Gia tăng số ca mắc các bệnh truyền nhiễm

Tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang gia tăng trên cả nước. Không chỉ các bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng bệnh, mà những bệnh đã có vaccine phòng bệnh cũng ghi nhận số ca mắc cao.

Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: H.Dung

Đồng Nai vừa ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết trong năm nay. Đó là một n.ữ s.inh 15 t.uổi, ngụ khu phố 6, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu).

Ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết đầu tiên

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu, bác sĩ chuyên khoa II Hồ Văn Hoài cho biết, qua điều tra dịch tễ về trường hợp t.ử v.ong cho thấy, ngày 5-4, bệnh nhân sốt cao, được người nhà cho uống thuốc và điều trị tại nhà. Vài ngày sau đó, người nhà đưa bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh và được yêu cầu nhập viện theo dõi. Đến ngày 10-4, bệnh nhân bất tỉnh và được lọc m.áu, chăm sóc đặc biệt. Đến sáng 15-4, bệnh nhân t.ử v.ong với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng N7, tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan nặng, xuất huyết tiêu hóa.

Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu đã phối hợp với Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An điều tra dịch tễ khu vực xung quanh nhà bệnh nhân, diệt lăng quăng, phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân địa phương phòng bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo quy định.

Trên địa bàn Đồng Nai hiện lưu hành cả 4 tuýp virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Bệnh hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Mỗi người dân có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời, thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước.

“Chúng tôi đề nghị Trạm Y tế thị trấn Vĩnh An và các trạm y tế khác trong huyện khi phát hiện có người dân sốt cao thì báo ngay cho Trung tâm Y tế huyện. Bên cạnh đó, phối hợp với UBND thị trấn Vĩnh An huy động người dân tại khu phố 6 thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp, lau chùi, súc rửa các vật dụng chứa nước và ngủ mùng, diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh khác” – bác sĩ Hoài nói.

Còn với dịch bệnh tay chân miệng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tiến sĩ Hoàng Minh Đức cho hay, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10 ngàn ca mắc bệnh, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng các tỉnh phía Nam chiếm đến 74,1%.

Tại Đồng Nai, trong tuần vừa qua đã ghi nhận 93 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 121% so với tuần trước đó và tăng 2 lần so với tuần cùng kỳ năm ngoái. Số ca mắc bệnh tăng tại 7/11 huyện, thành phố, nhiều nhất là Biên Hòa, Nhơn Trạch. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh có 510 ca mắc tay chân miệng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay đến nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ rất cao.

Tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng

Cách đây 6 năm, trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra đợt dịch bệnh sởi khá nguy hiểm khiến nhiều người mắc. Năm nay, tuy chưa ghi nhận ca mắc bệnh sởi nào trên phạm vi toàn tỉnh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Nguyên nhân là do thời gian qua, nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia bị đứt quãng, khiến tỷ lệ t.rẻ e.m được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine chưa đạt yêu cầu đề ra. Mặt khác, từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã ghi nhận 130 ca mắc bệnh sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo tiến sĩ Hoàng Minh Đức, sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, địa phương nào có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp sẽ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng, triển khai tiêm chủng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh đã có vaccine nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm như: sởi, ho gà, bạch hầu.

“Quan trọng nhất là phải tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của việc tiêm chủng, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau một thời gian gián đoạn vaccine, nay Bộ Y tế đã có đủ vaccine cấp cho các địa phương. Các địa phương cần tập trung tiêm bù, tiêm vét đầy đủ cho các đối tượng thuộc diện tiêm chủng” – Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, trong năm 2023, do nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn nên có đến 9/12 chỉ tiêu về tiêm chủng các loại vaccine không đạt. Dự báo trong năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, ngành y tế Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024. Trong đó đặt ra mục tiêu khống chế, kiểm soát dịch bệnh kịp thời, không để dịch bệnh lan rộng, hạn chế t.ử v.ong, tập trung vào các dịch bệnh đang lưu hành tại địa phương và có tỷ lệ mắc cao như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại, đậu mùa khỉ.

Đồng thời, sẽ nỗ lực để giảm tỷ lệ mắc các bệnh đã có vaccine như: sởi, bạch hầu, ho gà; giữ vững kết quả khống chế bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh; tăng cường tiêm chủng đầy đủ đạt>95%. Duy trì các đội đáp ứng nhanh, đội chống dịch cơ động, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất để đáp ứng dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.

Theo lãnh đạo Sở Y tế, thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh cho thấy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của toàn thể người dân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong thực hiện mục tiêu giảm số ca mắc và ca t.ử v.ong do dịch bệnh truyền nhiễm.

“Vì sức khỏe, tính mạng của bản thân và cộng đồng, chúng tôi kêu gọi người dân tích cực tham gia vào các hoạt động tổng dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết.

Phụ huynh nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời” – Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung khuyến cáo.

Nguồn cung vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng dồi dào

Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, viện đã cung ứng 2 đợt vaccine bao gồm 9 loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đáp ứng nhu cầu của các địa phương trên toàn quốc đến hết tháng 4-2024.

Ngoài ra, đầu tháng 4 vừa qua, đơn vị cung ứng đã tiếp nhận 1 triệu liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1), dự kiến tuần cuối tháng sẽ có giấy xuất xưởng. Số lượng 1,8 triệu liều vaccine còn lại sẽ tiếp tục về Việt Nam trong 2 tháng tới đây, đáp ứng nhu cầu sử dụng của năm 2024, bao gồm cả số vaccine bị thiếu từ tháng 11 năm ngoái.

Trên cả nước hiện có hơn 14 ngàn điểm tiêm chủng, bao gồm các điểm tiêm tại trạm y tế và các điểm tiêm chủng ngoài trạm. Tại Đồng Nai, công tác tiêm chủng mở rộng được tổ chức vào các ngày đầu tháng tại các trạm y tế. Ngoài ra, có một số bệnh viện triển khai tiêm chủng mở rộng cho người dân. Qua đó giúp người dân dễ dàng đi tiêm chủng.

Mặt khác, người dân cũng có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ (trả t.iền) tại một số điểm tiêm dịch vụ của tư nhân và Nhà nước như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Tiêm chủng VNVC…

Ngăn chặn dịch sởi bùng phát

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nhiều dịch bệnh như sởi, rubella, ho gà, thủy đậu diễn biến rất phức tạp.

Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4 – 5 năm/lần, do đó cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.

Nguy cơ bùng phát

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Theo khuyến cáo của WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho t.rẻ e.m trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Đặc biệt, ghi nhận 1 chùm ca bệnh sởi tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 t.uổi. Còn nhớ, năm 2014, dịch sởi bùng phát đã khiến hơn 110 trẻ t.ử v.ong do sởi và biến chứng sau sởi.

Tiêm vaccine sởi cho t.rẻ e.m tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: PHONG LAN

Để chủ động phòng, chống dịch sởi, rubella, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát các trường hợp nghi sởi, rubella. Đồng thời điều tra, lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Đối với các tỉnh, thành phố tự xét nghiệm, cần gửi kết quả về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc.

T.rẻ e.m đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do hệ miễn dịch non yếu và giảm dần kháng thể bảo vệ từ mẹ sau khi sinh ra. Việc tiêm chủng không đầy đủ có thể khiến dịch sởi bùng phát bất cứ lúc nào, tỷ lệ tiêm chủng bao phủ cần thiết để ngăn chặn sởi lây truyền trong cộng đồng là ít nhất phải đạt 95%.

Bộ Y tế cũng đã gửi công văn đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai những biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh. Bộ cũng đề nghị các cơ quan rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho nhóm trẻ thuộc Chương trình TCMR chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực nhanh, 90-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm virus sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt b.ắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, ký túc xá, bệnh viện… Các triệu chứng ban đầu của sởi giống cảm cúm thông thường như sốt, chảy nước mắt, mũi, viêm đường hô hấp, phát ban. Giai đoạn lây nhiễm bệnh thường xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.

Theo các chuyên gia dịch tễ, sởi nguy hiểm vì có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng. Trẻ có thể gặp biến chứng viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi; viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi. Biến chứng này có thể xảy ra khi đang mắc sởi hoặc sau khi khỏi khoảng một đến hai tuần, khiến nhiều bệnh nhi tái nhập viện hoặc không điều trị kịp thời, t.ử v.ong sau đó. Ngoài ra, bệnh viêm não có thể xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi. Khi mắc sởi, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thường bị tiêu chảy và ói mửa. Trẻ có thể nhìn mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa; suy dinh dưỡng, còi xương sau khi mắc sởi, ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ở thai phụ, bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng não cấp tính và bùng phát lao tiềm ẩn. Nếu mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể bị sảy thai. Nếu t.uổi thai lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai c.hết lưu. Tại các vụ dịch sởi ở Việt Nam năm 2018 và 2019, nhiều bệnh viện khu vực phía Nam đã từng ghi nhận các thai phụ sinh non, thai lưu.

Chủ động phòng, chống

Tiêm phòng vaccine sởi cho t.rẻ e.m và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra. Vaccine có thành phần sởi như sởi đơn, sởi-quai bị-rubella có thể tiêm được cho trẻ từ 9 tháng t.uổi và người lớn.

Tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng sởi có hiệu quả đến 98%. Phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm sởi-quai bị-rubella trước mang thai 3 tháng để tránh mắc bệnh và truyền kháng thể bảo vệ thai nhi và con ở những tháng đầu đời khi chưa được tiêm vaccine phòng sởi.

Bên cạnh vaccine, ngành y tế khuyến cáo mọi người cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh sởi. Hạn chế tối đa trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc sởi. Người tiếp xúc cần sử dụng khẩu trang y tế và rửa tay, khử trùng, vệ sinh cơ thể ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Đối với người bệnh, cần nghỉ học, nghỉ làm, cách ly hoàn toàn, không để tiếp xúc với người khỏe mạnh khi không cần thiết, thời gian cách ly an toàn nên bắt đầu từ khi nghi ngờ mắc sởi đến sau 5 ngày sau khi phát ban xuất hiện. Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, khử trùng thường xuyên và làm sạch đồ chơi t.rẻ e.m, dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin để t.iêu d.iệt virus sởi trong không gian sống.

Người bệnh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, tăng cường các loại rau xanh, trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi và uống nhiều nước, có thể uống thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ trở lên, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, bổ sung vitamin A để bảo vệ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu có các dấu hiệu của bệnh như ho, sốt, chảy nước mũi, phát ban, cần cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *