Zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo) là bệnh n.hiễm t.rùng da khá phổ biến. Đối với nhiều người, các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một tháng.
Tuy nhiên đối với một số người, bệnh có thể xuất hiện những biến chứng gây mất thị giác, thính giác, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh (giời leo) được các chuyên gia xác định là do virus VZV. Đây chính là virus gây ra bệnh thủy đậu, hay nói cách khác, sau khi mắc bệnh thủy đậu, trong cơ thể một bộ phận người bệnh vẫn còn tồn tại virus nói trên ở trạng thái tiềm tàng.
Sau một thời gian dài, có thể từ vài tháng đến nhiều năm, virus này di chuyển và “ngủ đông” tại các tế bào, hạch thần kinh. Khi có điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, stress tinh thần, hoặc suy nhược cơ thể, làm việc quá sức dẫn đến cơ thể giảm sức đề kháng… thì bệnh tái hoạt động. Khi đó, virus VZV sinh sản và lan truyền theo các đường dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương da và dây thần kinh, từ đó gây nên triệu chứng và dấu hiệu của bệnh zona thần kinh. Ước tính, khoảng 15% người mắc thủy đậu sẽ bị zona thần kinh sau này.
BS Đặng Thị Ngọc Bích – chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) cho biết: Zona thần kinh là bệnh ngoài da mà biến chứng gây tổn thương ở các dây thần kinh. Triệu chứng của zona thường bao gồm một hoặc nhiều chùm mụn nước trên nền da viêm đỏ, đau rát hoặc ngứa, thường xuất hiện 1 bên cơ thể theo đường đi của một hoặc nhiều dây thần kinh cụ thể. Bệnh zona thần kinh có thể gây ra đau dữ dội và gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Căn bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, các vấn đề về thính giác, mù lòa, viêm não hoặc viêm màng não và t.ử v.ong nhưng rất hiếm. Cứ 5 người mắc zona sẽ có 1 người xuất hiện cơn đau dữ dội. Cơn đau này được gọi là đau dây thần kinh sau herpes. Đặc biệt, khi t.uổi càng cao, nguy cơ bị đau dây thần kinh hậu herpes nhiều hơn và bệnh dễ nghiêm trọng hơn.
Ông P.V.M. (60 t.uổi, tỉnh Kiên Giang) đột nhiên xuất hiện một vết xước nhỏ tại vùng sống mũi nhưng không đau, nên nghĩ vết xước do đeo mắt kính. Sáng hôm sau, vết xước nhỏ lan hết mũi và trán, nổi mụn nước, rỉ dịch, sưng mắt. Thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân tới Bệnh viện đa khoa Tâm Anh thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ kiểm tra và nhận định bệnh nhân bị zona tấn công mũi và trán. Bệnh thường gây đau nhiều nhưng ông M. bị tiểu đường 12 năm, mất cảm giác đau nên chỉ thấy rát nhẹ. Đặc biệt, dù chỉ sau 1 ngày xuất hiện triệu chứng, nhưng bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng viêm kết mạc do virus VZV gây ra.
BS Phạm Huy Vũ Tùng – chuyên khoa Mắt (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) nhận định: Nếu không điều trị kịp thời, phát ban zona ở gần mắt có thể gây viêm loét giác mạc và mù. Theo các số liệu thống kê, gần 25% người bệnh zona thần kinh bị phát ban ở vùng mắt, thậm chí là bên trong mắt.
BSCKI Nguyễn Thị Minh Phượng – Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Bãi Cháy) cho biết, để phòng ngừa zona thần kinh, bệnh nhân nên đến khám sớm khi có bắt đầu có thương tổn ở da để được điều trị thuốc kháng virus trong thời gian vàng (72 giờ sau khi phát ban do zona) nhằm hạn chế kéo dài thời gian diễn tiến của bệnh cũng như biến chứng sau zona.
Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với mụn nước chưa khô và đóng vảy của người bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên đắp các loại lá cây, đắp đậu xanh hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây n.hiễm t.rùng nặng hơn vùng thương tổn, cần giữ vùng da luôn sạch sẽ và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da.
Để tránh bị lây nhiễm virus zona cho người khác, bệnh nhân cần thực hiện các bước che chắn vết phát ban, không chạm vào khi chúng chưa đóng vảy. Đặc biệt, không tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có đề kháng yếu, nhẹ cân, phụ nữ đang mang thai nhưng chưa tiêm vaccine ngừa bệnh zona, vaccine thủy đậu, người già, người có hệ miễn dịch yếu…
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vaccine ngừa bệnh thủy đậu. Ngoài ra, duy trì lối sống khỏe mạnh, ăn uống điều độ sẽ củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh tiềm ẩn.
Bệnh zona không điều trị đúng nguy hiểm thế nào?
Nhiều người cho rằng zona là bệnh ngoài da và chủ quan không điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng các bệnh zona có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, đau sau zona…
Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona
Nếu người mắc zona thấy có những dấu hiệu như đau theo dây thần kinh hay đau giật từng cơn cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tránh trường hợp không điều trị gây ra những biến chứng của zona.
– Với những người suy giảm miễn dịch nếu không điều trị zona có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi.
– Khi tổn thương zona lan rộng sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Biến chứng thường gặp nhất của zona là đau sau zona. Những cơn đau này có thể kéo dài cả tháng thậm chí cả đời.
– Trong trường hợp xuất hiện tổn thương ở quanh mắt, virus có thể tấn công vào cấu trúc của nhãn cầu gây ảnh hưởng đến giác mạc. Người bệnh có thể bị mỏi mắt, đau nhói ở mắt, giảm thị lực thậm chí là mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Nhiều người hiện nay vẫn chủ quan với bệnh zona vì cho rằng đây là bệnh ngoài da. Sau đó người bệnh thường tự ý sử dụng các loại không theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc không rõ nguồn gốc để tắm, chà xát.
Tuy nhiên điều này gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh bởi bệnh zona là do virus gây ra và cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Vì vậy, người mắc zona không nên tự ý điều trị tại nhà.
Vì sao bị zona?
Bệnh thủy đậu và zona đều do virusVaricella Zoster Virus (VZV). Tuy nhiên bệnh zona là do sự tái hoạt động của virus. Ban đầu, khi đi vào cơ thể virus sẽ gây ra bệnh thủy đậu.
Sau khi mắc thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể người ở các hạch giao cảm sống. Nếu miễn dịch của cơ thể suy giảm, virus sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona.
Biểu hiện mắc zona
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh zona:
– Người bệnh có biểu hiện đau mỏi theo dây thần kinh khoảng 2-3 ngày. Tiếp đến, cơ thể xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ khoảng 7-10 ngày. Sau đó mụn nước bắt đầu đóng vảy lại. Người bệnh thường có dấu hiệu đau rát, mệt mỏi, khó chịu kèm theo sốt.
Bệnh zona diễn ra trong vòng 20-24 ngày kể từ khi ủ bệnh tới lúc khỏi bệnh.
Nếu không điều trị đúng cách, zona thần kinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
– Các tổn thương của zona thường xuất hiện theo chùm, theo dây thần kinh và không lan tỏa toàn thân như thủy đậu. Các tổn thương thường xuất hiện một bên của cơ thể: liên sườn trái hoặc phải, nửa đầu, tổn thương một bên tai…
Ai dễ bị mắc zona? Bệnh zona dễ gặp ở các đối tượng suy giảm miễn dịch và người cao t.uổi. Bệnh ít gặp ở t.rẻ e.m.
Bị zona nên kiêng ăn gì?
Người mắc zona nên ăn gì? Khi bị zona người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin B12 nhằm giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng một số đồ cay nóng, chất kích thích hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Một số đồ ăn có nguy cơ hình thành sẹo cũng nên hạn chế như rau muống, đồ nếp…
Bệnh zona có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Điều này cũng giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Có khoảng 80-90% những người tiêm vaccine zona sẽ không có nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc thì đa phần là trường hợp nhẹ.
Tổn thương do zona thần kinh thường ít khi để lại sẹo.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh zona
– Bệnh zona có gây sẹo không? Tổn thương do zona thường ít để lại sẹo.
– Mắc zona rồi có bị lại không? Những trường hợp đã mắc zona thường hiếm khi tái mắc nhưng vẫn có những trường hợp suy giảm miễn dịch có khả năng mắc lại.
– Bệnh zona có lây không? Do zona biểu hiện tổn thương qua các mụn nước. Khi mụn nước vỡ virus có thể phát tán ra môi trường bên ngoài và lây cho người lành.
– Mắc zona có phải kiêng tắm không? Người bệnh không cần kiêng tắm nhưng lưu ý nên tắm rửa nơi kín gió và tắm bằng nước nóng. Tuyệt đối không nên chà sát hoặc gãi để tránh các mụn nước bị tổn thương hoặc vỡ ra. Sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn mềm rồi bôi dung dịch/thuốc đã được kê đơn để vết thương nhanh lành, không bị bội nhiễm.
– Bị zona bôi thuốc gì? Ngoài các thuốc đường uống, người mắc zona có thể bôi một số loại thuốc sát khuẩn như xanh methylen, dung dịch Eosine hay thuốc mỡ kháng sinh…