Thuốc dùng giảm đau sau phẫu thuật

Đau là tình trạng thường gặp sau phẫu thuật. Việc giảm đau không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục…

Việc giảm đau sau phẫu thuật giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, di chuyển cơ thể dễ dàng hơn, thúc đẩy lưu lượng m.áu và giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng.

Có rất nhiều lựa chọn giúp hạn chế và kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật. Tùy từng tình trạng bệnh mà có lựa chọn phù hợp.

1. Giảm đau không dùng thuốc

Có thể lựa chọn các biện pháp giảm đau không dùng thuốc để giảm bớt sự khó chịu:

Nghe nhạc, thư giãn: Nghe nhạc hoặc các âm thanh khác mang lại cho người bệnh sau phẫu thuật sự bình yên và tĩnh lặng. Đây là một biện pháp giảm đau hiệu quả, giúp người bệnh thư giãn, thoải mái, quên đi cảm giác đau.

– Kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (TENS): Đây là một thiết bị chạy bằng pin, gắn vào cơ thể, trong khoảng 5-15 phút, giúp thay đổi cách não nhận biết cơn đau (người bệnh tạm thời không cảm thấy đau), đồng thời làm tăng lượng endorphin – chất hóa học giúp giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu.

Người bệnh sau phẫu thuật cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

2. Các thuốc giảm đau sau phẫu thuật

Tùy theo từng loại phẫu thuật, người bệnh sẽ được kê đơn các thuốc giảm đau cùng với liều lượng phù hợp.

Các lựa chọn phổ biến bao gồm:

– Thuốc gây tê cục bộ như lidocain và bupivacain:. Các thuốc này chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não. Người bệnh thường được dùng loại thuốc này trước khi phẫu thuật để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện. Thuốc cũng có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc thường dùng như celecoxib (celebrex), ibuprofen (advil, motrin), naproxen natri (aleve)… dùng trong các trường hợp đau nhẹ tới trung bình.

– Thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol): Dùng trong các trường hợp đau nhẹ tới trung bình.

Các thuốc opioid: Dùng trong trường hợp đau từ trung bình đến nặng. Đây là thuốc giảm đau mạnh nhất dùng để giảm đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, do đó phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng các thuốc này.

Các thuốc thường dùng: Codein, fentanyl, morphine, oxycodon… Một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, ngứa, buồn ngủ, táo bón…

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Để dùng các thuốc giảm đau sau phẫu thuật an toàn, nên thực hiện:

– Không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.

– Nếu dùng thuốc mà không làm dịu cơn đau, cần trao đổi với bác sĩ để được đổi thuốc hoặc phối hợp thuốc.

– Thuốc là con dao hai lưỡi, có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, khi dùng thuốc nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.

Cứu sống ngư phủ b.ị đ.âm thấu bụng sau 3 ngày lênh đênh trên biển

Chiều 12/10, Bệnh viện đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, các bác sĩ (BS) của BV vừa phẫu thuật cứu sống ngư phủ b.ị đ.âm thấu bụng, hoại tử phần lớn ruột non.

Nam bệnh nhân N.M.Q (SN 1988, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), làm ngư phủ trên tàu đ.ánh cá. Lúc 12h ngày 6/10, bệnh nhân b.ị đ.âm thấu bụng, một đoạn ruột lòi ra ngoài, được ngư phủ cùng tàu sơ cứu, dùng tô nhựa úp vào đoạn ruột lòi ra, lấy bao ni-lon buộc lại rồi chuyển vào Trung tâm y tế Quân dân y Côn Đảo (giờ thứ 50).

Tại đây, bệnh nhân được các BS sơ cứu, chống sốc, truyền dịch, sử dụng thuốc giảm đau, vận mạch, kháng sinh… và nhanh chóng chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ.


Các BS đang phẫu thuật cho bệnh nhân.

Khi đến BVĐKTƯ lúc 7h48 ngày 9/10, bệnh nhân đặc biệt nguy kịch nên các BS vừa cấp cứu, vừa kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, chuyển bệnh nhân đến phòng phẫu thuật.

Các BS cắt nhiều đoạn ruột non tổn thương, khâu đóng đầu dưới, đưa đầu trên mở ruột non ra da ở hông trái, khâu vết thương thành bụng, cầm m.áu…


Các BS thăm khám cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ, bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy kịch, được chuyển đến đơn vị hồi sức sau phẫu thuật điều trị tiếp. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, tổng trạng bệnh nhân phục hồi tốt, tiếp tục được theo dõi, điều trị tiếp tại Khoa Ngoại tổng hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *