Bệnh nhân nữ (31 t.uổi, ngụ tại quận 6, TP.HCM) sau khi đi căng chỉ nâng cơ mặt tại một cơ sở thẩm mỹ thì xuất hiện mảng hồng ban vùng má bên phải, có mụn mủ, nóng, đau…, nên đến bệnh viện kiểm tra.
Cấy 14 sợi chỉ vào 2 má với giá 7 triệu đồng
Bệnh nhân cho biết do mặt bị nọng nên cách đây 4 tháng chị có tìm hiểu trên mạng về phương pháp căng chỉ để nâng cơ mặt. Sau đó chị đến một cơ sở thẩm mỹ của người quen để căng chỉ vùng mặt (theo bệnh nhân, người thực hiện căng chỉ không phải là bác sĩ).
Tại đây, chị đã được cấy 8 sợi chỉ ở bên vùng má phải, 6 sợi chỉ bên vùng má trái với chi phí sau khi giảm 50% còn 7 triệu đồng. Sau khoảng 3 tuần thực hiện căng chỉ thì vùng má bên trái bị sưng, đốm đỏ, hơi đau. Liên hệ với người thực hiện, chị được hướng dẫn uống thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng sau khoảng 3 tuần, vùng má trái của chị bị sưng mủ. Cơ sở thẩm mỹ này đã hoàn lại t.iền và đưa chị đến một bệnh viện thẩm mỹ để rạch lấy mủ, rút chỉ ra…
Tuy nhiên, sau khi rút chỉ thì vùng má bên phải của chị lại xuất hiện mảng hồng ban kèm mụn mủ, nóng, đau… nên chị đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM để khám. Tại bệnh viện, chị được chỉ định nhập viện để phẫu thuật xử lý khối áp xe
Bệnh nhân được điều trị sau biến chứng do căng chỉ da mặt. Ảnh B.V
Tương tự, bệnh nhân nam (30 t.uổi, ngụ quận 1, TP.HCM), đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng vùng mặt bị đỏ, đau. Bệnh nhân cho biết cách đây 6 tháng có đến một spa để căng chỉ và tiêm chất làm đầy vùng rãnh mũi, má (không rõ loại chỉ và chất làm đầy). Sau khi thực hiện, vùng mặt bị đỏ dai dẳng. Cách nhập viện một tuần, vùng má phải bị đau, má trái còn đỏ nên đến bệnh viện khám.
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân được siêu âm, kết quả cho thấy góc miệng phải có ổ áp xe, viêm nhiều xung quanh. Vùng má trái có mảng thâm nhiễm, tụ dịch trong lớp bì, vùng rãnh mũi má hai bên có ổ nang, nghi chất làm đầy…
Căng chỉ làm đẹp, nữ bệnh nhân 31 t.uổi bị áp xe vùng mặt
Đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong gương mặt
Ngày 16.5, phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết cả hai trường hợp trên bệnh nhân bị áp xe do quá trình thực hiện căng chỉ tại cơ sở không được vô khuẩn nên khi căng chỉ đã đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong gương mặt.
Bệnh nhân nữ sau đó được chỉ định phẫu thuật để xử lý ổ áp xe. Tuy nhiên do thời gian bệnh nhân căng chỉ cũng đã khá lâu (khoảng 4 tháng), sợi chỉ lại ngâm trong môi trường nhiễm khuẩn nên bị vỡ mủn ra khiến quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn. Phải xử lý nhiều lần và khả năng khôi phục gương mặt như ban đầu rất khó.
Bác sĩ kiểm tra cho một trường hợp biến chứng da sau làm đẹp. Ảnh B.V
“Biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại, vì khi đưa sợi chỉ bị nhiễm khuẩn vào trong mặt đến khi muốn lấy ra cực kỳ khó, không lấy được hết toàn bộ. Sợi chỉ được ngâm trong môi trường nhiễm khuẩn tức là môi trường axit nên đụng đến đâu thì vỡ đến đó. Không thể nạo hết toàn bộ gương mặt vì sẽ gây biến dạng. Cho nên có thể nói, biến chứng căng chỉ là một báo động đỏ”, bác sĩ Hiếu Liêm nhấn mạnh.
Phương pháp căng da bằng chỉ
Bác sĩ Liêm cho biết, căng da bằng chỉ (hay còn gọi là căng chỉ collagen, căng chỉ sinh học) là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn. Sợi chỉ sinh học sau khi được đưa vào dưới da sẽ có thể tạo thành lớp lưới giúp cho làn da chùng nhão được kéo căng ngay lập tức và không còn tình trạng chảy xệ hay nhăn nheo. Đồng thời, sợi chỉ kích thích sản sinh collagen từ bên trong. Phương pháp này được đ.ánh giá có độ an toàn cao. Tuy nhiên cũng như các phương pháp làm đẹp khác, nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro như gây c.hảy m.áu; gây phù nề; mất đối xứng 2 bên; nhiễm khuẩn hoặc về lâu về dài có thể gây u hạt, tổn thương mạch m.áu, tổn thương thần kinh tuyến mang tai, liệt cơ mày, mí mắt, cơ miệng.
Nguyên nhân của những biến chứng này thường do tay nghề của bác sĩ kém hoặc người thực hiện không phải là bác sĩ, chưa được đào tạo bài bản về phương pháp cấy chỉ, không tuân thủ quy trình trong khi thực hiện; cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép, không đủ điều kiện vô khuẩn; chỉ để nâng cơ không đạt chất lượng, không được Bộ Y tế cấp phép…
Uống nước lá tía tô tươi có tác dụng gì?
Uống nước lá tía tô tươi có tác dụng gì là băn khoăn của không ít người, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tía tô là loại cây được trồng nhiều ở Việt Nam. Loại cây này không chỉ làm gia vị trong bữa ăn mà còn là dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Dưới đây là những tác dụng của nước lá tía tô tươi với sức khoẻ.
Tác dụng của cây tía tô
Bài viết của BS Vũ Quốc Trung trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột.
Nước sắc của cành và lá tía tô còn làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn; tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông m.áu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của m.áu.
Theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau.
Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.
Lá tía tô tươi được nhiều người sử dụng đun nước uống
Nhiều người thường sử dụng lá tía tô tươi để đun nước uống. Dưới đây là những tác dụng của lá tía tô tươi đối với sức khoẻ:
Chăm sóc làn da từ bên trong
Báo Lao động dẫn nguồn VFA cho biết, với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ.
Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)
Trong lá tía tô chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong m.áu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout.
Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.
Hỗ trợ giải cảm lạnh
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh.
Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân.
Tuy nhiên cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn t.uổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Trên đây là tác dụng của lá tía tô tươi đối với sức khoẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.