập luyện với cường độ vừa phải dựa trên thể trạng của từng người.
Một số môn được khuyến cáo là chạy bộ, đi bộ, yoga, đạp xe, bơi…. Và nên tập đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.
Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp cần uống đủ nước, hạn chế rượu bia, t.huốc l.á… Khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Cảnh giác 5 dấu hiệu tiềm ẩn của căn bệnh được ví như ‘kẻ g.iết n.gười thầm lặng’
Cao huyết áp được ví như ‘kẻ g.iết n.gười thầm lặng’ vì vậy nhận biết sớm các dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh là vô cùng quan trọng giúp bạn có thể kiểm soát và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Cao huyết áp là một căn bệnh thầm lặng nhưng vô cùng nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Nếu không được phát hiện kịp thời, cao huyết áp lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ suy tim và các biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác như suy thận, bệnh tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp mà nhiều người có thể dễ bỏ qua. Dưới đây là 5 dấu tiềm ẩn của căn bệnh được ví như “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” mà bạn nên đặc biệt cảnh giác.
Phát hiện cao huyết áp sớm sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Business Insdier
Đau đầu thường xuyên
Một trong những dấu hiệu phổ biến và sớm nhất của cao huyết áp là đau đầu thường xuyên, chủ yếu xảy ra vào buổi sáng và trở nên trầm trọng hơn khi bạn thực hiện các hoạt động thể chất. Cơn đau đầu này thường đi kèm với chóng mặt hoặc mờ mắt.
Cơn đau đầu cũng có thể do những nguyên nhân khác dẫn đến. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng đau đầu dữ dội kèm theo hiện tượng mờ mắt kéo dài, hãy kiểm tra sức khỏe hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khi có thể.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Trong trường hợp thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng mặc dù đã ngủ ngon và ăn uống đủ chất, điều đó chắc chắn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp mà bạn không nên bỏ qua.
Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao khiến quá trình tim bơm m.áu đến các cơ quan khác khó trở nên khăn hơn, dẫn đến căng thẳng cơ thể và mệt mỏi. Mệt mỏi kèm theo hơi thở ngắn là dấu hiệu cảnh báo bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Thường xuyên đau đầu và mệt mỏi là một dấu hiệu sớm của cao huyết áp. Ảnh: Getty Images
Thay đổi thị lực
Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm nhỏ là tín hiệu tiềm ẩn của huyết áp cao và nghiêm trọng hơn là có thể làm tổn thương đến các mạch m.áu nhỏ trong mắt.
Thường thấy nhất là cao huyết áp còn có thể ảnh hưởng đến các mạch m.áu ở võng mạc và làm rối loạn thị lực của bạn. Nếu bạn thấy thị lực thay đổi đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao và bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Đau ngực hoặc nhịp tim không đều
Đau ngực, tức ngực hoặc khó chịu và nhịp tim không đều là những dấu hiệu ban đầu của bệnh cao huyết áp. Nếu tình trạng này liên tục kéo dài, theo giời gian có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim của bạn.
Sự căng cơ có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Nếu nhận thấy những triệu chứng này, cũng đồng nghĩa với việc bạn đi kiểm tra sức khỏe hoặc hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Khó thở
Khó thở hoặc cảm thấy hụt hơi, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi cũng là dấu hiệu của các vấn đề về tim hoặc phổi liên quan đến huyết áp cao.
Tình trạng này có thể tích tụ chất lỏng trong phổi dẫn đến khó thở. Việc trải qua những dấu hiệu này cho thấy sức khỏe tim mạch của bạn không được tốt, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành điều trị sớm nhất có thể.