Trên toàn cầu, có khoảng 55 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó hơn 60% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Khi dân số thế giới già đi, con số này được dự đoán sẽ tăng lên hơn 150 triệu người vào năm 2050.
Con người ngày càng dễ bị đau đầu vì thời tiết
Trong bài viết gần đây, Giáo sư Sanjay Sisodiya (Viện Thần kinh học thuộc Đại học London) có đề cập về Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ hơn chúng ta tưởng. Sau đây là những phân tích sâu hơn.
Đ.ánh giá mới cho thấy biến đổi khí hậu đang làm cho các triệu chứng của một số bệnh về não trở nên tồi tệ hơn. Các tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ và độ ẩm tăng, gồm đột quỵ, đau nửa đầu, viêm màng não, động kinh, bệnh đa xơ cứng, tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Bộ não của chúng ta chịu trách nhiệm quản lý những thay đổi về môi trường mà cơ thể phải đối mặt, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, chẳng hạn như bằng cách kích hoạt đổ mồ hôi và “thúc giục” chúng ta rời khỏi chỗ bị nắng chiếu và vào trong bóng râm.
Mỗi tế bào thần kinh trong số hàng tỉ tế bào thần kinh trong não của chúng ta giống như một máy tính học tập thích nghi với nhiều thành phần hoạt động bằng tín hiệu xung điện. Nhiều thành phần trong số này hoạt động ở tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và được “thiết kế” trong quá trình tiến hóa để hoạt động cùng nhau trong phạm vi nhiệt độ hẹp. Cơ thể và tất cả các bộ phận cơ quan của chúng hoạt động tốt trong những giới hạn mà ta đã thích nghi qua hàng thiên niên kỷ.
Con người bắt đầu tiến hóa ở châu Phi và thường cảm thấy thoải mái trong khoảng nhiệt độ từ 20˚C đến 26˚C và độ ẩm từ 20% đến 80%. Trên thực tế hiện giờ, nhiều thành phần của não đang hoạt động gần mức nhiệt độ cao nhất, có nghĩa là nhiệt độ hoặc độ ẩm tăng nhẹ có thể dẫn đến “quá tải”, khiến chúng khó hoạt động tốt cùng nhau.
Khi những điều kiện môi trường đó nhanh chóng chuyển sang phạm vi không quen thuộc, như đang xảy ra với nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu hiện nay, não của chúng ta phải vật lộn để điều chỉnh nhiệt độ và bắt đầu gặp trục trặc.
Một số bệnh có thể làm gián đoạn quá trình đổ mồ hôi, điều cần thiết để giữ mát hoặc giúp chóng ta nhận thức về điều kiện môi trường xung quanh vượt quá giới hạn chịu đựng. Một số loại thuốc dùng để điều trị các tình trạng thần kinh và tâm thần còn làm phức tạp thêm vấn đề do chúng gây ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của cơ thể – giảm tiết mồ hôi hoặc làm rối loạn bộ máy điều chỉnh nhiệt độ trong não của chúng ta.
Những hiệu ứng này trở nên tồi tệ hơn bởi sóng nhiệt. Ví dụ, sóng nhiệt làm xáo trộn giấc ngủ và khi giấc ngủ bị xáo trộn, các tình trạng như bệnh động kinh trở nên tồi tệ hơn. Sóng nhiệt có thể khiến hệ thống dây truyền tín hiệu điện trong não bị lỗi, hoạt động kém hiệu quả hơn, đó là lý do tại sao các triệu chứng ở người mắc bệnh đa xơ cứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi trời nóng. Và nhiệt độ cao hơn có thể khiến m.áu đặc hơn và dễ bị đông do mất nước trong các đợt nắng nóng, dẫn đến đột quỵ.
Như vậy rõ ràng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến nhiều người mắc bệnh thần kinh, thường theo nhiều cách khác nhau. Với nhiệt độ tăng cao, việc nhập viện vì chứng sa sút trí tuệ ngày càng phổ biến hơn. Khả năng kiểm soát cơn động kinh có thể xấu đi ở bệnh nhân động kinh, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn ở bệnh đa xơ cứng và tỷ lệ đột quỵ tăng lên, với nhiều ca t.ử v.ong liên quan đến đột quỵ hơn. Nhiều tình trạng tâm thần ngày càng phổ biến và nghiêm trọng, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, cũng trở nên trầm trọng hơn và tỷ lệ nhập viện tăng lên. Trong đợt nắng nóng ở châu Âu năm 2023, khoảng 20% số ca t.ử v.ong là của những người mắc bệnh thần kinh.
Nhiệt độ nhiều nơi thất thường một cách cực đoan, biến động nhiệt độ lớn hơn bình thường trong ngày và các hiện tượng thời tiết bất lợi, như sóng nhiệt, bão và lũ lụt, đều có thể l.àm t.ình trạng thần kinh trở nên tồi tệ hơn. Những hậu quả này còn phức tạp hơn nữa ở đô thị. Ví dụ, hiệu ứng sưởi ấm của môi trường thành phố và việc thiếu không gian xanh có thể khuếch đại tác hại của đợt nắng nóng đối với các bệnh về thần kinh và tâm thần.
Quy mô toàn cầu của những người mắc bệnh thần kinh và tâm thần có thể bị ảnh hưởng xấu bởi biến đổi khí hậu là rất lớn. Khoảng 60 triệu người mắc bệnh động kinh trên toàn thế giới. Trên toàn cầu, có khoảng 55 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó hơn 60% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khi dân số thế giới già đi, con số này được dự đoán sẽ tăng lên hơn 150 triệu người vào năm 2050. Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ hai, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới.
Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách rõ ràng. Hiện nay cần có các biện pháp giảm thiểu do liên chính phủ phối hợp với nhau. Nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa thì những nỗ lực nghiêm túc mới bắt đầu tạo ra sự khác biệt thực sự.
Trước mắt, chúng ta có thể giúp đỡ những người mắc bệnh thần kinh bằng cách cung cấp thông tin phù hợp để đối phó với rủi ro từ các hiện tượng thời tiết bất lợi, đặc biệt là nhiệt độ khắc nghiệt.
Các bác sĩ và chuyên gia y tế cộng đồng có thể giải thích cách giảm thiểu những rủi ro đó. Chúng ta có thể điều chỉnh hệ thống cảnh báo sức khỏe-thời tiết tại mỗi địa phương để phù hợp trong phòng chống, điều trị với các bệnh về thần kinh.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ
Trong nghiên cứu công bố ngày 15/5, các nhà khoa học thuộc University College London (UCL) đã phân tích sự liên quan giữa nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu đối với các rối loạn về sức khỏe tâm thần và các bệnh liên quan tới thần kinh.
Các tình trạng như mất trí nhớ, động kinh và trầm cảm có thể lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn khi thế giới nóng lên. Ảnh: Straits Times
Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với các bệnh truyền nhiễm và hô hấp. Tuy nhiên, tác động của hiện tượng này lên các tổn hại liên quan tới sức khỏe thần kinh vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Giáo sư Sanjay Sisodiya từ Viện Thần kinh học UCL Queen Square, người đứng đầu nghiên cứu, nhận định: “Chúng ta cần nghiên cứu thêm về cơ chế chính xác liên quan đến các rối loạn thần kinh với nhiệt độ cao hơn. Khi thời tiết khắc nghiệt trở nên tồi tệ hơn và phổ biến hơn, việc xác định mối quan hệ chính xác ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với những nhóm dân cư trẻ, lớn t.uổi và dễ bị tổn thương nhất”.
Nghiên cứu công bố ngày 15/5 của các nhà khoa học từ UCL đã xem xét dữ liệu từ tổng cộng 332 báo cáo về tác động của môi trường đối với 19 tình trạng thần kinh bao gồm bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ, đau nửa đầu, đột quỵ, bệnh đa xơ cứng và viêm màng não. Các nhà khoa học cũng thu thập nghiên cứu về các chứng bệnh khác như trầm cảm, lo âu và tâm thần phân liệt vì các rối loạn tâm thần thường có bệnh đi kèm với các bệnh về thần kinh.
Các phát hiện cho thấy thời tiết tác động đến từng căn bệnh theo những cách khác nhau, nhưng hầu hết các tình trạng bệnh đều ghi nhận tỷ lệ lưu hành cao hơn và các triệu chứng trầm trọng hơn.
Cụ thể, những người mắc bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ khác gặp khó khăn trong việc đưa ra những lựa chọn thích ứng trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt như tìm kiếm sự trợ giúp, mặc quần áo nhẹ hơn và uống nhiều nước hơn.
Thời tiết nóng hơn cũng có khả năng dẫn đến nhiều cơn đột quỵ gây t.ử v.ong hoặc tàn tật hơn và có thể ảnh hưởng đến chứng động kinh, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn do thiếu ngủ. Nhiệt độ ban đêm cao là dấu hiệu đặc trưng của biến đổi khí hậu và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tỷ lệ rối loạn sức khỏe tâm thần, cùng với việc nhập viện và nguy cơ t.ử v.ong, có liên quan chặt chẽ nhất với nhiệt độ môi trường tăng lên. Một báo cáo được khảo sát trong nghiên cứu mới cho thấy các yêu cầu bồi thường bảo hiểm y tế của Hoa Kỳ đối với các lần đến phòng cấp cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần từ năm 2010 đến năm 2019 đã tăng lên vào những ngày nắng nóng cực độ.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và cháy rừng còn thể gây lo âu cấp tính, căng thẳng hậu chấn thương và trầm cảm.
Nhận định về kịch bản trên, Bloomberg dẫn lời tiến sĩ Burcin Ikiz, nhà khoa học thần kinh nghiên cứu tác động của các mô hình môi trường lên não và đồng thời là người sáng lập và chủ tịch của International Neuro Climate Working Group, cho biết phản ứng của não trước khí hậu ấm lên gây ra tổn thương mà có thể không bị phát hiện cho đến rất lâu sau khi can thiệp y tế có hiệu quả.
Bà cho biết, khi nhiệt độ tăng lên, “bộ não của chúng ta rơi vào phản ứng căng thẳng” có thể dẫn đến tình trạng viêm và các dạng thoái hóa khác ảnh hưởng đến sức khỏe nhận thức.
Tuy nhiên, bà chia sẻ điều khiến bản thân lo ngại nhất là vào năm 2050, rất có thể “chúng ta không chỉ chứng kiến sự bùng nổ số người mắc các chứng rối loạn thần kinh mà còn chứng kiến độ t.uổi của các bệnh nhân được trẻ hóa ở ngưỡng 40 – 50 thay vì 70 – 80”.