Tắc ruột do bã thức ăn là vấn đề hay gặp, nhất là ở người cao t.uổi khi răng rụng nhiều làm giảm sức nhai, người ăn hoa quả nhiều chất xơ (măng, mít, cam) hoặc nhiều chất tanin ( quả hồng, hồng xiêm…) dễ gây tắc ruột.
Cụ bà bị xuất huyết tiêu hóa do bã thức ăn
Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiếp nhận và điều trị ổn định cho cụ bà 85 t.uổi, nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa do bã thức ăn.
Ngay sau khi tiếp nhận và đ.ánh giá tình hình người bệnh, ekip nội soi đã nhanh chóng nội soi thực quản – dạ dày cho người bệnh. Kết quả nội soi cho thấy trong lòng thực quản có “khối lớn” chiếm gần hết lòng thực quản, bề mặt có m.áu đen phủ, niêm mạc thực quản bị viêm trợt nhiều, rỉ m.áu.
Sau khi rửa bề mặt, lộ ra nhiều miếng thức ăn màu vàng, chắc. Ekip đã gắp các miếng thức ăn còn nguyên vẹn, mỗi miếng kích thước từ 2×5, 3×5cm và làm sạch lòng thực quản.
Được biết, người bệnh đã rụng hết răng và lắp răng giả. Người bệnh và người nhà hoàn toàn không nhớ đã ăn món gì, khi nào. Bệnh đã diễn biến khoảng 10 ngày qua và được điều trị một tuần tại bệnh viện ở Cao Bằng nhưng không đỡ. Sau 3 ngày, sức khỏe người bệnh ổn định, ăn uống bình thường.
Những miếng thức ăn được lấy ra từ thực quản người bệnh.
Người già thường dễ bị tắc ruột do bã thức ăn
Bã thức ăn là một khối thức ăn không tiêu, tùy theo thành phần của nó, người ta chia thành nhiều loại như: bã thức ăn thực vật, khối bã thức ăn động vật, khối lông tóc hoặc khối hỗn hợp nhiều loại.
Loại thường gặp nhất là khối bã thức ăn thực vật. Khối bã thức ăn thực vật được hình thành ở dạ dày và di chuyển xuống ruột non khi dạ dày không còn toàn vẹn sau nhiều phẫu thuật.
Những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn là: người già răng rụng (làm giảm sức nhai), người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc mắc bệnh viêm tụy mạn (khả năng tiêu hóa thức ăn kém), người ăn hoa quả nhiều chất xơ (măng, mít, cam) hoặc nhiều chất tanin (quả hồng, hồng xiêm), trẻ ăn quá nhiều hoa quả như sim, ổi… Những thức ăn này dính lại thành cục trong lòng ruột, không tiêu được, gây tắc ruột. Hầu hết các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn phải được phẫu thuật để lấy khối bã. Trong đó, tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp hơn ở người già.
Lý do người cao t.uổi khi ăn uống có nhiều bất lợi bởi các nguyên nhân sau:
– Do hệ tiêu hóa suy yếu do: Hệ thống men tiêu hóa suy giảm chất lượng và số lượng nên lâu tiêu hóa được các chất khó tiêu hơn người trẻ.
– Do sự di chuyển khuôn phân trong ống tiêu hóa cũng chậm hơn, do sự giảm nhu động của ruột non và đại – trực tràng.
– Do nhiều cụ cao t.uổi, răng rụng đi nhiều, không sử dụng răng giả cho nên hạn chế nhai, nghiền thức ăn khiến thức ăn khó tiêu không được nghiền thành các viên nhỏ… Thức ăn không được hấp thu hết, thức ăn còn ở dạng thô, di chuyển trong ống tiêu hóa càng chậm và khó khăn.
– Do người cao t.uổi, cũng hay mắc chứng táo bón, nứt kẽ h.ậu m.ôn khiến các cụ ngại đi ngoài gây tích trữ phân trong lòng đại tràng kéo dài làm cho phân càng thêm khô táo. Kết hợp với thể trạng yếu, mỗi lần đi ngoài rất mệt mỏi khi rặn để đẩy phân ra khỏi h.ậu m.ôn – trực tràng.
Người cao t.uổi cần ăn nhiều rau quả và các thức ăn nhừ để tránh tắc ruột do bã thức ăn.
Phòng tránh tắc ruột do bã thức ăn ở người già
Để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý cách ăn uống cho người cao t.uổi như sau:
– Cần chú ý khi chế biến thức ăn cho người già phải nấu chín, ninh nhừ… nhai kỹ khi ăn .
– Cần uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày, do người già không hoạt động nhiều, nên tình trạng quên uống nước, ngại uống nước xảy ra… việc uống đủ nước rất quan trọng.
– Cần tập thể dục đều đặn (giúp ruột được kích thích, dễ dàng co bóp và lưu thông tốt).
– Không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục hay ăn trái cây (như nhãn, vải, táo) mà nuốt luôn cả hột.
Ngoài ra, khi ăn rau nên nhớ ăn thêm các loại rau có độ nhớt ( rau đay, mùng tơi, đậu bắp…) vì những loại này có chất xơ hòa tan với nước, dễ thấm hút nước chống táo bón.
Khi ăn trái cây có nhiều chất chát không nên ăn quá nhiều, không ăn lúc đói và không ăn chung với thức ăn có nhiều đạm. Khối bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tanin như: hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng…
Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.
Bình Thuận: Cụ ông 89 t.uổi bị khối bã thức ăn gây tắc ruột
Bác sĩ khuyến cáo nên ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế thực phẩm có nhiều nhựa, xơ để tránh hình thành những khối bã thức ăn trong dạ dày.
Ngày 12-10, tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận cho biết, bệnh nhân NNT (89 t.uổi) ngụ Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) sau khi được mổ cấp cứu lấy ra khối bã thức ăn có đường kính đến 5 cm.
Các bác sĩ phẫu thuật lấy ra khối bã thức ăn gây tắc ruột bệnh nhân. Ảnh BVCC
Trước đó, ngày 4-10, cụ NNT nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ. Sau hai ngày theo dõi, bệnh nhân bị bí trung, đại tiện và đau bụng dữ dội hơn.
Sau khi chụp CT, các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận phát hiện dị vật dẫn đến tắc ruột non nên tiến hành mổ cấp cứu bằng phương pháp nội soi.
Nhờ cấp cứu kịp thời, bệnh nhân được cứu sống, hiện sức khỏe ổn định.
Qua ca bệnh này, bác sĩ Mạc Tấn Quyền, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, trưởng kíp mổ khuyến cáo mọi người nên chú ý, quan tâm đến việc ăn uống.
Khối bã thức ăn được lấy nguyên vẹn ra ngoài.
Cụ thể, cặn bã thức ăn trong dạ dày nếu tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành những khối bã thức ăn to, cứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí gây t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
“Người già và kể cả người trẻ nên ăn chậm, nhai kỹ trong mỗi bữa ăn. Nên hạn chế những thực phẩm có nhiều nhựa, nhiều xơ như măng, hồng xiêm, ổi, quả hồng vì xơ và nhựa dễ làm thức ăn kết dính thành khối to trong dạ dày”, bác sĩ Quyền chia sẻ
Theo bác sĩ Quyền, thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Do đó đối với người cao t.uổi cần nấu chín, mềm các thức ăn để tránh nguy cơ tạo khối bã thức ăn ở đường tiêu hóa.
Cùng với đó, mọi người nên uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, đặc biệt không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục… tạo thành các khối bã thức ăn có thể nguy hiểm đến tính mạng.