Em N.T.C. nam, 15 t.uổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội có biểu hiện đau tức ngực khi gắng sức, hoạt động thể lực nhiều.
Gia đình đưa C. tới BVĐK Đức Giang, Hà Nội thăm khám chuyên khoa lồng ngực mạch m.áu.
Kết quả chụp CT ngực cho thấy có hình ảnh lõm ngực lệch tâm phải, chỉ số lõm Haller = 5.3 chèn ép lên tim và phổi khiến bệnh nhân dễ mệt, hạn chế hoạt động thể lực, bị suy dinh dưỡng, cong vẹo cột sống… Bệnh nhân được chẩn đoán lõm ngực bẩm sinh thể nặng có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình lồng ngực nâng xương ức bằng thanh Nuss (thanh titan).
BS BVĐK Đức Giang tư vấn cho bệnh nhân về bệnh lõm ngực bẩm sinh.
Kíp phẫu thuật do BS Nguyễn Văn Lâm – Chuyên khoa lồng ngực mạch m.áu của Khoa Ngoại tổng hợp đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp Nuss. Phẫu thuật được thực hiện qua một camera nội soi, giúp phẫu thuật viên quan sát chính xác vị trí đặt thanh và đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, nhất là các trường hợp có tổn thương dính phổi trước đó.
Sau mổ tình trạng bệnh nhân ổn định và được xuất viện sau 1 tuần.
BS. Nguyễn Văn Lâm cho biết: “Bệnh lõm ngực là tình trạng phát triển bất thường của thành ngực trước, trong đó biểu hiện bằng sự phát triển bất thường của xương ức và xương sườn hướng vào bên trong gây ra lõm lồng ngực.
Đây là loại dị dạng lồng ngực thường gặp nhất, có thể gây chèn ép tim phổi, gây hạn chế vận động thể lực, gầy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Bệnh có thể gây dị dạng, cong vẹo cột sống, suy dinh dưỡng thường ở mức độ nhẹ.”
Lõm ngực là bệnh lý bẩm sinh, xuất hiện từ nhỏ thường không rõ ràng, tiến triển theo thời gian và thường rõ nhất vào độ t.uổi dậy thì khi xương phát triển mạnh nhất. Bệnh có tính chất gia đình, anh em ruột có thể cùng mắc hoặc bố con.
Bác sĩ Lâm khuyến cáo các gia đình khi có con nhỏ có biểu hiện bất thường về lồng ngực hãy đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Được biết trong thời gian tới, BVĐK Đức Giang, Hà Nội sẽ tiến hành khám tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân bị lõm ngực bẩm sinh.
Chân xuất hiện 4 dấu hiệu bất thường này, rất có thể đã mắc ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ mắc và t.ử v.ong cao, đặc biệt là ở nam giới.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi như: di truyền, hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc, khói dầu, môi trường và nhiều yếu tố khác. Khi nói đến ung thư phổi, nhiều người nghĩ rằng dấu hiệu có thể là ho ra m.áu, tức ngực, khó thở… Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư phổi nào cũng xuất hiện những triệu chứng như vậy. Những dấu hiệu của ung thư phổi có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể, một trong số đó là bàn chân.
1. Da chân bất thường
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, có thể đ.ánh giá chức năng của phổi qua tình trạng của da. Phổi là cơ quan quan trọng nhất để trao đổi khí. Khi xuất hiện ung thư, chức năng của phổi sẽ suy giảm gây nên tình trạng thiếu oxy, khiến da chân có màu trắng bệnh hoặc tím tái.
2. Xuất hiện nốt ruồi
Nốt ruồi ở chân không phải là vấn đề lớn nhưng nếu chúng xuất hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn, đặc biệt có đường kính lớn lơn 2cm kèm theo mủ thì rất có thể bạn đã mắc ung thư phổi. Chính vì vậy cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để có hướng điều trị thích hợp.
3. Chân sưng bất thường
Ngồi hoặc đứng lâu, uống quá nhiều nước dễ dẫn đến phù chân. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không thuyên giảm thì rất có thể là do ung thư phổi dây nên. Do tốc độ tăng sinh nhanh chóng của tế bào ung thư, chúng có thể tiêu tốn phần lớn năng lượng trong cơ thể, dễ dẫn đến mất cân bằng áp lực xâm nhập tế bào, khiến nước dần xâm nhập vào mô tế vào. Khi tế bào ung thư lan rộng, chúng chèn ép các mạch m.áu và dây thần kinh ở chi dưới, gây phù nền liên tục. Ung thư phổi càng nặng thì phù nề càng rõ ràng.
4. Đau khớp
Nhiều bệnh nhân ung thư phổi bị đau chân không chịu nổi trong thời gian mắc bệnh, đặc biệt là khi đi lại. Nguyên nhân là do tế bào ung thư đã hấp thụ chất dinh dưỡng và trong quá trình sinh sôi đã di căn sang các bộ phận khác.
Xương và khớp là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chúng được bao quanh bởi nhiều mạch m.áu, yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.