Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game trong cuộc sống đến mức lệ thuộc vào game, ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội…
Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị nghiện game. Phương pháp phổ biến nhất là liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm và liệu pháp gia đình. Tuy nhiên, việc điều trị cho bệnh nhân nghiện game cần có sự kết hợp của cả phương pháp tâm lý và sử dụng thuốc để điều trị các hậu quả kèm theo của nghiện game.
1. Các thuốc điều trị nghiện game
Trong hầu hết các trường hợp, người nghiện game phải bị c.ưỡng b.ức điều trị do họ luôn không hợp tác, hay bỏ trốn. Người nghiện game cần được điều trị bệnh tại khoa Tâm thần hoặc tại các cơ sở nghiện game có các bác sĩ chuyên khoa tâm thần và có đủ cơ sở vật chất cho phép.
Nghiện game thường đi kèm với nhiều rối loạn tâm thần khác nhau do hậu quả của chơi game quá mức hoặc có những rối loạn tâm thần là nguyên nhân dẫn đến nghiện game như trầm cảm, lo âu, mất ngủ, sử dụng chất kích thích, tăng động giảm chú ý…
Để điều trị trầm cảm ở bệnh nhân nghiện game, nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng gồm những loại thuốc sau:
Các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về escitalopram, một loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, đã cho thấy một số khía cạnh tích cực của việc sử dụng nó trong nghiện game. Escitalopram làm giảm đáng kể lượng thời gian sử dụng trực tuyến cũng như cải thiện tâm trạng của những người nghiện.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm bupropion (chất ức chế vận chuyển dopamine và norepinephrine và chất đối kháng thụ thể nicotinic acetylcholine), cũng được sử dụng để cai nghiện game. Sau khi sử dụng bupropion, người nghiện giảm ham muốn và thời gian dành cho trò chơi.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng cả escitalopram và bupropion đều có hiệu quả trong việc điều trị và kiểm soát các triệu chứng rối loạn chơi game trên internet; tuy nhiên, bupropion cho thấy tác dụng lớn hơn escitalopram trong việc giảm các triệu chứng bốc đồng và chú ý.
Chứng nghiện game cần được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm liệu pháp tâm lý và dùng thuốc.
Một loại thuốc chống trầm cảm khác, sertraline (chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin), được sử dụng để điều trị các triệu chứng mất ngủ, lo lắng, cáu gắt, chán nản và bi quan. Thuốc sertraline có thể giúp bệnh nhân mất dần triệu chứng thèm chơi game và tăng mối quan tâm của người nghiện game về các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống thực xung quanh. Thuốc này rất ít tác dụng phụ, song một số người vẫn có cảm giác khô – đắng miệng, đầy bụng và chóng mặt nhẹ trong tuần đầu dùng thuốc.
Cho đến nay, thuốc chống loạn thần chưa cho thấy tác dụng có lợi lớn trong điều trị nghiện game. Olanzapine là thuốc thuộc nhóm này, được chỉ định để cắt các triệu chứng hung hăng, kích động, cáu gắt, mất ngủ, lo lắng, chán ăn và ý định t.ự s.át của bệnh nhân nghiện game.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân rất dễ đi vào giấc ngủ, ngủ nhiều và ăn rất nhiều, gây rối loạn chuyển hóa, tăng cân, nguy cơ rối loạn lipid m.áu, đái tháo đường. Vì thế sau vài tuần điều trị, bệnh nhân có thể tăng cân, thể trạng tốt lên trông thấy. Tuy nhiên, khi dùng thuốc kéo dài (nhiều tháng), một số bệnh nhân trở nên thừa cân, béo phì. Vì vậy, cần kiểm soát chế độ ăn uống bằng cách cắt giảm chất bột đường, tăng cường rau xanh, trái cây và vận động nhiều để hạn chế tăng cân.
Methylphenidate, một loại thuốc kích thích tâm thần đã được chứng minh chống lại rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), sử dụng ở t.rẻ e.m được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này và những người chơi trò chơi điện tử trên internet. Sau khi điều trị bằng methylphenidate, các triệu chứng ADHD đã được cải thiện đáng kể và thời gian trung bình sử dụng internet giảm rõ rệt.
Trong một nghiên cứu khác, hiệu quả của methylphenidate đối với việc chơi game trực tuyến có vấn đề ở thanh thiếu niên mắc ADHD được so sánh với atomoxetine (thuốc không kích thích), một chất ức chế tái hấp thu norepinephrine có chọn lọc và thuốc được kê đơn cho ADHD. Cả methylphenidate và atomoxetine đều làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn chơi game trên internet và mức giảm này tương quan với việc giảm tính bốc đồng, cũng là kết quả của cả hai loại thuốc ADHD.
Clonazepam là thuốc bình thần có hiệu quả cắt tình trạng lo âu, hoảng sợ và kích động của bệnh nhân nghiện game rất nhanh. Chỉ sau uống thuốc vài chục phút, tình trạng khủng hoảng của bệnh nhân đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, thuốc gây ngủ rất mạnh, đặc điểm này rất có lợi cho bệnh nhân trong thời gian đầu dùng thuốc. Thuốc clonazepam là một benzodiazepine nên không được sử dụng kéo dài. Ngay khi bệnh nhân hết hội chứng cai nghiện game (thường sau 1 – 2 tuần điều trị), các bác sĩ sẽ ngừng sử dụng thuốc này vì dùng kéo dài thuốc có nguy cơ gây nghiện.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc
Tình trạng nghiện game cần được điều trị trong một khoảng thời gian nhất định. Sau giai đoạn điều trị tấn công, người bệnh cần tiếp tục điều trị củng cố nhằm chống tái nghiện, đây là công việc quyết định việc thành bại của cai nghiện game trên internet. Đảm bảo sử dụng thuốc đúng liều, tránh quên uống thuốc điều trị, theo dõi đầy đủ tác dụng không mong muốn của thuốc.
Người bệnh cần được khám lại định kỳ và theo dõi đều đặn. Giảm dần thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, thời gian truy cập mạng xã hội, thời gian chơi game… Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động tập thể tránh các môi trường dễ làm bệnh nhân tái lại nghiện game như làm việc online, học online…
Gia tăng bệnh nhân hoang tưởng do uống rượu
Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu bia là tình trạng thường gặp, khá nguy hiểm cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
Hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn, t.ử v.ong.
Theo thông kê của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay đơn vị này tiếp nhận điều trị gần 70 bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu, bia. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới đang trong độ t.uổi lao động và cư trú tại các vùng nông thôn.
Đa số bệnh nhân nhập viện ở mức độ khá nặng, với các triệu chứng mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, như: la hét, c.hửi bới, ảo giác, rối loạn cảm xúc, thường xuyên có biểu hiện lo âu, hoảng sợ…
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Tâm thần tỉnh đã tiếp nhận điều trị gần 70 bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu, bia.
Bệnh nhân H.V.L. (40 t.uổi, xóm Thanh Ngọc, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa nhập viện tại khoa Cấp tính nam, Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh trong tình trạng mê sảng, rối loạn cảm xúc, ảo giác… Sau khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do sử dụng rượu và chỉ định điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Chị N.T.T. (vợ bệnh nhân) cho biết, anh L. làm nghề tự do nên thường xuyên uống rượu. Thời gian gần đây anh chỉ uống rượu, không ăn, không ngủ rồi lên cơn động kinh, mê sảng. Gia đình đưa anh vào bệnh viện tuyến huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh để điều trị.
Với thâm niên hơn 30 năm uống rượu, ông T.V.L. (ở xóm Thanh Mỹ, xã Phù Lưu) thường xuyên phải vào Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh điều trị. Sức khỏe càng yếu thì tần suất ông vào nhập viện do mắc các rối loạn tâm thần do rượu càng tăng lên. ” Tôi uống rượu hơn 30 năm, sáng uống, chiều uống, tối uống. Trước đây uống rượu vào vẫn ăn uống bình thường. Nhưng mấy năm gần đây cứ uống vào là tôi không ăn, không ngủ, sức khỏe suy kiệt, tay chân run không điều khiển được“, ông L. run run nói.
Chị H. (vợ bệnh nhân L.) cho biết: ” Chồng tôi ở nhà đã xuất hiện các ảo giác, nửa đêm nhảy xuống ao bơi, la hét, hoảng sợ, không điều khiển được hành vi. Vì vậy, gia đình phải đưa vào bệnh viện Tâm thần để điều trị. Đây là lần thứ 4 vào viện để điều trị loạn thần do lạm dụng rượu của ông ấy”.
Lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình – Khoa Cấp tính Nam, Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 3-4 bệnh nhân nhập viện điều trị do mắc các rối loạn tâm thần có liên quan đến rượu, bia.
Hầu hết bệnh nhân đến viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày…, nhiều bệnh nhân bị sảng run. Đây là biến chứng trầm trọng và thường gặp nhất ở người nghiện rượu. Bệnh này cũng được gọi là “hội chứng cai rượu”.
Nguyên nhân gây ra sảng run là nhiễm độc hệ thần kinh và rối loạn chuyển hóa do rượu. Bệnh xuất hiện sau khi ngừng uống rượu từ khoảng 12 – 48 giờ với triệu chứng nổi bật là rối loạn ý thức kiểu mê sảng và các rối loạn về thần kinh. Nặng hơn, có bệnh nhân còn lên cả cơn co giật như động kinh.
” Rối loạn tâm thần do rượu là hậu quả của quá trình lạm dụng rượu lâu năm, gây ra nhiều tổn hại trực tiếp lên não bộ và các cơ quan nội tạng, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, khiến bệnh phức tạp khó điều trị. Khi điều trị tại bệnh viện, chúng tôi vừa phải theo dõi sát sao các diễn biến, biểu hiện của bệnh nhân để điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc, vừa phải động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị“, bác sĩ Bình cho hay.
Bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Phúc – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh cho biết, nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ổn định về nhà vẫn tái nghiện. Vì vậy, để không tái nghiện rượu, bản thân cần có nghị lực và quyết tâm, đồng thời tuân thủ chế độ điều trị và liệu pháp tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ. Gia đình và xã hội cần vận động để người bệnh từ bỏ thói quen uống rượu, không nên kì thị, xa lánh mà cần giúp đỡ để người bệnh tái hòa nhập cộng đồng. Khi thấy người nghiện rượu có dấu hiệu loạn thần, gia đình cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, không nên tự điều trị tại nhà.
” Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần do rượu đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, với những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bằng cách sử dụng rượu bia một cách an toàn“, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh khuyến cáo.