Táo và ngũ cốc nguyên hạt được coi là ‘chìa khóa’ để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Táo giàu khoáng chất thiết yếu và vitamin giúp giảm cholesterol.
Các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyến nghị mọi người bổ sung vào thực đơn hai loại “siêu thực phẩm” có giá cả phải chăng. Cụ thể, táo và ngũ cốc nguyên hạt được coi là “chìa khóa” để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Cụ thể, táo giàu khoáng chất thiết yếu và vitamin giúp giảm cholesterol. Táo được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh thần kỳ, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Trong khi đó, việc bổ sung thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc duy trì sức khỏe tốt và thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ung thư, béo phì. Một nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine đã chỉ ra rằng, những người ăn ít nhất một quả táo mỗi ngày ít mắc bệnh hơn bình thường.
Táo có thể có ít vitamin C hơn cam, nhưng chứa nhiều chất xơ hơn dưa và gấp đôi lượng chất xơ có trong quả lê. Một trong những lợi ích chính của táo đến từ pectin – một loại chất xơ có nhiều trong vỏ và cuống của quả.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt nổi tiếng vì những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Rob Hobson, tác giả cuốn sách “Unprocess Your Life”, pectin cũng được tìm thấy trong lê và mận. Chất này đã được chứng minh là cải thiện mức cholesterol trong m.áu. Điều đó sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Các chuyên gia nhấn mạnh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm quinoa, bulgur, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch và kiều mạch, nổi tiếng vì những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những nguồn chất xơ quan trọng này mang lại nhiều lợi ích, từ hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tim, cho đến giảm bệnh tiểu đường, béo phì và thậm chí cả ung thư.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng đã gợi ý rằng, việc kết hợp ít nhất 50g ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hằng ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 tới 34% ở nam giới và 22% ở nữ giới.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts cũng phát hiện, những người trung niên ăn ít nhất ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày, tương đương với một đĩa cháo, một lát bánh mì nguyên hạt, hoặc một phần gạo lứt hoặc quinoa, sẽ ít tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn.
4 loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm mức cholesterol
Thêm những thực phẩm này vào thói quen hàng ngày của bạn có thể làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
1.Cholesterol cao nguy hiểm thế nào?
Cholesterol là một chất sáp được tìm thấy trong m.áu và cơ thể cần cholesterol để xây dựng các tế bào khỏe mạnh, nhưng mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Cholesterol cao có nghĩa là bạn đang có quá nhiều chất béo (còn gọi là cholesterol) trong m.áu. Theo thời gian, cholesterol này có thể tích tụ trong mạch m.áu làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, là yếu tố nguy cơ chính gây ra các trường hợp cấp cứu y tế như đau tim, đột quỵ…
Cholesterol cao có thể do di truyền, nhưng nó thường là kết quả của việc lựa chọn lối sống không lành mạnh, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và đôi khi dùng thuốc có thể giúp giảm cholesterol cao.
Mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý cholesterol với một số loại thực phẩm được biết là làm giảm cholesterol.
2.Thực phẩm có thể thêm vào chế độ ăn uống để giúp giảm mức cholesterol
Yến mạch và lúa mạch:Những thực phẩm như cháo làm từ yến mạch, sinh tố yến mạch hoặc lúa mạch trân châu có thể giúp giảm cholesterol. Điều này là do chúng có chứa một chất xơ hòa tan gọi là beta glucans, tạo thành một loại gel trong ruột và giúp cholesterol không bị hấp thụ vào m.áu.
Yến mạch là một trong số loại thực phẩm giúp giảm cholesterol.
Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng : Các loại đậu này là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan rất tốt, có thể giúp ngăn chặn cholesterol xâm nhập vào m.áu. Đây cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào nên chúng cũng là nguồn thay thế tốt cho thịt đỏ – loại thịt có thể chứa nhiều chất béo bão hòa, được biết là nguyên nhân gây ra mức cholesterol cao hơn.
Các loại hạt: Thay thế một số món ăn nhẹ yêu thích của bạn bằng những món này có thể dẫn đến thay đổi lượng cholesterol trong cơ thể.
Các món ăn nhẹ như bánh ngọt và bánh quy có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa có liên quan đến việc tăng mức cholesterol. Do đó, hãy thử đổi những món này bằng đồ ăn nhẹ có nhiều chất béo không bão hòa để có thể làm giảm mức cholesterol, chẳng hạn như các loại hạt.
Sữa tăng cường và sữa chua:Thực phẩm chứa nhiều sterol và stanol được biết là có tác dụng làm giảm cholesterol và nhiều sản phẩm sữa và sữa chua tăng cường đã bổ sung chúng.
Sterol và stanol là những hóa chất thực vật bắt chước cholesterol và có thể ngăn chặn cholesterol hấp thụ vào ruột.
Nếu bạn lo lắng về mức cholesterol của mình, nên trao đổi với bác sĩ.