Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Phú Lương

Ngày 16-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lương.

Kiểm tra công tác bảo quản vắc-xin.

Kết quả kiểm tra, huyện Phú Lương đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, các ca bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện đơn lẻ, rải rác trong cộng đồng, không có chùm ca bệnh hay ổ dịch được ghi nhận.

Cụ thể, trong quý I/2024, huyện Phú Lương ghi nhận 7 trường hợp mắc COVID-19; 33 trường hợp mắc bệnh cúm mùa; 29 trường hợp mắc bệnh thủy đậu; tiêu chảy 44; 3 trường hợp sốt phát ban dạng sởi/rubella, không có trường hợp biến chứng nguy hiểm, không có t.ử v.ong. Trung tâm Y tế huyện đã giám sát hỗ trợ cơ sở về phòng chống dịch được 8 buổi; số ca truyền nhiễm được giám sát là 10 ca.

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn, Đoàn kiểm tra nhấn mạnh một số nội dung: Tăng cường giám sát các xã chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng; giám sát ca bệnh, ổ dịch tại cơ sở; rà soát hóa chất phòng chống dịch tại xã, đáp ứng khi có dịch xảy ra.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Thời tiết giao mùa, là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, nguy cơ làm dịch bệnh bùng phát, lây lan trong cộng đồng.

Để phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa, ngoài nỗ lực của ngành y tế, chính quyền địa phương, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là rất cần thiết.


Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ ở Phòng Tư vấn và Tiêm chủng vắc-xin Thanh Hóa 36 Care.

Đang chăm sóc con nhỏ hơn 9 tháng t.uổi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị Mai (Thạch Thành) chia sẻ: “Thời tiết chuyển mùa lúc nóng, lúc lạnh khiến con tôi bị ho, sốt cao phải nhập viện điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phổi, do gia đình đưa cháu đến viện kịp thời nên sau 3 ngày điều trị cháu đã cắt sốt, sức khỏe đang dần ổn định”.

Ông Lê Văn Hòa (TP Thanh Hóa) điều trị ở Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Tôi thấy mệt mỏi, sốt cao đến bệnh viện khám và được các bác sĩ cho nhập viện điều trị. Qua các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị sốt xuất huyết, điều trị 1 tuần sức khỏe của tôi đã dần ổn định”.

Theo các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, hiện là thời điểm giao mùa, vi rút phát triển mạnh, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa tăng cao. Số lượng bệnh nhân khám ở khoa gia tăng, trong đó có nhiều bệnh nhân nhiễm cúm A, cúm B, sốt xuất huyết… Nhiều bệnh nhân nhiễm cúm đến khám và nhập viện, những bệnh nhân nhiễm cúm thể nhẹ bệnh viện hướng dẫn về điều trị, cách ly ở nhà theo chỉ dẫn. Đối với bệnh nhân sốt cao lâu ngày, nhất là bệnh nhân có bệnh lý nền thì cần đến khám, điều trị tại cơ sở y tế. Không tự ý truyền dịch ở nhà, không tự mua kháng sinh không có chỉ dẫn của bác sĩ…

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, từ đầu tháng 9 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 800 ca mắc sốt xuất huyết, xuất hiện ở 25/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, trong đó có 1 người đã t.ử v.ong; nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng; hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cũng ghi nhận 193 ca tay chân miệng, 18 ca nghi viêm não do vi rút, 5 ca viêm gan B, 29 ca sởi…

Để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế đã chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào việc giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao. Đồng thời, ngành y tế cũng tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho người dân để chủ động phòng, chống dịch; chủ động tiêm vắc-xin cho những loại bệnh đã có thuốc dự phòng; tăng cường giám sát phát hiện điểm nguy cơ, chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị phục vụ công tác phòng dịch; thành lập các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ cho các xã, phường, thị trấn trong việc điều tra và xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra.

Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Thời điểm giao mùa, một số bệnh truyền nhiễm tại địa phương đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thuyên giảm. Vì vậy, đơn vị đã chủ động chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở y tế và cộng đồng để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và xử lý kịp thời ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng. Cùng với đó, trung tâm đã xây dựng phương án, kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch xảy ra; kiện toàn đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch từ tuyến tỉnh đến huyện, xã; tổ chức tập huấn chuyên môn về công tác giám sát, điều trị bệnh; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, cơ sở vật chất sẵn sàng tiếp nhận cách ly điều trị các dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngành y tế khuyến cáo người dân trong thời điểm thời tiết giao mùa hiện nay, cần nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống và chủ động khám, thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh. Để hạn chế các bệnh khi thời tiết giao mùa, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý mỗi ngày. Bữa ăn hàng ngày nên tuân thủ nguyên tắc đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường (gạo, bắp, khoai, các loại đậu…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…), chất béo (mỡ, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, trái cây…) và uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh; khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, sử dụng các phương tiện phòng hộ và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc; vệ sinh tay thường xuyên. Mỗi người nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm sốt. Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu những bệnh liên quan đến đường hô hấp… Chủ động tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường sống; hạn chế đến nơi đông người; thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, người dân cần chủ động báo cho cơ quan y tế và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không để bệnh lây lan trong cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *