Mỗi năm có 12,2 triệu ca đột quỵ, trong đó hơn 16% độ t.uổi từ 15 – 49.
Cường độ làm việc cao, lối sống kém lành mạnh, chủ quan trước những dấu hiệu của bệnh khiến đột quỵ đang ngày càng gia tăng ở người trẻ.
Đến viện muộn, hậu quả đáng tiếc
Chuyển đến Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng liệt nửa người, nói khó, anh N.V.T (36 t.uổi, ở Bắc Ninh) được chẩn đoán nhồi m.áu não do tắc động mạch cảnh trong. Dù được các bác sĩ can thiệp nhưng bệnh nhân tiến triển rất chậm.
Các bác sĩ đang xem phim chụp não của một bệnh nhân trẻ bị đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo BS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, T mắc bệnh lý hiếm gặp của mạch m.áu não, vốn thường xuất hiện ở người từ 30 – 50 t.uổi. Nếu bệnh nhân đi tầm soát đột quỵ sớm sẽ không dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Tương tự là trường hợp chị T.T.L (40 t.uổi) được chuyển từ tuyến dưới với tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Vốn có bệnh tăng huyết áp nhưng chị L chủ quan bỏ thuốc không dùng.
Bệnh nhân đột ngột đau đầu và chuyển hôn mê nhanh khi đang làm việc ca đêm. Qua cấp cứu, chị L được chẩn đoán c.hảy m.áu đồi thị phải – cuống não với thể tích m.áu tụ 60ml, rất nặng nên phải chuyển về Bện viện Bạch Mai.
May mắn hơn, anh T.T.V (32 t.uổi, Hà Nội) được bạn gọi cấp cứu đưa đến Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi xuất hiện dấu hiệu tê liệt nửa người và nói ngọng khi đang chơi thể thao. Với chẩn đoán nhồi m.áu não cấp, chỉ sau 30 phút chuyển can thiệp, anh V được tái thông động mạch não. Nhờ tới bệnh viện vào giờ vàng đã giúp anh V hồi phục nhanh chóng sau đó.
BS Mai Duy Tôn cho biết, đột quỵ thường xảy ra ở người cao t.uổi, người có bệnh nền huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường. Tuy nhiên, với những yếu tố cao huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường, béo phì, thói quen hút thuốc… đột quỵ cũng có nguy cơ xảy ra ở người trẻ.
BS Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phân tích, đột quỵ xảy ra khi mạch m.áu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Tình trạng này khiến não tổn thương, các tế bào não c.hết hàng loạt trong thời gian ngắn do thiếu oxy và dinh dưỡng.
Người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Khi nào cần tầm soát đột quỵ?
Theo BS Đức, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đột quỵ, kể cả người trẻ t.uổi. Nguy cơ cao hơn ở người đang mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rung nhĩ, béo phì, cao mỡ m.áu. Người có thói quen hút t.huốc l.á, thường xuyên uống rượu bia, ít vận động… cũng có khả năng đột quỵ cao hơn.
BS Đức cho biết, yếu tố nguy cơ gây bệnh được chia làm hai nhóm. Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như giới tính (phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nam giới), độ t.uổi (t.uổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn).
Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi hoặc kiểm soát được, gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, các bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì, hút t.huốc l.á, uống rượu bia.
Mỗi người, nhất là thuộc nhóm có nguy cơ, nên chủ động sàng lọc hay tầm soát 1 – 2 lần mỗi năm. Tầm soát đột quỵ giúp tìm kiếm các yếu tố nguy cơ mà người bệnh có thể điều chỉnh được, từ đó chủ động can thiệp, thay đổi, điều trị, dự phòng kịp thời.
Còn theo khuyến cáo của BS Duy Tôn, để phòng đột quỵ, mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó, cần tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tim mạch, huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường…
“Đặc biệt lưu ý, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt…) cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng đáng tiếc”, BS Tôn khuyến cáo.
Nam thanh niên đang chơi cầu lông bỗng bị đột quỵ
Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải, đặc biệt, có đêm các bác sĩ phải cấp cứu cho 6 người trẻ t.uổi bị đột quỵ, đã có trường hợp đến viện muộn phải chịu di chứng nặng nề…
T.iền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc, bệnh nhân đột ngột rơi vào đột quỵ
PGS.TS. Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vào đêm 21/3/2024, Trung tâm đã cấp cứu 6 ca đột quỵ. Người nhiều t.uổi nhất là 45, trẻ t.uổi nhất mới chỉ 32. 4/6 ca đột quỵ được tái thông hiệu quả, người bệnh có cơ hội phục hồi gần như hoàn toàn.
Nữ bệnh nhân 32 t.uổi (quê Hưng Yên) được đưa vào viện với triệu chứng liệt nửa người trái hoàn toàn và nói ngọng giờ thứ nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi m.áu não cấp do tắc động mạch cảnh trong phải giờ thứ nhất.
“Chỉ trong 35 phút kể từ khi nhập viện (tức ngay giờ thứ 2 của bệnh), bệnh nhân được dùng thuốc tiêu huyết khối. Tiếp đó, bệnh nhân được can thiệp tái thông động mạch cảnh não. Nhờ đồng thời áp dụng 2 phương pháp điều trị, tiêu huyết khối và lấy huyết khối, bệnh nhân đã hết nói khó, còn yếu nhẹ nửa người phải, chỉ số cải thiện tốt” – PGS.TS Mai Duy Tôn thông tin.
Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải, đặc biệt, có đêm các bác sĩ phải cấp cứu cho 6 người trẻ t.uổi bị đột quỵ.
Cùng thời điểm đó, Trung tâm tiếp nhận nam thanh niên 32 t.uổi nhập viện trong tình trạng liệt nửa người và không nói được. Nam thanh niên đang chơi cầu lông với bạn thì đột ngột liệt nửa người và nói khó, được bạn đưa thẳng vào Trung tâm Đột quỵ.
Đến viện trong “giờ vàng” (gần 1h sau khi có triệu chứng), nam thanh niên được chẩn đoán nhồi m.áu não cấp giờ thứ 1 do tắc động mạch não giữa phải đoạn M1 và được chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối.
Tua trực điện quang đã sẵn sàng để rút ngắn tối đa thời gian tái thông mạch m.áu cho ca bệnh này. Sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn (mức độ tái thông TICI 3).
Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới m.áu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết, sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn. Bệnh nhân đã nhanh chóng hồi phục gần như hoàn toàn, có thể nói chuyện và đi lại như bình thường.
Trường hợp khác là nam bệnh nhân 36 t.uổi (quê ở Bắc Ninh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Phú Quốc), được chuyển từ Phú Quốc tới Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trong tình trạng liệt nửa người, nói khó.
Không may mắn như ca bệnh trước, sau khi thăm khám, chụp MRI, DSA làm chẩn đoán, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu não do tắc động mạch cảnh trong – não giữa trái giờ thứ 12.
“Đây là bệnh lý hiếm gặp của mạch m.áu não thường xảy ra ở t.uổi 30-50 ở nhóm bệnh nhân Đông Á. Bệnh tiến triển mạn tính gây hẹp dần, tắc động mạch cảnh trong sọ và các mạch m.áu nhỏ tăng sinh để bù trừ. Bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi, điều trị nội khoa, tuy nhiên sự phục hồi rất chậm”- PGS.TS Mai Duy Tôn thông tin.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, đây là bệnh lý hiếm gặp của mạch m.áu não, thường xuất hiện ở người từ 30-50 t.uổi. Tuy đã được can thiệp, song bệnh tiến triển chậm. Nếu bệnh nhân đi tầm soát đột quỵ sớm sẽ không dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Nặng nhất là ca cấp cứu trong đêm cho nữ bệnh nhân 40 t.uổi chuyển từ tuyến dưới lên. Bệnh nhân có t.iền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc. Trong ca làm việc ban đêm, bệnh nhân đột ngột đau đầu và hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện tuyến dưới, huyết áp của bệnh nhân lên tới 240/200 mmHg.
Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Nữ bệnh nhân được chẩn đoán c.hảy m.áu đồi thị phải – cuống não với thể tích m.áu tụ 60ml và có tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong.
Cách nào để phòng ngừa đột quỵ?
Theo các chuyên gia, đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây t.ử v.ong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao. PGS.TS Mai Duy Tôn thông tin, mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận đến 50 bệnh nhân đột quỵ, trong đó chỉ khoảng 20% bệnh nhân đến viện trong “thời gian vàng”.
Con số này đã tăng lên so với trước đó, nhưng so với nhiều trung tâm trên thế giới, tỉ lệ này còn thấp. Có nhiều trung tâm, bệnh nhân đến trong “thời gian vàng” đạt 50-75%.
GS Jeyaraj Durai Pandian – Chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới cho rằng đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Đột quỵ đã làm việc rất nỗ lực và luôn sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.
Hiện nay, nhiều người vẫn tin các kinh nghiệm truyền miệng, sơ cứu sai như chích m.áu đầu ngón tay, chích m.áu tai, rồi cho người bệnh dùng các loại thuốc an cung… bỏ qua “thời gian vàng” đến viện.
Với những yếu tố huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường, béo phì, thói quen hút thuốc… đột quỵ cũng có nguy cơ xảy ra ở người trẻ.
Vì thế PGS.TS Mai Duy Tôn đưa ra 3 khuyến cáo tầm soát, phòng ngừa đột quỵ ở cả người trẻ và các nhóm đối tượng khác như sau:
Mỗi người nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh.
Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ: tim mạch, huyết áp, mỡ m.áu, tiểu đường….
Khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt…. ) cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.