Anh N.T.H (38 t.uổi, ở TP.HCM) thấy ‘cậu nhỏ’ có dấu hiệu lão hóa nên tìm hiểu thông tin liên quan trên mạng xã hội.
Sau đó, anh quyết định đi tiêm chất làm trẻ hóa.
Anh H. cho biết, 2 năm gần đây anh thấy da “cậu nhỏ” có dấu hiệu lão hóa, da bị giãn và thâm đen hơn trước. Ngoài ra, “cậu nhỏ” cũng nhão hơn trước, thiếu chun dãn như hồi còn trẻ. Được sự tư vấn nhiệt tình trên mạng xã hội để làm “trẻ hóa cậu nhỏ”, anh H. đã đến một cơ sở làm đẹp để tiêm chất làm trẻ hóa làn da, được gọi là exosome. Tuy nhiên, sau khi tiêm, d.ương v.ật của anh có dấu hiệu sưng tấy và đau. Sau đó, anh đến Trung tâm Sức khỏe nam giới Men’s Health để thăm khám và điều trị.
Ngày 15.5, tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Trà Anh Duy đ.ánh giá trường hợp anh H. tiêm chất “lạ” vào dưới da d.ương v.ật không rõ loại và không đúng kỹ thuật nên gây n.hiễm t.rùng da d.ương v.ật. Anh được điều trị bằng thuốc, tình trạng cải thiện dần.
Trường hợp tương tự, anh T.M.T (48 t.uổi, ở Bình Dương) do có bệnh nền là đái tháo đường lâu năm nên “cậu nhỏ” ngày càng yếu, khả năng cương dương suy giảm. Anh được người quen trong dịch vụ làm đẹp giới thiệu rằng hiện tại chất giúp trẻ hóa thịnh hành tại các nước phát triển là exosome giúp tái tạo collagen, thần kinh, mạch m.áu. Người này đã tiêm giúp anh để lấy lại phong độ. Tuy nhiên, cũng giống trường hợp trên, sau khi tiêm thì “cậu nhỏ” của anh T. có dấu hiệu sưng tấy da và đau.
Anh T. được điều trị và theo dõi tình trạng thương tổn do n.hiễm t.rùng. Sau đó, bệnh nhân được bác sĩ tiếp tục điều trị tình trạng rối loạn cương theo phác đồ.
Bác sĩ Trà Anh Duy thăm khám nam khoa cho một bệnh nhân nam. Ảnh L.A
Thận trọng khi can thiệp “cậu nhỏ”
Bác sĩ Trà Anh Duy cho biết, exosome là các túi ngoại bào có màng bao bọc được sản xuất trong khoang nội nhũ của hầu hết các tế bào nhân chuẩn. Thời gian gần đây được ứng dụng trong các dịch vụ thẩm mỹ, da liễu giúp trẻ hóa làn da hư tổn và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chính thức áp dụng để làm “hồi xuân” cậu nhỏ trên người. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm sử dụng exosome trên chuột cũng cho thấy kết quả chưa rõ ràng.
Bộ phận s.inh d.ục của nam giới là vùng “nhạy cảm” đặc biệt về chức năng, giải phẫu (tập trung nhiều mạch m.áu, thần kinh phức tạp) và môi trường ẩm thấp rất dễ n.hiễm t.rùng và nấm. Do đó, việc can thiệp trên bộ phận nhạy cảm này cần được thực hiện bởi các chuyên gia về nam khoa và phương pháp điều trị phải dựa trên y học chứng cứ áp dụng trên người. Quý ông cần thận trọng trong việc tìm hiểu thông tin trên mạng. Nên tham khảo các nguồn tin chính xác, khoa học và cơ sở y tế uy tín để được điều trị tình trạng rối loạn cương theo hướng dẫn của y học thế giới, được thực hiện chỉ định bởi bác sĩ nam khoa đã qua đào tạo và có kinh nghiệm.
TP.HCM: Liên tục phát hiện và xử lý quảng cáo trái phép về các dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm trên mạng
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, thời gian qua, đoàn công tác liên tục phát hiện và xử lý quảng cáo trái phép về các dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm trên không gian mạng.
Cụ thể, khi nhập các từ khóa “cậu bé, cô bé” trên công cụ tìm kiếm Google kết quả cho ra hàng loạt các link có nội dung quảng cáo các dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm trên cơ thể đã được các cơ sở lạm dụng quảng cáo trái phép, họ sử dụng các từ ngữ kích thích sự tò mò, khám phá của khách hàng.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân nên lựa chọn các phòng khám uy tín, có giấy phép hoạt động do Sở cấp. Người dân có thể tra cứu thông tin các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề trên trang tra cứu http://thongtin.medinet.org.vn và tra cứu thông tin công khai xử phạt vi phạm hành chính tại trang https://thanhtra.medinet.gov.vn/.
Sở Y tế TP.HCM kêu gọi người dân khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép trên địa bàn thành phố, có thể gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.401.155 để Thanh tra Sở Y tế có thông tin, kịp thời phát hiện xử lý theo quy định.
Tại sao bé hay dụi mắt khi mệt mỏi?
Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ sơ sinh dụi mắt là dấu hiệu chúng sẵn sàng đi ngủ. Nhưng tại sao trẻ nhỏ lại dụi mắt khi chúng mệt mỏi? Điều gì gây ra hành vi này và nó có ý nghĩa gì?
Trả lời về vấn đề này, tiến sĩ Rebecca Dudovitz, giáo sư trợ lý chuyên khoa nhi tại Trường Y khoa David Geffen thuộc Đại học UCLA, cho biết: “Thật tiếc là chúng ta không thể hỏi trực tiếp những đ.ứa t.rẻ vì sao chúng lại dụi mắt.”
“Nhưng thông qua kinh nghiệm của con người, chúng ta biết rằng khi mệt mỏi, người ta thường có xu hướng dụi mắt. Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể liên quan đến cảm giác không thoải mái khi cơ mắt làm việc quá sức và cần nghỉ ngơi,” Dudovitz giải thích.
Giống như việc vai bạn cần mát-xa sau khi ngồi làm việc văn phòng cả ngày, dụi mắt sẽ giúp các cơ mắt tập trung tốt hơn. Trẻ nhỏ dành rất nhiều thời gian nhìn mọi vật trong môi trường xung quanh và mắt của chúng sẽ trở nên mệt mỏi.
Nhìn chằm chằm cũng làm mắt khô và nếu xét về việc trẻ sơ sinh chỉ nháy mắt vài lần một phút, không có gì ngạc nhiên khi mắt chúng cũng bị khô.
Trẻ nhỏ dành rất nhiều thời gian nhìn mọi vật xung quanh và mắt của chúng sẽ trở nên mệt mỏi. (Nguồn: Getty Images)
Tiến sĩ Robert W. Arnold, bác sĩ nhãn khoa tại Viện Mắt cho T.rẻ e.m Alaska, nói thêm: “Nước mắt không chỉ đơn giản là nước có vị mặn, mà còn có chất nhầy ở gần bề mặt của mắt, nước mặn ở giữa và một lớp dầu từ tuyến mỡ mí mắt để ngăn bay hơi. Do đó, một giọt nước mắt khỏe mạnh phải có ba lớp. Ba lớp này cần được làm mới và trải ra bề mặt bằng cách nháy mắt.”
Khi chúng ta phải tập trung nhìn quá nhiều những hình ảnh có cường độ sáng mạnh, chúng ta không nháy mắt đủ nhiều. Và nếu không nháy mắt đủ nhiều, ba lớp đó có thể bị tách ra và để lại các vùng khô trên bề mặt giác mạc – phần ngoài cùng trong suốt của mắt giúp che lấp mống mắt và đồng tử. Khi điều đó xảy ra, việc dụi mắt có thể chỉ là một lời nhắc nhở để bạn nháy mắt nhiều hơn.
“Điều này tương tự như việc thở, tỷ lệ thở thường tự động và xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, khi chúng ta bị xao nhãng hoặc mệt mỏi, chúng ta không thể thở đủ nhiều hoặc đủ sâu,” Arnold nói. “Vì vậy, chúng ta thở dài. Trẻ nhỏ dụi mắt cũng tương tự như việc mắt đang “thở dài”.
Tuy nhiên, việc dụi mắt không đặc biệt tốt cho sức khỏe. Dụi mắt quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực.
Trẻ nhỏ dụi mắt cũng tương tự như việc mắt đang “thở dài”. (Nguồn: Google)
Một lý do cho việc cảm thấy dễ chịu khi dụi mắt là vì nó giảm huyết áp bằng cách kích thích các dây thần kinh sinh ba, chạy từ não đến mắt, và dây thần kinh phế vị, chạy từ não đến khắp cơ thể. Ở một số người, điều này có thể làm giảm nhịp tim hơn 20%, hiện tượng này còn được gọi là phản xạ mắt-tim.
Tuy nhiên, Arnold đặt ra câu hỏi về lý thuyết này. “Không thể lý giải rõ ràng vì sao một đ.ứa t.rẻ lại cảm thấy tốt hơn khi nhịp tim của chúng chậm,” ông nói.
Thực tế, phản xạ mắt-tim có thể dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm nhịp tim chậm (nhịp tim dưới 60 nhịp/phút) và ngừng tim.
“Chúng tôi không nghĩ rằng sự phản xạ mắt-tim có chủ đích là lý do t.rẻ e.m dụi mắt, nhưng nó có thể là kết quả của việc dụi mắt quá nhiều,” Arnold cho biết. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản là trẻ sơ sinh dụi mắt vì mắt của chúng mệt và khô, và chúng sẵn sàng để đi ngủ – tương tự như người lớn.
Tuy nhiên, em bé liên tục dụi mắt có thể khiến mắt bị nguy cơ n.hiễm t.rùng và cần sự quan tâm của bạn. Hãy cho bé đi ngủ khoảng 12 đến 16 tiếng trong vòng 24 giờ, bao gồm cả ngủ trưa. Hãy chắc chắn rằng bạn đang tạo điều kiện cho trẻ nhỏ được ngủ đủ giấc.
Nếu bạn nghĩ rằng em bé dụi mắt vì những nguyên nhân khác ngoài sự buồn ngủ hoặc mệt mỏi, hãy đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra mắt của bé. Bất kỳ dấu hiệu về vấn đề thị lực ở trẻ nhỏ cũng cần được kiểm tra, đặc biệt là bé sau 6 tháng t.uổi.