Lý do nhiều người ở Tuyên Quang đau bụng dai dẳng

Trong một số trường hợp, người bệnh nhiễm ký sinh trùng từ chó mèo có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng mãi không khỏi.

Một bệnh nhân đau bụng lâu ngày không khỏi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: BVCC.

Thời gian gần đây, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, liên tục tiếp nhận rất nhiều trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân cho biết đã tự uống thuốc đỡ được vài ngày nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn sau đó.

Sau khi trao đổi riêng với bác sĩ, người bệnh được chỉ định đi làm xét nghiệm giun đũa chó mèo và nhận kết quả dương tính.

Bác sĩ Nguyễn Phạm Minh Trang, khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, khuyến cáo bệnh giun đũa chó mèo (Toxocara) rất phổ biến ở Việt Nam vì nhiều gia đình nuôi chó, mèo nhưng điều kiện vệ sinh, môi trường lại không đảm bảo. Giun đũa chó có thể để lại bệnh ở các nội tạng nhất là ở da, cơ, gan, thận, mắt, não và thần kinh…

Các gia đình có nuôi chó, mèo, cần tẩy giun định kỳ cho chó, mèo để hạn chế lây lan sang người.

Chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, qua đường sữa. Riêng chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường. Do đó, chó, mèo con cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi mới sinh ra 2-3 tuần t.uổi, tẩy 3 lần cách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần.

Chó mèo trưởng thành cũng cần dùng thuốc chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh.

Các gia đình cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của t.rẻ e.m.

Phân thú cưng cần được thu dọn và loại bỏ ngay để ngăn ngừa lây nhiễm trứng giun, sán.

Mọi người cần rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với vật nuôi trong nhà hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm. Gia đình cần xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín.

Các trường hợp có t.iền sử dịch tễ tiếp xúc với chó/mèo hoặc các yếu tố nguy cơ, nếu thấy có triệu chứng như sốt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, nổi ban… cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có hướng điều trị tốt nhất.

Người phụ nữ bị nhiễm ký sinh trùng ở mắt vì ăn thịt cá sấu

Các bác sĩ cho biết một loài ký sinh trùng giống giun đã tồn tại ở mắt một phụ nữ trong hai năm, được cho là đã đi vào cơ thể sau khi cô ăn thịt cá sấu.

Người phụ nữ 28 t.uổi từ thị trấn Basankusu, Cộng hòa Congo, đã đến gặp bác sĩ sau khi phát hiện một khối u ở khóe mắt trái. Bác sĩ phát hiện đó là một loài ký sinh còn sống, dài khoảng 1,2 cm.

Theo bài đăng trên tạp chí Nhãn khoa JAMA, ký sinh trùng đã phát triển đế và bám vào phía sau mí mắt. Tình trạng của người phụ nữ được gọi là bệnh pentastomosis ở mắt, được đặt theo tên của loài giun lưỡi, hay giun pentastomid.

Ký sinh trùng sống ở mắt người phụ nữ trong hai năm. Ảnh: Newsweek.

Các nhà khoa học cho rằng loài giun này ký sinh ở mắt người phụ nữ đến từ việc cô đã ăn thịt cá sấu cách đây 2 năm.

“Giun lưỡi mang những điểm giống giun, như chúng là loài giáp xác biến đổi gene nên có liên quan đến loài tôm. Các loài bò sát như rắn, thằn lằn hay cá sấu thường là vật chủ tự nhiên của chúng”, Dennis Tappe, tác giả nghiên cứu, nói với Newsweek.

Ông Tappe nói thêm con người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng của loài ký sinh trùng được những loài bò sát thải ra môi trường qua dịch tiết đường miệng hoặc phân.

Bài báo cho biết bệnh pentastomiasis là bệnh lây truyền từ động vật sang người hiếm gặp, thường xảy ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Trước đây chưa có trường hợp nhiễm bệnh do ăn thịt cá sấu, song cá sấu có thể nhiễm loài giun này.

Theo các nhà nghiên cứu, trường hợp n.hiễm t.rùng ở mắt của người phụ nữ là hiếm thấy, nhưng nó giúp chẩn đoán và loại bỏ ấu trùng dễ hơn. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ ấu trùng khỏi mắt. Tuy nhiên, mắt thường không phục hồi hoàn toàn khi gặp tổn thương do viêm hoặc sẹo ở mô mắt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *